Đề thi chọn học sinh giỏi Lý Nhân lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lý Nhân lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Lý Nhân lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Sinh học
 PHÒNG GIÁO DỤC LÝ NHÂN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ I
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút 
( không kể thời gian giao đề) 
C©u 1 (3.0 ®iÓm) 
a. Gen A có chiều dài là 5100 A0 và có tỉ lệ giữa A/G = 2/3. Gen này bị đột biến thành gen mới a có chứa 3901 liên kết hiđrô và có khối lượng 90.104đvC. Xác định loại đột biến đã xảy ra với gen A.
b. ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền? Với ADN mạch kép, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ A + T / G + X?
Câu 2 (2.5 điểm) 
a. Nêu ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử?
b. Một cơ thể có kiểu gen AaXBY. Nếu trong quá trình giảm phân, ở một số tế bào có hiện tượng cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường thì cơ thể trên có thể tạo ra mấy loại giao tử? Viết các kiểu giao tử đó.
Câu 3 (3.0 điểm) 
 Cho quần thể tự thụ phấn có thế hệ ban đầu 100% kiểu gen Aa, biết A quy định tính trạng thân cao, a quy định tính trạng thân thấp và A trội hoàn toàn so với a.
a. Xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1, F2, Fn của quần thể tự thụ phấn trên.
b. Qua mỗi thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ thể đồng hợp và tỉ lệ thể dị hợp thay đổi như thế nào?
c. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống ở thực vật
Câu 4 (2.5 điểm ) 
Ở một loài thực vật, khi lai hai dòng cây thuần chủng thân cao, hoa trắng với thân thấp hoa đỏ thì F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho các cây thân cao, hoa đỏ F1 tự thụ phấn. Nếu muốn ở đời con F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1 thân cao, hoa trắng: 2 thân cao, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa đỏ cần phải có điều kiện gì? Giải thích. 
Câu 5 (1.25 điểm) 
	 Trình bầy các bước thực hiện phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng. Cho biết ưu điểm của phương pháp đó.
Câu 6. (2.0 điểm) 
 Hai phân tử mARN (a và b) ở vi khuẩn đều có số lượng nuclêôtit bằng nhau. Thành phần các loại nuclêôtit của mỗi phân tử mARN như sau:
mARN
A %
X%
G%
U%
a
17
28
32
23
b
27
13
27
33
a. Hãy xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trên 2 mạch đơn của gen a và gen b đã tổng hợp ra các phân tử mARN trên.
b. Nếu phân tử mARN b có 405 nuclêôtit loại A thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen a là bao nhiêu? 
Câu 7 (2.25 điểm) 
	 Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn b gây nên tồn tại trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh được một con gái bạch tạng và một con trai bình thường. Cậu con trai lớn lên lấy vợ bình thường lại sinh một con trai bạch tạng và một con gái bình thường.
a. Lập phả hệ của gia đình nói trên.
b. Tìm kiểu gen của những người trong gia đình trên?
Câu 8 (3.5 điểm)
 	Một gen có hiệu số % giữa nuclêôtit loại Guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20%. Tổng số liên kết hiđrô bằng 4050.
a. Tính chiều dài của gen.
b. Khi gen tự nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
c. Nếu tất cả các gen sau 4 lần nhân đôi tạo ra đều tiếp tục sao mã một số lần bằng nhau và đã lấy của môi trường 48000 ribônuclêôtit.
Tính số lần sao mã của mỗi ADN con.
 HẾT
Họ và tên thí sinh:......................................................Số báo danh:.................................
Người coi thi số 1............................................Người coi thi số 2.....................................
PHÒNG GIÁO DỤC LÝ NHÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
(Gồm có 04 trang)
Môn: Sinh học 
Câu
Các ý cần trả lời
Điểm
Câu 1
(3.0 đ)
 a. * Gen A: L = 5100 A0 Þ N = = 3000 (nu)
0.25
 2A + 2G = 3000 Þ A = 600 (nu)
 3A = 2G G = 900 (nu) 
0.25
* Gen a
 N = 90. 104 / 300 = 3000 (nu)
0.25
 2 A + 3G = 3901 Þ G = 901 (nu)
 2 A + 2G = 3000 A = 599 (nu)
0.25
Þ Gen A bị đột biến dạng thay thế cặp A - T = cặp G – X hoặc 
T – A = X – G
0.25
b. * Ý nghĩa
- Cấu trúc bền vững, ổn định
0.25
- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN (tiết kiệm năng lượng, vật chất và thời gian)
0.25
- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai
0.25
- Sắp xếp của hai mạch theo nguyên tắc bổ sung → chi phối truyền đạt thông tin di truyền
0.25
* Không có dạng nào vì ADN có cấu trúc mạch kép luôn có A = T, G = X
Þ Tỉ lệ A + T / G + X luôn không đổi
0.75
Câu 2 (2.5 đ )
a. Ba sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau tron các giao tử:	
- Kì đầu giảm phân I xảy ra sự trao đổi chéo cromatit của cặp NST tương đồng Þ tạo ra các loại giao tử khác nhau về cấu trúc NST
0.5
- Kì sau giảm phân I: xảy ra sự phân li độc lập - tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau Þ tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
0.5
- Kì sau giảm phân II: xảy ra sự phân li ngẫu nhiên của các NST đơn trong cặp NST tương đồng về các tế bào con.	
0.5
b. Số loại giao tử được tạo ra là 8: AXB, aXB, AY, aY , AXBY, aXBY, AO, aO
1.0
Câu 3 
(3.0 đ )
a. HS viết SĐL P, F1, F2 đúng từ đó HS rút ra quy luật.
0.5
F1: KG: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
 KH: 3/4 thân cao : 1/4 Thân thấp
0.5
F2: KG: 3/8AA : 2/8Aa : 3/8aa
 KH: 5/8 thân cao : 3/8 Thân thấp
0.5
Fn: KG: + + 
 KH: + 
0.5
b. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, tỷ lệ thể dị hợp giảm (qua mỗi thế hệ giảm một nửa)
0.25
c. Vai trò.
- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
- Tạo dòng thuần thuận lợi cho đánh giá kiểu gen từng dòng
- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể
0.75
Câu 4
(2.5 đ )
Điều kiện
Giải thích
- Mỗi gen quy định một tính trạng
- Hai gen quy định hai tính trạng này phải nằm trên cùng một NST, di truyền liên kết hoàn toàn với nhau
P t/c thân cao, quả tròn thân thấp, quả bầu dục => F1 100% cây thân cao, quả tròn.
=> Thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục
=> F1 dị hợp về hai cặp gen
F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ 1:2:1 # 9:3:3:1
=> Hai gen phải cùng nằm trên một cặp NST và di truyền liên kết hoàn toàn.
Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường
Để kiểu hình biểu hiện đồng đều ở cả hai giới.
Số lượng con lai phải lớn, các giao tử và hợp tử tạo gia phải có sức sống như nhau. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường, không có đột biến.
Để đảm bảo đời con thu được tỉ lệ phân li kiểu hình nghiệm đúng tỉ lệ 1: 2: 1 ở F2
1.0
0.5
1.0
Câu 5 
(1.25 đ) 
* Quy trình:
B1: Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô sẹo.
0.25
B2: Chuyển các mô sẹo sang nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc và có chứa hoocmon sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hóa thành các cây con hoàn chỉnh
0.25
B3: Chuyển các cây con sang trồng trong các bầu trong vườn ươm có mái che trước khi mang trồng ngoài đồng ruộng.
0.25
* Ưu điểm:
- Tạo ra một lượng lớn cây trồng có cùng kiểu gen trong thời gian ngắn
0.25
- Giúp bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
0.25
Câu 6
(2.0 đ )
1. Xác định tỉ lệ phần trăm các loại nuclêôtit trên 2 mạch đơn:
* Gen a: A = T = = 20% 
0.25
 G = X = = 30%.
0.25
* Gen b: A = T = = 30% 
0.25
 G = X = = 20%
0.25
2. Số lượng từng loại nucleotit của gen a:
- Tổng số nuclêôtit trên phân tử mARN b là = 1500(nu)
0.25
- Số lượng nuclêôtit của gen b = số lượng nuclêôtit của gen a: 
 1500 x 2 = 3000 (nu)
0.25
- Số lượng từng loại nucleotit của gen a: 
 A = T = = 600 (nu) 
0.25
 G = X = 1500 - 600 = 900 (nu).
0.25
 Câu 7
(2.25đ )
Da bình thường
Da bạch tạng
 a. Lập phả hệ của gia đình đang xét
Giả sử kí hiệu ♂ ♂ 
 ♀ ♀
0.25
Ta có phả hệ sau:
0.5
 b. - Bố mẹ không bị bạch tạng, sinh một con gái bị bạch tạng (có kiểu gen bb). Vì vậy con gái đã nhận từ bố một gen b và từ mẹ một gen b. suy ra bố mẹ đều có kiểu gen Bb
0.5
- Người con trai bình thường, lấy vợ bình thường nhưng lại sinh ra một cháu trai bị bạch tạng (có kiểu gen bb), do đó nhận mỗi bên bố mẹ một gen b. Mà cặp vợ chồng này có kiểu hình bình thường do đó cặp vợ chồng này phải có kiểu gen Bb. 
0.5
- Đứa cháu gái sinh ra bình thường có kiểu gen BB hoặc Bb.
0.5
Câu 8 
(3.5đ)
a. Gọi N là số nuclêôtit của gen:
	Theo giả thiết: G – A = 20% (1)
	Theo NTBS : G + A = 50% (2)
0.25
Cộng (1) và (2) ta được: 2G = 70%. Þ G = 35%
 A = 15%	 
0.25
Gen có 4050 liên kết hiđrô, suy ra:
	4050 = 2 A + 3 G (từ H = 2 A + 3 G)
	4050 = 2 x ()N + 3 x ()N
 Û 4050 x 100 = 30N + 105N
	 Û N = 3000 (Nu) 
0.5
Vậy chiều dài của gen là:
	L = = = 5100 (A0 ) 
0.5
b. Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
	Ta có: A =T = 15%N = 15% x 3000 = 450 (Nu) 
0.25
 G = X = 35%N = 35% x 3000 = 1050 (Nu) 
0.25
Nếu gen nhân đôi 4 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là: 	A = T = (24- 1) x 450 = 6750 (Nu) 
0.25
 G = X = (24- 1) x 1050 = 15750 (Nu) 
0.25
Số liên kết hiđrô bị phá vỡ:
	(24 – 1) x 4050 = 60750 (liên kết) 
0.25
c. Số ADN con tạo ra sau 4 lần nhân đôi: 24 = 16 ADN 
0.25
Số ribônuclêôtit của 1 phân tử ARN: 
	 = 1500 (Ribonuclêôtit)
0.25
Suy ra số lần sao mã của mỗi ADN con là:
	 = 2 (lần) 
0.25
- Các bài tập HS có thể giải theo cách khác nếu đúng thì cho điểm tương đương
- Điểm toàn bài không làm tròn.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_VA_DAP_AN_HSG_SINH_LY_NHAN_2015_2016.doc