Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học môn: Địa lí 9 (thời gian: 150 phút)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 663Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học môn: Địa lí 9 (thời gian: 150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học môn: Địa lí 9 (thời gian: 150 phút)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI	LỚP 9
Năm học 
MÔN: ĐỊA LÍ 9 (Thời gian: 150 phút)
Câu 1 ( 4đ )
Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu âý có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Câu 2 ( 5đ )
Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2006 
 (Đơn vị: nghìn ha)
Vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Diện tích cây công nghiệp lâu năm
19
634,4
Trong đó
Cà phê
3,3
445,4
Chè
8,0
27,0
Cao su
109,4
Cây khác
7,7
52,5
a, Hãy so sánh sự giống và khác khau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm trên.
b, Giải thích sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng.
Câu 3 ( 4đ ): Cho bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980- 2006
Năm
1980
1990
1995
2000
2006
Diện tích
( nghìn ha)
5600
6043
6766
7666
7324
Sản lượng (Triệu tấn)
11,6
19,2
25,0
32,5
35,8
a, Tính năng suất lúa nước ta trong giai đoạn trên (Đơn vị: tạ/ha)
b, Nhận xét và giải thích nguyên nhân tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta trong giai đoan 1980 – 2006.
Câu 4 ( 5đ ) : Cho bảng số liệu:
Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970- 2006
Năm
1970
1979
1989
1999
2006
Dân số (triệu người)
41,1
52,7
64,4
76,3
84,2
Gia tăng dân số (%)
3,2
2,5
2,1
1,4
1,3
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến đổi dân số nước ta trong giai đoạn 1970- 2006.
b, Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong thời gian trên.
Câu 5 (2đ) 
Hãy cho biết những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế nước ta.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa là do:
- Vị trí nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.
- Là cầu nốí giữa đất liền và biển.
- Nơi tiếp xúc của các luồng gió thay đổi theo mùa.
0.5
0.25
0.25
Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện:
- Nhiệt độ trung bình năm đếu vượt 21oC.
- Một năm có 1400 – 3000 giờ nắng.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm. độ ẩm trên 80%
- Một năm có hai mùa gió khác nhau:
+ Gió mùa mùa hạ: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 từ phía Nam lên, hướng Tây Nam ở Nam Bộ, hướng Đông Nam ở Bắc Bộ, không khí nóng ẩm mưa nhiều.
+ Gió mùa mùa đông: Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau từ phía Bắc xuống, hướng chính là Đông Bắc, không khí lạnh khô.
0.5
0.5
0.5
0.5
Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới sản xuất lớn, tham canh, chuyên canh và đa canh...
- Khó khăn: Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh, rét hại...
0.5
0.5
2
a/ So sánh:
* Giống nhau:
- Đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu.
- Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng gồm cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.
* Khác nhau:
- Quy mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh quy mô lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng)
- Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn (dẫn chứng), cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất: Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, chè là cây công nghiệp quan trọng nhất.
0.5
0.5
0.5
0.5
b/ Giải thích:
- Giống nhau: 
+ Cả hai vùng đều thuộc miền núi, cao nguyên, đất đai rộng lớn nhưng địa hình khó giữ nước nên không thích hợp để trồng lúa. Đất đai chủ yếu là đất Feralit hoặc đát Badan chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp.
+ Dân cư thưa nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
+ Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên Tây Nguyên cũng trồng được chè giống như ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
* Khác nhau:
+ Về quy mô: Do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất badan màu mỡ,..) cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Còn Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên canh.
+ Về cơ cấu: 
Tây Nguyên có đất đỏ Badan thích hợp cho cây cà phê, khí hậu cận nhiệt xích đạo phân hoá theo độ cao địa hình, nên trồng cả cây nhiệt đới và cận nhiệt; 
Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cận nhiệt đới, đặc biệt là chè
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3
Năng suất lúa trung bình = Sản lượng/ Diện tích (Đơn vị: tạ/ha)
Năm
1980
1990
1995
2000
2006
Năng suất lúa
20,7
31,8
36,9
42,2
48,9
1,5
 b/ Nhận xét và gíải thích:
* Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1980 – 2006, nhìn chung cả diện tích, năng suất, sản lượng lúa đều tăng, nhưng mức tăng khác nhau.
- Sản lượng lúa tăng liên tục với tốc độ nhanh nhất (dẫn chứng), tiếp đến là năng suất lúa (dẫn chứng), diện tích lúa tăng chậm hơn, gần đây có giảm nhẹ (dẫn chứng)
* Giải thích:
- Diện tích lúa tăng là do khai hoang, mở rộng diện tích và tăng vụ, nhưng khả năng này hạn chế hơn áp dụng khoa học- kĩ thuật trong nông nghiệp, nên tăng chậm hơn, Gần đây do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và một phần đất trồng lúa chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư nên giảm nhẹ.
- Năng suất lúa tăng khá do đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng cường áp dụng khoa học- kĩ thuật, phát triển thủy lợi, tăng cường phân bón và sử dụng giống mới.
- Sản lượng tăng nhanh nhất do kết quả của tăng diện tích và tăng năng suất.
0.5
0.5
0,5
0.5
0.5
4
a/ Vẽ biểu đồ:
Dạng biểu đồ kết hợp cột ( dân số) và đường (gia tăng dân số).
Yêu cầu:
+ Đẹp, chính xác.
+ Có tên biểu đồ, có chú giải và ghi các số liệu cần thiết.
3
b/ Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Quy mô dân số tăng liên tục với tốc độ khá nhanh (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số khá cao nhưng đang giảm liên tục.
* Giải thích:
- Gia tăng dân số giảm là do tác động của chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.
- Dân số tăng khá nhanh mặc dù gia tăng dân số giảm là do: Gia tăng dân số giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng đông, nên dân số hàng năm cao
0.5
0.5
0,5
0,5
5
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
- Sự phát triển của sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
* Thách thức:
- Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.
- Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
- Bức xúc trong vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo...
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_HSG_20152016.doc