Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Sơn Dương, năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3907Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Sơn Dương, năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 huyện Sơn Dương, năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN SƠN DƯƠNG, NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 02 trang)
Câu 1. (2.0 điểm)
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò của đột biến gen?
Câu 2. (4.5 điểm) 
1. So sánh phép lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết?
2. Xét hai loài thực vật: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen (chỉ xét trường hợp các gen liên kết hoàn toàn). Muốn nhận biết kiểu gen mỗi loài cần làm như thế nào?
Câu 3. (3.0 điểm)
Quan sát hình vẽ A, B, C, D của một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào (nguyên phân):
1. Gọi tên tế bào ở các hình vẽ A, B, C, D tương ứng với kì nguyên phân? 
2. Nêu đặc trưng của nhiễm sắc thể ở mỗi kì ở hình vẽ A, B, C, D?
3. Nếu hợp tử của loài trên có 2n = 40. Xác định số lượng, trạng thái nhiễm sắc thể, số tâm động, số crômatit của tế bào ở hình B và hình C?
Câu 4. (2.5 điểm)
Thể dị bội là gì ? Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n +1) và (2n-1) nhiễm sắc thể. Hãy nêu một hậu quả của hiện tượng dị bội thể có ở người ?
Câu 5. (2.5 điểm)
Ở 1 loài sinh vật, có 5 tế bào nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 8000 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 7750 NST đơn cho quá trình nguyên phân trên.
1. Xác định bộ NST của loài và số lượng NST của 5 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau ở lần nguyên phân đầu tiên.
2. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
3. Nếu các tế bào trên là tế bào sinh dục sơ khai, các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành tế bào sinh giao tử và giảm phân cho giao tử. 
- Nếu là tế bào sinh dục đực thì số giao tử đực được tạo ra là bao nhiêu?
- Nếu là tế bào sinh dục cái thì số giao tử cái(trứng) được tạo ra là bao nhiêu?
Câu 6. (2.0 điểm)
Ở một loài côn trùng cho bố mẹ: Thân xám cánh dài lai với thân đen cánh ngắn F1 thu được 100% xám dài. Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen) thu được F2 có tỉ lệ: 2 xám dài : 1 xám ngắn: 1 đen ngắn.
(Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân). 
Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Câu 7. (3.5 điểm)
Một gen A có chiều dài 6120 A0 có tỉ lệ: G : A= 4 : 5.
1. Tính số lượng nuclêootit từng loại của gen?
2. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần?
3. Gen A bị đột biến thành gen a. Gen đột biến a có chiều dài ngắn hơn gen A là 10,2 A0 và có số liên kết Hiđrô ít hơn gen A là 7 liên kết. Tính số lượng nuclêôtit của gen a và số nucleôtit từng loại của gen a?
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Sinh học
Nội dung
Thang điểm
Câu 1 (2 điểm) 
1. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì: Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen liên quan tới phân tử ADN, làm biến đổi mARN và biến đổi Prôtêin tương ứng nên có thể biểu hiện ra thành kiểu hình của sinh vật. Những biến đổi này thường ít thích nghi với điều kiện môi trường sống của sinh vật nên thường có hại. 
2. Đa số đột biến gen có hại cho bản thân sinh vật nhưng 1 số đột biến gen có lợi cho sinh vật, nó tạo ra các kiểu gen mới giúp sinh vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường thay đổi nên nó có ý nghĩa với chọn giống và tiến hóa
1 đ
1 đ
Câu 2 ( 4,5 điểm) 
1. So sánh kết quả lai phân tích F1
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn
 AaBb aabb 
G: AB:Ab: aB: ab ab
F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb 
 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N 
Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T 
P:T.xám, cánh dài xT.đen,cánh cụt
 BV/ bv bv/ bv
G: 1BV: 1bv 1bv
F: 1BV/bv : 1bv/1bv
 1X,D : 1Đ,C
-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
* Ý nghĩa:
- Di truyền liên kết không tạo ra hoặc hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp và đã bổ sung cho các quy luật di truyền của Men Đen.
- DTLK đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST nên trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
2. Muốn xác định kiểu gen của mỗi loài dùng phép lai phân tích hoặc cho chúng tự thụ phấn.
- Với phép lai phân tích: Kết quả con lai cho tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1 là loài có kiểu gen AaBb.
+ Kết quả con lai cho tỉ lệ kiểu hình: 1:1 là loài có kiểu gen 
- Với kết quả tự thụ phấn: Con lai có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành chúng(9:3:3:1) thì loài có kiểu gen AaBb
+ Con lai có tỉ lệ kiểu hình: 3:1 thì loài có kiểu gen 
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3:(3 điểm) 
Tế bào đang ở:
- Hình A: Tế bào đang ở kì cuối của nguyên phân.
- Hình B: Tế bào đang ở kì đầu của nguyên phân.
- Hình C: Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.
- Hình D: Tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân
2. Đặc trưng của nhiễm sắc thể ở các kì
+ Kì đầu :NST đóng xoắn co ngắn và có hình thái rõ rệt, các NST kép đính vào sợi tơ của thoi vô sắc ở tâm động.
+ Kì giữa:Các NST kép đóng xoắn cực đại ,có hình thái rõ rệt, NST tập trung thành 1hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
+ Kì sau:NST chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ của thoi vô sắc.
+ Kì cuối:NST duỗi xoắn dài ra và trở lại dạng sợi mảnh. 
3. Xác định thì số lượng, trạng thái nhiễm sắc thể, số tâm động, số crômatit ở kì đầu và kì sau
Số lượng NST
Trạng thái
Số tâm động
Số Cromatit
Kì đầu
40 
Kép
40
80
Kì sau
80 
Đơn
80
0
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 4: (2,5 điểm) 
1.Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
2. Cơ chế phát sinh thể dị bội: Là sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó (ví dụ cặp NST 21 ở người). 
+ Kết quả là một giao tử có 2 NST của một cặp, còn một giao tử không mang NST nào của cặp đó. 
+ Sự thụ tinh của các giao tử này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (một kiểu hợp tử có 3 NST 21, một kiểu hợp tử thêm 1 NST 21, hình thành hai cơ thể: 3 nhiễm và 1 nhiễm).
(Học sinh có thể viết sơ đồ cũng cho điểm tối đa)	 	 
- Ví dụ: Bệnh Đao có 3 NST số 21. Người lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra,bị si đần bẩm sinh và không có con.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5 (2,5 điểm) 
 a. Theo bài ra ta có: 5.2n.2k = 8000
 5.2n.(2k - 1) = 7750. Giải ra ta có : 2n = 50.
Số lượng NST của 5 hợp tử trong kì sau: 5 x 50 x2 = 500NST
b. Số đợt NP: 5 x 50 x 2k = 8000 2k = 32 k = 5. 
Vậy số đợt NP là 5 đợt.
c. Số giao tử đực tạo ra là: 5x25x4 = 640 giao tử
- Số giao tử cái tạo ra là: 5x25 = 160 giao tử
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6: ( 2 điểm) 
- P (tương phản) F1: 100% xám dài -> xám , dài là trội hoàn toàn; P: thuần chủng; F1: dị hợp tử 2 cặp gen. 
- Quy ước gen: A - xám , a - đen : B - Dài , b - ngắn. 
- Xét sự di truyền:	
+ Màu xắc: F2: 3 xám : 1 đen -> F1 mang: Aa x Aa
+ Về cánh: F2: 1 dài : 1 ngắn -> F1 mang: Bb x bb
- Ta có: (3:1)(1:1) khác 1:2:1 vậy F1 phải liên kết gen hoàn toàn
=> F1là: kiểu gen AB/ab(xám,dài) và cơ thể khác có kiểu gen: Ab/ab(xám,ngắn) 
- Sơ đồ lai: 
P:	AB/AB(X,D) X ab/ab(Đ,N)
GP: AB	 	ab
F1:	100% AB/ab ( Xám dài)
F1: AB/ab(X,D) x Ab/ab
GP: AB ,ab Ab , ab
F2: 1 AB/Ab: 1 AB/ab: 1 Ab/ab: 1ab/ab
 ( 2 xám, dài: 1 xám, ngắn: 1 đen, ngắn)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_SINH_9_SON_DUONG_1516.doc