PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: SINH HỌC - VÒNG 2 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 07 câu,02 trang) Câu 1 (1,5 điểm): 1) Giải thích tại sao những cây trồng bằng hạt, hoa thường có nhiều màu sắc hơn những cây trồng bằng cành? 2) Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Có 4 hạt đậu, trong đó có 2 hạt đậu kiểu hình màu vàng có kiểu gen khác nhau, 2 hạt đậu màu xanh. Trình bày phương pháp để xác định kiểu gen của 2 hạt đậu màu vàng? Câu 2 (1,5 điểm): 1) Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng phát triển của cơ thể sinh vật và đối với thực tiễn? 2) Ở một loài sinh vật, số nhóm gen liên kết bằng 4. Một nhóm học sinh đang quan sát một số tế bào sinh dưỡng của một loài đang phân bào thấy ở một số tế bào có các NST đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, một số tế bào có các NST đang phân ly về hai cực của tế bào. a. Các tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? b. Nếu tổng số NST có trong các tế bào đang ở các kì nêu trên là 160, trong đó số NST ở trạng thái đơn nhiều hơn số NST ở trạng thái kép là 64 NST. Hãy xác định số lượng tế bào ở mỗi kì nêu trên? Câu 3 (1,5 điểm): 1) ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử? 2) Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 300, giữa U với X bằng 200. Gen tổng hợp mARN có hiệu số giữa T và X bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen. Hãy xác định: a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen tổng hợp ra mARN đó? b. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị được hình thành khi gen nói trên nhân đôi 5 lần? Câu 4 (1,5 điểm): 1) Hãy giải thích vì sao cùng là kiểu đột biến thay thế nuclêôtit, có một số trường hợp không gây hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ rệt đối với prôtêin tương ứng mà nó tổng hợp ? 2) Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, có một cặp NST số 6 mang cặp gen AAA. a. Cho biết thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào? b. Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó? Câu 5 (1,5điểm): 1) Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35? 2) Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn (d) nằm trên NST X gây lên. Người có gen trội ( D) không bị bệnh này; D, d đều không có trên Y. Một người bị bệnh máu khó đông có em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho biết trong giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy xác định: a. Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? b. Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới nào? Giải thích? Câu 6 (1,5 điểm): 1) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? 2) Thế hệ xuất phát có kiểu gen là AaBb tự thụ phấn liên tiếp thì tỷ lệ dị hợp về hai cặp gen của thế hệ F4 là bao nhiêu? Biết hai cặp gen phân ly độc lập nhau. Câu 7 (1,0 điểm): Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. Một nhóm cá thể ban đầu đều có hoa đỏ, sau một thời gian tự thụ phấn thì các tổ hợp thu được ở F1 có 2 kiểu hình, phân tính theo tỉ lệ 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen của nhóm cá thể ban đầu? ------------- Hết------------- Giám thị 1: ..................................................... Giám thị 2: .................................................... SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ................................................................................... PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN SINH HỌC - VÒNG 2 Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 07 câu, trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Giải thích : - Những cây trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu tính có quá trình giảm phân và thụ tinh. - Trong giảm phân tạo giao tử : do sự phân li và tổ hợp của các NST đã dẫn đến hình thành nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. - Trong thụ tinh tạo hợp tử : sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo nhiều loại hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện biến dị tổ hợp. - Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính chỉ có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây mẹ. Do đó không làm xuất hiện biến dị tổ hợp. b. - Gọi gen a quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính trạng hạt xanh. - Hai cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa, cây đậu hạt xanh có kiểu gen aa. - Muốn xác định kiểu gen của cây đậu hạt vàng, ta có 2 cách: Cách 1: Cho hai cây đậu hạt vàng lai phân tích, sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai. - Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu có kiểu gen AA. Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x aa hạt xanh àF1 100% Aa (hạt vàng) - Nếu kết quả con lai phân tính 1 hạt vàng : 1 hạt xanh thì cây đậu hạt vàng ban đầu sẽ có kiểu gen dị hợp. Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1Aa: 1 aa( 1 hạt vàng: 1 hạt xanh ) Cách 2: Cho các cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa tự thụ phấn,sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai. - Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu có kiểu gen AA. Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x AA àF1 100% AA (hạt vàng) - Nếu kết quả con lai phân tính thì cây đậu hạt vàng ban đầu sẽ có kiểu gen dị hợp. Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1AA: 2Aa: 1aa( 3 hạt vàng: 1 hạt xanh ) 2 1)* Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể: - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và là hình thức lớn lên của cơ thể đa bào. Các mô, các cơ quan trong cơ thể đa bào tăng lên về kích thước và khối lượng chủ yếu do sự lớn lên về số lượng tế bào nhờ quá trình nguyên phân. - Nguyên phân giúp thay thế tế bào già yếu, tế bào chết và giúp hàn gắn vết thương. * Ý nghĩa của nguyên phân đối với thực tiễn: Những hiểu biết của con người về nguyên phân được vận dụng vào trong các phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng như vi nhân giống. 2)a. các tế b ào có số NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào là các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. + Các tế bào có NST đang phân li về hai cực của tế bào là các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân. b. Vì số nhóm gen liên kết của loài bằng 4 suy ra bộ NST đơn bội n = 4 - Gọi số tế bào đang ở kì giữa là x, số tế bào đang ở kì sau là y (x, y nguyên, dương ) Ta có : 8 . x + 16 .y = 160 (1) 16 y – 8x = 64 (2) Từ (1) và (2 ) suy ra x = 6 , y = 7 Vậy số tế bào ở kì giữa là 6 tế bào, số tế bào ở kì sau là 7 tế bào. 3 1 Cấu trúc mạch kép của ADN có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là : - Đảm bảo cho cấu trúc ADN được bền vững và ổn định. - Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN - ADN có 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên truyền đạt thông tin di truyền từ ADN sang ARN được dễ dàng . - Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai khi ADN được nhân đôi hoặc ADN được sử dụng làm mạch khuôn. 2 a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen : - Trên phân tử mARN có : Am – Gm = 300, Um – Xm = 200 - Suy ra (Am + Um ) – (Gm + Xm) = 500 Agen - Ggen =500 = Tgen - Xgen Theo giả thiết : Tgen - Xgen = 20% số nu của gen Vậy tổng số nu của gen là : 500 x (100/20) = 2500(nu) Ta có : Agen - Ggen =500 Agen + Ggen = 2500/2 2A = 1750 A= 875 Số lượng từng loại nu của gen là : Agen = Tgen = 875 Ggen = Xgen = 375 b. Khi gen nhân đôi 5 lần : - Số liên kết hiđrô bị phá vỡ là : (25 – 1)H = (25 – 1)x [ (2x875) + ( 3 x375) ] = 89125 (lk) - Số liên kết hóa trị được hình thành : (N- 2)x (25 - 1) = ( 2500 – 2) x ( 25 -1) = 77438 (lk) 4 1 - Đột biến thay thế nuclêôtit có thể không ảnh hưởng gì đối với prôtêin mà nó tổng hợp nếu : đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác cùng loại. Hoặc trong trường hợp thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ ba đột biến và bộ ba bình thường nhưng cùng mã hóa một axitamin. - Đột biến thay thế nuclêôtit có thể ảnh hưởng đối với prôtêin mà nó tổng hợp nếu : đột biến thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ ba đột biến và bộ ba bình thường mã hóa axitamin khác nhau. 2 Thể đột biến có thể được hình thành là đột biến thể dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn. - Do đột biến dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong giảm phân -> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA. - Do đột biến lặp đoạn : do tác dụng của tác nhân gây đột biến vật lí hay hóa học làm cấu trúc NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn gen mang A. Giao tử chứa NST lặp đoạn ( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA. 5 1 Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vì : - Về mặt sinh học : ở tuổi này các tật, bệnh di truyền (đặc biệt là bệnh Đao) xuất hiện với tỉ lệ rất cao (phụ nữ tuổi từ 20 – 24 sinh con tỉ lệ con bị mắc bệnh Đao chỉ có 0,02% -> 0,04%, nhưng ở tuổi 35 – 39 đã là 0, 03% -> 0,42%, ở ngoài tuổi 40 lên tới 0,8% ->1,88%). - về mặt sức khỏe, sinh hoạt : Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 sẽ kéo theo sự lo toan con cái và gia đình ở người phụ nữ làm giảm sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác đồng thời làm tăng gánh nặng cho xã hội. 2 - Cặp đồng sinh này là khác trứng vì: + Người bị bệnh máu khó đông có kiểu gen Xd Xd, hoặc XdY, còn người em trai bình thường có kiểu gen XDY. + Hai người có kiểu gen khác nhau nên là đồng sinh khác trứng. - Vì chưa biết kiểu gen của bố mẹ nên người này có thể là nam, có thể là nữ. + Là nam thì người này có kiểu gen XdY, người này nhận giao tử Xd từ mẹ và Y từ bố. + Là nữ thì người này có kiểu gen Xd Xd, người này nhận giao tử Xd từ bố và Xd từ mẹ. 6 1 * Công nghệ tế bào là nghành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuối cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. * Các công đoạn thiết yếu là : - Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuối cấy để tạo mô sẹo. - Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 2 P dị hợp về 1 cặp gen, tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp là : Fn = (1/2)n - Tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F4 = (1/2)4 = 1/16 - Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở đời F4 = 1/16 x 1/16 =1/256 7 - Các cá thể hoa đỏ ban đầu (P) tự thụ phấn thu được F1 gồm 2 kiểu hình, có tỉ lệ là 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng . Cây hoa trắng có kiểu gen là aa.Vậy trong số các cây P ban đầu phải có 1 cây hoa đỏ có kiểu gen là Aa. Ta có SĐL : P : Aa (Hoa đỏ) x Aa (Hoa đỏ) G : A , a A , a F1 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa Tỉ lệ kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng - Các cây hoa đỏ còn lại phải tạo ra 8 cây hoa đỏ các cây hoa đỏ còn lại tự thụ phấn phải tạo ra 100% hoa đỏ. nên kiểu gen của các cây hoa đỏ đó là AA Ta có SĐL : P : AA (Hoa đỏ) x AA (Hoa đỏ) F1 : 4 AA Tỉ lệ kiểu hình : 4 hoa đỏ - Số cây hoa đỏ có kiểu gen AA để tạo ra 8 cây hoa đỏ là 2 cây - Tỉ lệ kiểu gen các cây hoa đỏ ở P là : 2AA : 1 Aa * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
Tài liệu đính kèm: