UBND HUYỆN GIA VIỄN PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): X¸c ®Þnh c©u nghi vÊn trong c¸c ®o¹n sau. Nh÷ng c©u nghi vÊn ®ã ®îc dïng lµm g×? a) Hìi ¬i L·o H¹c! Th× ra ®Õn lóc cïng, l·o còng cã thÓ lµm liÒu nh ai hÕt. Mét ngêi nh thÕ Êy!. Mét ngêi ®· khãc v× trãt lõa mét con chã! Mét ngêi nhÞn ¨n ®Ó tiÒn l¹i lµm ma, bëi kh«ng muèn liªn luþ ®Õn hµng xãm, l¸ng giÒng. Con ngêi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê còng theo gãt Binh T ®Ó cã ¨n ? Cuéc ®êi qu¶ thËt cø mçi ngµy mét thªm ®¸ng buån. (Nam Cao, L·o H¹c) b) Nµo ®©u nh÷ng ®ªm vµng bªn bê suèi Ta say måi ®øng uèng ¸nh tr¨ng tan? §©u n÷ng ngµy ma chuyÓn bèn ph¬ng ngµn Ta lÆng ng¾m giang san ta ®æi míi? §©u nh÷ng b×nh minh c©y xanh n¾ng géi, TiÕng chim ca giÊc ngñ ta tng bõng? §©u nh÷ng chiÒu lªnh l¸ng m¸u sau rõng Ta ®îi chÕt m¶nh mÆt trêi gay g¾t, §Ó ta chiÕm lÊy riªng phÇn bÝ mËt? - Than «i! Thêi oanh liÖt nay cßn ®©u? (ThÕ L÷ , Nhí rõng) Câu 2 (6,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau đây của Các Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Câu 3 (12,0 điểm): Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương, nhà văn Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”. Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- Nam Cao, em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên. ---- Hết ---- Họ và tên học sinh: SBD: Họ và tên GT 1:. Họ và tên GT 2:. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 8 Câu 1: - C¸c c©u nghi vÊn: (1,0 ®iÓm) + a) Con ngêi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê còng theo gãt Binh T ®Ó cã ¨n ? + b) C¸c c©u trong khæ th¬ ®Òu lµ c©u nghi vÊn (trõ th¸n tõ: Than «i!) - C¸c c©u nghi vÊn trªn dïng ®Ó: (1,0 ®iÓm) + (a): Béc lé t×nh c¶m, c¶m xóc (sù ng¹c nhiªn). + (b): Mang ý phñ ®Þnh; béc lé t×nh c¶m, c¶m xóc. Câu 2: A. Yêu cầu: * Về nội dung: Học sinh có thể trình bày những cách suy nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề cần nghị luận, có thể có những cách lập luận khác nhau, nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau: I. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận II. Thân bài: 1. Giải thích nội dung câu nói: Ngọc là một loại đá - kim loại rất cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp, rất quý hiếm; quý hiếm hơn cả vàng, thường được chế tác thành đồ nữ trang, pho tượng. Ngọc có nhiều loại, đủ màu sắc như hồng ngọc, bạch ngọc, ngọc lam, ngọc phỉ thúy, bích ngọc, ngọc trai. Các vua chúa ngày xưa hay dùng ngọc để làm quốc ấn. quốc bảo - biểu tượng cho vương triều. Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng, tâm đầu ý hợp, thủy chung, hết lòng yêu thương nhau, tôn quý nhau; không vụ lợi, không dung tục tầm thường. Các Mác dùng lời nói so sánh “tình bạn chân chính là viên ngọc quý" nhằm hình tượng hóa, cụ thể hóa tình bạn chân chính là tình bạn đẹp, tình bạn quý, rất đáng trân trọng, ngợi ca. 2. Vì sao “tình bạn chân chính là viên ngọc quý?". Bạn chân chính yêu thương nhau, quý trọng nhau như anh em ruột thịt, cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau học hành, làm ăn. Bạn chân chính sẽ cùng nhau chia ngọt sẽ bùi với nhau, nghèo khổ, hoạn nạn có nhau, hết lòng giúp đỡ lần nhau vượt qua vận hạn. Bạn chân chính vào sinh ra tử có nhau, nghèo khổ, vinh hiển đều gắn bó với nhau, trọn đời sắt son chung thủy. Tình bạn tri âm, tri kí, tình bạn chiến đâu, tình đồng chí... là viên ngọc quý, sáng trong mãi trong cõi đời. Sống trong tình bạn chân chính, ai cũng tự hào cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc, “lớn lên” trong cuộc đời, tự tin trước mọi gian nan thử thách. 3. Nêu một số dẫn chứng về tình bạn chân chính: Bá Nha - Tứ Kì. Lưu Bình - Dương Lễ, Mác - Ang-ghen,... là những gương sáng tuyệt đẹp về tình bạn chân chính thủy chung. 4. Bài học rút ra: Tình bạn có một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong cuộc sống. Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn vì thế ta cần trân trọng, giữ gìn, bảo về tình bạn và cần mở rộng những tình bạn tốt. Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc có thể dẫn đến hành động xấu: bao che khuyết điểm cho nhau, bè phái, hội hè ăn chơi, sa ngã, chỉ làm hại nhau. Vì thế cần biết chọn bạn mà chơi. “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Để giữ gìn nó con người cần luôn cố gắng rèn luyện tấm lòng chân thành, thẳng thắn, khoan dung và vượt qua tự ái. Mỗi tình bạn chúng ta gìn giữ được sẽ trở thành một bản nhạc tuyệt vời trong cuộc hoà âm bởi những tình cảm cao đẹp của nhân loại. * Về phương pháp: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. B. Cách cho điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi. - Điểm 1-2: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề. Câu 3: A. Yêu cầu: * Về nội dung: I, Mở bài: (0,5 điểm) : Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán. - Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945. - Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn. - Xuất xứ của câu nói: Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao. II. Thân bài: (11,0 điểm) 1.Giải thích nội dung nhận định: (1,0 điểm) - “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một tác phẩm nghệ thuật lớn, có giá trị (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, ). - “là một tác phẩm vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người”: Đó là sức sống của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian. - “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ”: Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm và tình cảm của nhà văn trước hiện thực ấy. “Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn ". Đây là giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học. Đó là điều cốt lõi, là hạt nhân cơ bản của một tác phẩm có giá trị. - Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị phải phải là Nó vừa vừa Nó . Nó ” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính. 2. Chứng minh : - Luận điểm 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của truyện ngắn Lão Hạc – Nam Cao. (7,0 điểm) - Luận điểm 2: Tác động về nhận thức, giáo dục,... của tác phẩm đó đối với bạn đọc. (2,0 điểm) - Luận điểm 3: Khái quát, mở rộng: (1,0 điểm) + Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung chính của truyện ngắn Lão Hạc. So sánh với một số sáng tác khác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân, người trí thức, từ đó khẳng định sức sống của tác phẩm Nam Cao + Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. + Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người, đó cũng là bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau. C, Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: + Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất. + Khẳng định câu nói của Nam Cao: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn” là đúng. Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao. * Về phương pháp: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả B. Cách cho điểm: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 8- 9 - 10: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi. - Điểm 5- 6 - 7 : Đáp ứng được nửa yêu cầu nói trên, diễn đạt còn nhiều chỗ vụng về. - Điểm 1- 2- 3- 4: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc rất nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề. * Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo.
Tài liệu đính kèm: