SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề) Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (1,0 điểm). Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp tử, nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen dị hợp tử? Câu 2 (1,5 điểm). 1. Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính, rất khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau? 2. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng thân đen. Gen nằm trên NST thường. Thế hệ P, cho các con cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con đực thân đen, F1 có 75% con thân xám và 25% con thân đen. a. Giải thích kết quả và viết kiểu gen của các con ruồi cái thế hệ P. b. Xác định tỉ lệ ruồi giấm thân đen ở F2 khi cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Câu 3 (1,5 điểm). 1. Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối thiểu bao nhiêu loại tinh trùng? Đó là những loại nào? 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Câu 4 (1,5 điểm). 1. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền? 2. Một gen dài 0,51µm, phân tử mARN tổng hợp từ gen này có hiệu số % giữa G và U là 20%, hiệu số % giữa X và A là 40%. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen. Câu 5 (2,0 điểm). 1. Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n+1) NST. 2. Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền. 3. Ở một loài động vật, xét phép lai P: ♂ AaBBDd x ♀ aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường. a. Không lập sơ đồ lai, tính số loại kiểu gen có thể có ở F1. b. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực với các loại giao tử cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử dị bội? Câu 6 (1,5 điểm). 1. Có một cặp vợ chồng sinh được một người con, khi đi kiểm tra người ta kết luận con của họ bị mắc bệnh Đao nhưng họ không rõ về bệnh này. Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích cho họ biết về đặc điểm di truyền, đặc điểm hình thái, nguyên nhân và cơ chế phát sinh của bệnh này. 2. Để hạn chế sinh con mắc bệnh Đao, em có thể tư vấn thêm cho họ điều gì? Câu 7 (1,0 điểm). 1. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? 2. Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? Hết. Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . Chữ kí giám thị 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chữ kí giám thị 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: SINH HỌC Hướng dẫn và đáp án chấm Câu 1 (1,0 điểm). Nội dung Điểm * Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương ứng. * Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn a ---> tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai do tỉ lệ giao tử tạo ra từ cơ thể mang tính trạng trội quyết định: - Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một loại kiểu hình ---> Cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử ---> Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử. AA x aa ---> Aa - Nếu đời con lai phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1 ---> Cơ thể mang tính trạng trội đã cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 ---> Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử. Aa x aa ---> Aa : aa 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1,5 điểm). Nội dung Điểm 1. Các loài sinh sản hữu tính, rất khó tìm thấy hai cá thể giống hệt nhau vì ở các loài giao phối, sự sinh sản gắn liền với giảm phân và thụ tinh: - Trong giảm phân, có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng cùng với sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc tại kì đầu giảm phân I tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Trong thụ tinh, có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực với các loại giao tử cái tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc trong hợp tử → làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. 2. Viết kiểu gen của các con ruồi cái thế hệ P. Tỉ lệ ruồi giấm thân đen ở F2. a. Kiểu gen các con ruồi cái thế hệ P là: - Các con đực thân đen thế hệ P có kiểu gen aa ---> F1 nhận giao tử a từ ♂ P. Ở F1 phân tính theo tỉ lệ 3 xám: 1 đen --> KG của F1 là 3Aa: 1aa ---> các con cái thân xám thế hệ P tạo 2 loại giao tử theo tỉ lệ 3A: 1a ---> Các con cái thân xám thế hệ P gồm 2 kiểu gen theo tỷ lệ 1AA: 1Aa b. Tỉ lệ ruồi giấm thân đen ở F2: F1 ♂ (3/4Aa: 1/4aa) x ♀ (3/4Aa: 1/4aa) GF1: 3/8A; 5/8a F2: Tỷ lệ kiểu hình thân đen (aa) là: 5/8. 5/8 = 25/64 Lưu ý: - HS biện luận theo cách khác để xác định được KG của ruồi cái thế hệ P là AA và Aa cũng cho điểm tối đa. - HS làm cách khác cho kết quả 25/64 cũng cho điểm tối đa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1,5 điểm) Nội dung Điểm 1. Số loại tinh trùng tối thiểu được tạo thành: - 3 tế bào sinh tinh kết thúc giảm phân tạo tối thiểu 3 loại tinh trùng. - Có 2 khả năng: + Khả năng 1: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng AB và ab ---> 3 loại tinh trùng là: AB, Ab, ab. + Khả năng 2: Tế bào 1 cho 2 loại tinh trùng Ab và ab. Nếu tế bào 2 và 3 cùng tạo 2 loại tinh trùng Ab và aB ---> 3 loại tinh trùng là: Ab, aB, ab. 2. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật. * TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23-1) = 6 NST - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6+2=8 - Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6+1=7 * TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22-1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14+2 = 16. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (1,5 điểm) Nội dung Điểm 1. Nguyên tắc bổ sung thể hiện: - Trong quá trình nhân đôi ADN: Các nuclêôtit của môi trường nội bào lần lượt liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung A=T, T=A, G=X, X=G. - Trong quá trình tổng hợp ARN: Các nuclêôtit trên mạch gốc liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A=U, T=A, G=X, X=G. - Trong quá trình tổng hợp Prôtêin: Các nuclêôtit trên bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung A=U, U=A, G=X, X=G. 2. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen. Lgen = 5100 A0 --> N = 3000 (nu) Trên mARN có: %Gm - %Um = 20% (1) %Xm - %Am = 40% (2) Từ (1) và (2) ---> (%Gm + % Xm) - (%Am + %Um) = 60% ---> Trên gen có: %G - %A = 30% (3) Theo NTBS có: %G + %A = 50% (4) Từ 3 và 4 ---> %A =% T = 10%; %G = %X = 40% ---> A = T = 300 (nu); G = X = 1200 (nu) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (2,0 điểm) Nội dung Điểm 1. Khái niệm thể dị bội .... * Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. * Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n+1). Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, cơ thể bố hoặc mẹ bị rối loạn phân li ở một cặp NST nào đó tạo giao tử (n+1), qua thụ tinh, giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n+1) 2. Biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền là thường biến và biến dị tổ hợp Thường biến Biến dị tổ hợp - Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường - Biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định, không di truyền - Phát sinh trong đời cá thể giúp cơ thể thích nghi kịp thời với môi trường sống - Là sự tổ hợp lại của các tính trạng do có sự tổ hợp lại các gen của thế hệ P làm xuất hiện các kiểu hình khác P - Biểu hiện ngẫu nhiên, vô hướng, mang tính cá thể, di truyền được - Phát sinh qua sinh sản hữu tính, là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống 3. Số loại kiểu gen có thể có ở F1. Số loại hợp tử dị bội. a. Số loại kiểu gen có thể có ở F1 P: ♂ AaBBDd x ♀ aaBbdd. * Xét từng cặp NST - Xét P: ♂ Aa x ♀ aa ---> đời con có 2 kiểu gen Aa và aa - Xét P: ♂ BB x ♀ Bb + Bố giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử B + Cơ thể mẹ, những tế bào giảm phân bình thường, tạo 2 loại giao tử B và b, những tế bào rối loạn giảm phân I, tạo 2 loại giao tử Bb và O. ---> Đời con có 4 loại kiểu gen, gồm 2 loại kiểu gen lưỡng bội: BB, Bb và 2 loại kiểu gen lệch bội: BBb, B - Xét P: ♂ Dd x ♀ dd ---> đời con có 2 kiểu gen Dd và dd * Xét chung cả 3 cặp NST, số kiểu gen ở đời con là: 2.4.2 = 16 (kiểu gen) b. Số loại hợp tử dị bội là: 2.2.2 = 8 (loại) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 (1,5 điểm) Nội dung Điểm * Đặc điểm di truyền của bệnh nhân Đao: Người mắc bệnh Đao có 3 NST số 21. * Đặc điểm hình thái: Bé lùn, cổ rụt má phệ, miệng hơi há, lơi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí... si đần, vô sinh * Nguyên nhân phát sinh: Do ảnh hưởng của tác nhân vật lí, hóa học, do ô nhiễm môi trường, do rối loạn trong quá trình trao đổi chất trong tế bào. * Cơ chế hình thành: - Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở bố hoặc mẹ có sự phân li không bình thường của cặp NST số 21 tạo ra một loại giao tử mang 2 NST số 21 và một loại giao tử không có NST số 21. - Qua thụ tinh, giao tử bình thường có một NST số 21 kết hợp với giao tử mang 2 NST số 21 tạo hợp tử mang 3 NST số 21, hợp tử này phát triển thành cơ thể mắc bệnh Đao. * Từ vấn thêm: Người phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (1,0 điểm) Nội dung Điểm 1. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa của thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hay khác loài. 2. Điều kiện để hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ... * Hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ khi mật độ cá thể quá dày * Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng, cần: - Đối với cây trồng: gieo trồng với mật độ hợp lí kết hợp tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp. - Đối với vật nuôi: phải chăn thả với mật độ thích hợp, tách đàn khi cần thiết, cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại.. 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: