Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học: 2010 - 2011 môn: Địa lí thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học: 2010 - 2011 môn: Địa lí thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh năm học: 2010 - 2011 môn: Địa lí thời gian làm bài 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Lập
Đề chính thức Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh
Năm học: 2010 - 2011
Môn: Địa Lí
Thời gian làm bài 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có trang 01 trang.
Câu 1: ( 5 điểm) Sử dụng át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư, dân tộc ở các vúng đồng bằng nước ta? Giải thích nguyên nhân sự phân bố đó?
Câu 2: ( 5 điểm) Sử dụng át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội của trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 3: ( 5 điểm) Sử dụng át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :
a. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta.
b. Ngành thủy sản hiện nay phát triển mạnh dựa trên lợi thế nào?
Câu 4: ( 5 điểm) Cho bảng số liệu:
	Cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam ( Đơn vị: %)
Nhóm tuổi
197 9
1999
2004
0 - 14
42,6
33,1
28,0
15 - 59
50,4
58,8
63,0
60 trở lên
7,0
8,1
9,0
Tổng số dân(Triệu người)
52,7
76,3
82,1
a. Vể biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu theo nhóm tuổi của dân số nước ta trong 3 năm nói trên?
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu nhóm tuổi dân số nước ta. Từ đó rút ra xu thế phát triển của dân số nước ta hiện nay?
Hết
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 Thí sinh được phép sử dụng át lát địa lí Việt Nam của nhà xuất bản Giáo dục
Họ và tên thí sinh:.......................................... Số báo danh:
Hướng dẫn chấm địa lí 9 thcs
Nội dung
Điểm
Câu 1:( 5 điểm)
a. Đặc điểm phân bố dân cư dân tộc ở đồng bằng:
Yêu cầu: Học sinh sử dụng át lát trang 11 và 12 và nêu được các ý sau:
+ Đồng bằng nước ta là nơi tập trung dân cư đông nhất với diện tích chiếm 1/4 nhưng tập trung 3/4 dân số cả nước.
+ Tuy vậy phân bố dân cư ở các đồng bằng cũng không đồng đều giữa phĩa Bắc và phía Nam và ngay cả trong một vùng đồng bằng.
Cụ thể:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, mật độ trên 1000 người/ Km2 nhưng dân cư phân bố cũng không đồng đều ( Dẫn chứng)
+ Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gấp hai lần đồng bằng sông Hồng mà dân số đứng thứ hai cả nước. Đa số dân cư tập trung đông ở dọc sông Tiền, sông Hậu, mật độ trên 500 người/Km2, có nơi mật độ dân số thấp hơn 200 người/ Km2 ( Dẫn chứng)
+ Hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, tiềm năng phát triển nông nghiệp hạn chế nên mật độ dân số thấp hơn hai đồng bằng trên: Đa số từ 100 đến 200 người/Km2 . Những vùng thâm canh lúa nước nghề thủ công phát triển mật độ trên 500 người/Km2, Quảng Bình có mật độ dân số thấp nhất nhỏ hơn 100 người/Km2.
+ Các đồng bằng nước ta đa số là người Kinh, dân tộc ít người chỉ có người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, người Khơ me ở đồng bằng sông Cửu Long.
b. Giải thích nguyên nhân:
+ ở các đồng bằng có nghề thâm canh lúa nước phát triển cơ cấu ngành nghề đa dạng là nơi có nhiều trung tâm công nghiệp dịch vụ, nhiều thành phố, thị xã.
+ Vùng ven biển có nghề thủy sản phát triển nên dân cư tập trung đông.
+ Vùng đồng bằng miền trung thưa dân hơn và phân bố không đồng đều là do điều kiện sản xuất và cư trú không thuận lợi.
+ Sự chênh lệch không đồng đều phân bố dân cư từ Bắc vào Nam còn gắn với lịch sử khai thác lãnh thổ và mức độ công nghiệp hóa ở mỗi vùng.
Câu 2: 
Học sinh sử dung át lát địa lí Việt nam trang....................
a Thuận lợi: 
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc (Học sinh nêu cụ thể đặc điể địa hình Tây Bắc và Đông Bắc)
+ Khí hậu nhiệt đới có một mùa đông lạnh và có sự khác biệt giữa Đông Bắc và Tây Bắc (Cần chỉ rõ)
+ Sông ngòi và biển:
- Có hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có giá trị thủy lợi, thủy điện, giao thông và nghề cá.
- Biển nhiều bãi cá, nhiều đảo ven bờ thuận lợi khai thác, nuôi trồng, chế biến biến hải sản và du lịch.
+ Đất chủ yếu là đất fe ra lít và các cánh đồng giữa núi và đất phù sa.
+ Với các điều kiện trên thuận lợi để vùng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp với các lợi cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới và ôn đới ( Dẫn chứng); Chăn nuôi gia súc lớn, nghề rừng và công nghiệp chế biến.
+ Khoáng sản tập trung nhiều khoáng sản nhất nước ta (DC) thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng, hóa chất và các ngành công nghiệp khác.
b. Khó khăn:
+ Địa hình hiểm trở giao thông đi lại khó khăn.
+ Thời tiết thất thường phức tạp (DC)
+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
Câu 3:
Học sinh sử dụng át lát địa lí trang 15 và các trang khác.
a. Sự phát triển và phân bố:
- Ngành thủy sản nước ta từ 1990 đến nay phát triển nhanh cả nuôi trồng và đánh bắt(DC).
- Sản lượng khai thác tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ(DC).
- Sản lượng nuôi trồng tập trung chủ yếu ở đồng băng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng(DC).
- Ngành thủy sản nước ta tập trung ở các đồng bằng ven biển với bốn ngư trường lớn, còn miền núi và cao nguyên kém phát triển.
b. Những lợi thế:
Học sinh cần chỉ rõ lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như: + Vùng biển rộng, trữ lượng hải sản lớn, biển nhiệt đới nóng quanh năm, dễ đánh bắt.
+ Có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn(DC).
+ Dọc bờ biển có nhiều đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn.
+ Các cửa sông rộng, sâu nhiều vịnh, vũng thuận lợi xây dựng các trung tâm chế biến và các cảng cá.
+ Trong đất liền có nhiều sông ngòi, kênh, rạch, tôm, cá.
Về điều kiện kinh tế xã hội:
- Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm, có truyền thống trong đánh bắt và chế biến.
- Có các cơ sở chế biến, phương tiện hiện đại...
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước, thị trường tiêu thụ rộng.
c. Hạn chế:
- Biển Đông có nhiều bão, biển động nhiều vùng nước ven bờ bị ô nhiễm, rừng ngập mặn bị tàn phá.
 - Cơ sở vật chất, dịch vụ ở trình độ thấp, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao.
- Thị trường thế giới luôn luôn biến động.
Câu 4: ( 5 điểm)
a. Lập bảng so sánh quy mô và bán kính của biểu đồ.
Năm
Quy mô dân số
So sánh R
1979
1,0
1,0
1999
1,45
1,2
2004
1,56
1,25
b. Học sinh vẽ ba biểu đồ tròn với tỉ lệ 1 : 1,2 : 1,25.
Yêu cầu vẽ chính xác khoa học, chia tỉ lệ đúng, trình bày đẹp, đủ thông tin
Mỗi sai xót trừ 0,25 điểm
c. Nhận xét:
- Cơ cấu nhóm tuổi dân số nước ta có sự thay đổi rõ dệt từ 1979 đến 2004
+ Nhóm 0 đến 14 tuổi giảm tỉ trọng (DC)
+ Nhóm 15 đến 59 tăng liên tục (DC)
+ Nhóm 60 trở lên cũng tăng(DC)
3,0
0,5 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
3,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
2,0
0,5
0,5
0,5
0.5
2,0
1,0
1,0
1,0
1,0
2,0
2,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_Dia_Li_L9_Tinh_Xan.doc