Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2012 – 2013 môn thi: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thái Bình

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2012 – 2013 môn thi: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2012 – 2013 môn thi: Sinh học lớp 9 - Trường THCS Thái Bình
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS: Thái Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn thi: Sinh học ; LỚP: 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? Một người có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào (2 điểm)
Câu 2: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính. (2 điểm)
Câu 3: Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%.
Tính số hợp tử tạo thành.
Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh.
Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai.
 (? điểm)	
Câu 4: Khi lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt.
	Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, thu được đời F2 có 6000 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 375 cây quả bầu, chua. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
	a. Biện luận quy luật di truyền đã chi phối phép lai.
	b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
	c. Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2.
 (? Điểm)
Câu 5: Vì sao thức ăn sau khi đã được nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợt? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?(? Điểm)
Câu : Một hợp tử ở người có 2n = 46. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số nhiễm sắc thể kép, số tâm động, số crômatit là bao nhiêu ?
Câu 5: Nhiễm sắc thể là gì? Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Câu 5: Một phân tử ADN dài 5,1 . 106 A0 .
 a.Tính số lượng nuclêôtít mỗi loại trong phân tử ADN đó. Biết rằng số nuclêôtít loại A = 20% tổng số nuclêôtít
 b.Khi ADN nhân đôi 3 lần thì số nuclêôtít mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu?
 c.Tính khối lượng của phân tử ADN, cho biết khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtít là 300 đvC.
Câu 6: Từ một thí nghiệm cây trồng, người ta theo dõi hai cặp tính trạng về chiều cao thân và hình dạng hạt, nhận thấy chúng di truyền độc lập với nhau.
Tiến hành giao phấn giữa cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu hình thân cao, hạt dài với một cây khác thu được F1 có kết quả như sau:
105 cây có thân cao, hạt dài
104 cây có thân cao, hạt tròn
103 cây có thân thấp, hạt dài
107 cây có thân thấp, hạt tròn
Biện luận để giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
Câu 7: Có 4 tế bào mầm của thỏ cái đều nguyên phân 3 lần bằng nhau. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc 1 giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25% . Tỉ lệ sống và phát triển bình thường của hợp tử chiếm 50% số hợp tử tạo thành. Hãy xác định:
a.Tổng số thể cực đã được tạo ra từ quá trình giảm phân nói trên.
b.Số thỏ con đã được sinh ra.
c.Số lượng trứng không được thụ tinh.
Câu 8: Một đoạn ADN có T = 800, X = 700 .khi đoạn ADN đó tự nhân đôi 3 lần. Hãy xác định:
Số đoạn ADN con được tạo ra?
Số nuclêôtit mỗi loại môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của đoạn ADN đã cho.
Câu 9: Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa trong trồng trọt và chăn nuôi?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi : ..............................- LỚP 9
Nội dung
Điểm
Câu 1: Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm. Huyết áp là 120 / 80 là cách nói tắt được hiểu:
 + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất co )
 + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 ( lúc tâm thất giãn )
 Đó là người có huyết áp bình thường.
Câu 2: Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc.
Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh:
+ Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
+ Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử 2n trong các hợp tử.
+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể.
Câu 3: Số hợp tử , số TB sinh trứng, số TB sinh tinh, số đợt phân bào : 
	2n(2k- 2) = 11176 (k là số lần phân bào.)
 44.2k - 88 = 11176 2k = 256 
- Số TB sinh trứng là 256. 
- Số hợp tử: 
Số TB sinh trứng là 256 có 256 trứng.
 256 x 50/100 = 128 trứng Số hợp tử là 128 .
 Số TB sinh tinh trùng là: 
128 hợp tử 128 tinh trùng.
 128 x 100/6,25 = 2048 tinh trùng 
 Số TB sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 TB
Số đợt phân bào của TBSD cái sơ khai là: 256 = 28 8 lần
Câu 4: a. Biện luận quy luật di truyền:
	- P đều thuần chủng, khác nhau về hai cặp gen tương phản Þ F1 phải dị hợp về hai cặp gen. (0,25 điểm)
	- F1 dị hợp hai cặp gen, biểu hiện kiểu hình quả tròn, ngọt, suy ra các tính trạng quả tròn, ngọt là các tính trạng trội so với quả bầu, chua. 0, 50 điểm)
	- Quy ước gen: 
gen A: quả tròn
gen a: quả bầu
gen B: ngọt	 (0,25 điểm)
gen b: chua 
	- F1: (AaBb) tròn, ngọt X (AaBb) tròn, ngọt
	- F2: xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn quả bầu, chua (aabb) =375/6000 x 100% = 6,25% = 1/16, chứng tỏ 4 kiểu hình đời F2 phân li theo công thức (3 : 1)2 = 9: 3: 3: 1. Vậy hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menđen. (0, 5 điểm) 
	b. Lập sơ đồ lai:
	- Sơ đồ lai của P: AABB (tròn, ngọt) x aabb (bầu, chua)
hoặc: P: Aabb (tròn, chua) x aaBB (bầu, ngọt)
 (Lập 2 sơ đồ lai của P ® F1 :100% AaBb) (0,5 điểm) 
	- F1 x F1: AaBb (tròn, ngọt) x AaBb (tròn, ngọt)
	 GF1: AB,Ab,aB, ab AB,Ab,aB, ab
 F2: (lập bảng tổ hợp)
 Kiểu gen F2: 1AABB: 2AABb: 2AaBB: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb : 1aaBB: 2aaBb:1aabb
 Kiểu hình F2: 9 quả tròn, ngọt: 3 quả tròn, chua : 3 quả bầu, ngọt : 1 quả bầu, chua. (1,0điểm) 
c. Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình đời F2: 
	Quả tròn, ngọt = 6000 x 9/16 = 3375 cây. (0,25 điểm) 
	Quả tròn, chua = 6000 x 3/16 = 1125 cây. (0,25 điểm) 	Quả bầu, ngọt = 6000 x 3/16 = 1125 cây. (0,25 điểm) 
	Quả bầu, chua = 6000 x 1/16 = 375 cây. (0,25 điểm) 
Câu 5: - Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.	
 - Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ	 
 - Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật	
	 - Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.	
	 - Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
Câu : - 46 NST kép
 - 92 crômatit
 - 46 tâm động
Câu 5: - Nhiễm sắc thể là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. 
 - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình dạng. Thí dụ về số lượng nhiễm sắc thể:
 Ở người 2n = 46
 Tinh tinh 2n = 48
 Gà 2n = 78
 Ruồi giấm 2n = 8
 + Thí dụ về hình dạng: ở Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể có hình dạng khác nhau: 1 cặp hình hạt
 2 cặp hình chữ V
 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính hình que ( XX ) ở con cái hay một hình que ( X ) và một hình móc ( Y ) ở con đực.
 - Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng.Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
 + Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội. Kí hiệu là 2n NST.
 + Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội. Kí hiệu n NST. 
Câu 5: a. Số nuclêôtit mỗi loại
 Ta có : L = . 3,4 Ao
 Suy ra N = = 2. 5,1. 106 = 3.106 ( nuclêôtit )
 3,4
 Số nuclêôtit loại A là : A = 3.106 .20 = 6.105 ( nuclêôtit )
 100
 Theo NTBS : A = T = 6.105 ( nuclêôtit )
 Trong phân tử ADN A + T + G + X = N
 Suy ra: G = X = - A = 3.106 - 6.105 = 9.105 ( nuclêôtit )
 2
 Vậy G = X = 9.105 nuclêôtit.
 b. Số nuclêôtit mỗi loại do môi trường nội bào cung cấp:
 Amt = Tmt = A ( 2x – 1)
 = 6.105.7 = 42.105
 Gmt = Xmt= G ( 2x-1)
 = 9.105. 7 = 63. 105
 c. Khối lượng của phân tử AD N
 3.106. 300 = 9.108 đvC.
 d. Tỉ lệ của phân tử AD N
 = 2.6.106 = 
 2.9.105
 Câu 6:	-Theo đề bài. P dị hợp về hai cặp gen => P phải mang hai tính trạng trội.
 Vậy kiểu hình của P thân cao, hạt dài là trội hoàn toàn so với thân thấp hạt tròn.
 Qui định gen: A : thân cao , a : thân thấp
 B : hạt dài , b : hạt tròn
-Phân tích từng cặp tính trạng:
 *Chiều cao thân:
 Cao 105 + 104 209
 = = xấp xỉ tỉ lệ 1 : 1
 Thấp 103 + 107 211
 F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích 
 => P : Aa ( thân cao ) x aa ( thân thấp ) ( 1 )
*Hình dạng hạt:
 Dài 105 + 103 208
 = = xấp xỉ tỉ lệ : 1 : 1
 Tròn 104 + 107 211
 F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích 
 => P : Bb ( hạt dài ) x aa ( hạt tròn ) ( 2 )
Từ ( 1 ) và ( 2 ) : P: ( Aa x aa ) ( Bb x bb )
 Do một cây P dị hợp hai cặp gen có kiểu gen AaBb vậy cây còn lại phải là thể đồng hợp lặn aabb ( thân thấp , hạt tròn )
 P : AaBb x aabb
*Sơ đồ lai:
 P : Thân cao, hạt dài x Thân thấp, hạt tròn
 AaBb aabb
 G : AB , Ab , aB , ab ab
 F1 : AaBb , Aabb , aaBb , aabb
 Kiểu hình: 1 thân cao, hạt dài
 1 thân cao , hạt tròn
 1 thân thấp, hạt dài
 1 thân thấp , hạt tròn
Câu 7: a. Số thể cực được tạo ra
 -Số noãn bào bậc 1 sau nguyên phân: 4 . 23 = 32 noãn bào bậc 1
 -Số thể cực được tạo ra: 32 . 3 = 96 ( thể cực ).
b. Số thỏ con được sinh ra:
 - Số trứng tạo ra qua giảm phân : 32 trứng
 - Số trứng tham gia thụ tinh: 
 32 . 25
 = 8 ( trứng )
 100
 - Số hợp tử sau thụ tinh : 8 ( hợp tử )
 - Số thỏ con được sinh ra : 
 8 . 50
 = 4 ( thỏ con )
 100
 c. Số lượng trứng không được thụ tinh:
 - Số trứng tạo ra qua giảm phân : 32 ( trứng )
 - Số trứng tham gia thụ tinh : 8 ( trứng )
 - Số trứng không được thụ tinh: 32 – 8 = 24 ( trứng )
Câu 8:
a.Số lượng ADN con được tạo ra:
Theo giả thiết ,đoạn ADN con đã cho tự nhân đôi 3 lần.
Ta có: Số đoạn ADN được tạo ra: 2k = 23 = 8
b.Số nucleotit mỗi loại của đoạn ADN ban đầu:
 A = T = 800
 G = X = 700
- Số nucleotit mỗi loại môi trường phải cung cấp cho đoạn ADN ban đầu tự nhân đôi 3 lần là:
Amt = Tmt = AADN(2k - 1) = 800(23 – 1 )= 5600
Gmt = Xmt(2k - 1) = 700(23 - 1) = 4900
Câu 9: - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa kiểu gen và môi trường đã qua chọn lọc tự nhiên và được duy trì rất lâu đời. Tuy nhiên cũng có những đột biến có lợi. 
- Ý nghĩa trong trồng trọt và chăn nuôi: Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Sinh_hoc_9.doc