PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN CỜ ĐỎ CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016 Khóa ngày: 21/01/2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1. ( 3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). Câu 2. ( 3,0 điểm) a.Tóm tắt hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (1885 – 1896). b.Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 3. ( 4,0 điểm) Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? Câu 4. ( 5,0 điểm) Ngày nay, xu thế phát triển chủ yếu của thế giới là gì? Tại sao hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm? Câu 5. ( 5,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam như thế nào? Vì sao nói ngoài hai giai cấp công nhân và nông dân, các giai cấp, tầng lớp khác cũng có thể vận động lôi kéo họ tham gia cách mạng? ----------------------Hết--------------------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh......Số báo danh....... Chữ ký của giám thị 1Chữ ký của giám thị 2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN CỜ ĐỎ CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn có 3 trang Câu Nội dung Điểm Câu 1. (3,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) giành thắng lợi vì: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ. 1,5 1,5 Câu 2. ( 3,0 điểm) a.Tóm tắt hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (1885 – 1896) . b.Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao? a.Tóm tắt hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (1885 – 1896) . - Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. - Giai đoạn 2 (1888 – 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. b.Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao? - Trong phong trào Cần Vương tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) - Vì: + Cuộc khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ ngay khi chiếu Cần vương vừa ban ra, thực hiện lời hiệu triệu giúp vua cứu nước. + Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa rộng lớn: cả bốn tỉnh Bắc kì và Trung kì. + Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người có uy tín, đức độ, tài năng như Phan Đình Phùng, Cao Thắng. 1,0 0,5 1,5 + Lực lượng tham gia khởi nghĩa: bao gồm cả nam, nữ và cả người dân tộc. + Khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm, Là cuộc khởi nghĩa tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần vương + Tổ chức cao, chuẩn bị lực lượng, căn cứ kháng chiến, huấn luyện quân sự chế tạo súng. Cuộc khởi nghĩa giành những thắng lợi lớn... gây cho địch nhiều thiệt hai nhất, để lại nhiều bài học kinh nghiệm ... Câu 3. ( 4,0 điểm) Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? * Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN: - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Ngày 8-8- 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po. - Mục tiêu: “ Tuyên bố Băng Cốc” (8- 1967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “ một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì: - Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với ba nước Đông Dương rất phức tạp ( Căng thẳng, đối đầu) - Sau Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiên rõ rệt . Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này. Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 - Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. - Năm 1992 ASEAN biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do. Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực nhằm tạo một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á 0,5 0,5 1,0 2,0 Câu 4. ( 5,0 điểm) Ngày nay, xu thế phát triển chủ yếu của thế giới là gì? Tại sao hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm? *Từ sau năm 1991, thế giới bước sang thời kì sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như: - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. *Tại sao hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm? Sau Chiến tranh lạnh hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh tổng hợp thay cho chạy đua vũ trang, bởi họ ý thức được sức mạnh của một quốc gia là kinh tế phồn vinh, tài chính vững chắc, nền công nghệ cao, quốc phòng vững mạnh. Sức mạnh đó mới đảm bảo đất nước đi lên phát triển, chính trị - xã hội ổn định. 4,0 1,0 Câu 5. (5,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam như thế nào? Vì sao nói ngoài hai giai cấp công nhân và nông dân, các giai cấp, tầng lớp khác cũng có thể vận động lôi kéo họ tham gia cách mạng? - Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: + Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. + Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá thành hai bộ phận : tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến. + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. + Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hoá, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. + Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Ngoài hai cấp công nhân và nông dân, các giai cấp, tầng lớp khác cũng có thể vận động lôi kéo họ tham gia cách mạng vì: + Các giai cấp, tầng lớp khác có tinh thần dân tộc, dân chủ: Giai cấp địa chủ phong kiến: có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.Tầng lớp tiểu tư sản:... bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. + Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của họ... 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,5 Giáo viên chấm cần lưu ý: - Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, hướng dẫn cơ bản, tổ chấm cần trao đổi bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm. Tổ chấm có thể cụ thể hóa một số nội dung, mức điểm để dễ chấm. - Căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm, cần trân trọng những ý kiến, những lập luận, tìm tòi sáng tạo khác nhau của học sinh trong các câu hỏi mang tính vận dụng, liên hệ, nếu đúng thì vẫn cho điểm.
Tài liệu đính kèm: