Đề thi chọn học sinh giỏi khối 4 Môn: Tiếng Việt Thời gian làm bài 60 ‘ (Không kể chép đề) ______________ Bài 1: (4 điểm). Cho đoạn thơ sau: Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ em thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Đỗ Trung Quân a. Tìm các câu theo mẫu Ai là gì ở trong khổ thơ trên. b. Câu Ai - là gì ? khác kiểu câu Ai - làm gì ở chỗ nào ? Bài 2: (4 điểm). Em hiểu nghĩa các từ: định cư ? cần cù như thế nào ? Bài 3: (4 điểm). Cho đoạn thơ: Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh. Tre xanh không chịu khuất mình bóng râm. Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) a. Những từ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá ? b. Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam ? Bài 4: (7 điểm). Tập làm văn: Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Một dòng sông với những cánh buồm rập rờn trong nắng sớm. Một cánh đồng xanh mướt thẳng cánh cò bay. Một con đường làng thân thuộc in dấu chân quen. Một đêm trăng đẹp làm em thích thú. Em hãy tả một trong những cảnh đẹp đó. Trình bày: 1 điểm. Đáp án chấm Bài 1: (4 điểm). Các mẫu câu trong khổ thơ Ai - là gì: - Quê hương là cánh diều biếc (2 điểm). - Quê hương là con đò nhỏ. Câu Ai - là gì ? khác kiểu câu Ai - làm gì ở chỗ: Kiểu câu Ai - là gì để giới thiệu, nhận xét ..Ai - là gì nêu hoạt động của người và vật (2 điểm). Bài 2: (4 điểm). (2 điểm). Giải nghĩa được - Định cư là sống cố định ở 1 nơi (1 điểm). - Cần cù: là chăm chỉ chịu khó một cách thường xuyên (1 điểm). Từ trái nghĩa với định cư: du cư (1 điểm). Cần cù : lười biếng ( 1 điểm). Bài 3: (4 điểm). a. Các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá: Vươn mình, đu, hát ru, yêu nhiều, không đứng khuất, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu thương nhau, không ở riêng (2 điểm). Thiếu các từ ngữ trên trừ mỗi từ ngữ (1 điểm). b. Giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của tre là: chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau, kề vai sát cánh bên nhau (2 điểm) thiếu 1 ý trừ 1 điểm. Bài 4: (7 điểm). Học sinh viết được đoạn văn cần nêu bật được: Cảnh đẹp đó đẹp như thế nào, nhìn từ xa như thế nào ? Lại gần như thế nào? có đặc điểm gì nổi bật, có những màu sắc âm thanh gì - Cảnh đó gắn bó với thời thơ ấu của em ra sao. Trong đoạn văn viết biết dùng các biện pháp tu từ, câu có hình ảnh. Trình bày rõ ràng đúng ngữ pháp. Tuy là một đoạn văn song học sinh phải thể hiện được phần mở bài, thân bài, kết bài. Tuỳ mức độ sai sót giáo viên trừ các mức: 7 -> 6,5 -> 6 -> 5,5 -> 5 - 1 1 điểm cho bài trình bày sạch đẹp khoa học. Đề thi chọn học sinh giỏi khối 4 năm học 2009 - 2010 Môn: Toán Thời gian làm bài 60 ‘ (Không kể chép đề) ______________ Bài 1: (2 điểm). Tính nhanh giá trị biểu thức sau: a. 15 x 2 + 15 x 3 + 5 x 15 - 100. b. 52 - 42 + 37 + 28 - 38 + 63. Bài 2: Tìm x (2 điểm). a. 89675 - (x + x) = 48341 b. x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0. Bài 3: (3 điểm). Có hai ngăn sách: Cô thư viện cho lớp 3A mượn số sách ngăn thứ nhất. Cho lớp 3B mượn số sách ngăn thứ hai. Như vậy mỗi lớp đều được mượn 30 cuốn. Hỏi số sách còn lại ngăn thứ hai gấp mấy lần số sách còn lại ngăn thứ nhất ? Bài 4: ( 3 điểm ) Một hình vuông có cạnh là 5 cm. a. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó. b. Tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật có chu vi với hình vuông trên nhưng có diện tích nhỏ nhất. Đáp án Bài 1: (4 điểm). a. 15 x 2 + 15 x 3 + 5 x 15 - 100 b. 52 - 42 + 37 + 28 - 38 + 63 = 15 x (2 + 3 + 5) - 100 (1 đ). = (52 + 28) + (37 + 63) - (42 + 38) (1 đ) = 15 x 10 - 100 (0,5 đ) = 80 + 100 - 80 (0,5 đ) = 150 - 100 = 50 (0,5 đ). = 180 - 80 = 100 (0,5 đ) Bài 2: (4 điểm). Phần a: 2,5 điểm. Phần b: 1,5 điểm. a. 89675 - (x + x) = 48341. = 8975 - x x 2 = 48341 (1 điểm). x x 2 = 89675 - 48341 (0,5 điểm). x x 2 = 41334 (0,25 điểm). x = 41334 : 2 (0,25 điểm). x = 20667 (0,5 điểm). b. x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0 x - (1 + 2 + 3 + 4) = 0 (1 điểm). x - 10 = 0 x = 10 (0,5 điểm). Bài 3: (6 điểm). - Số ngăn thứ nhất là 30 x 3 = 90 (Q’) (1 điểm). - Số sách ngăn thứ hai là: 30 x 5 = 150 (Q’) (1 điểm). - Số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 90 - 30 = 60 (Q’) (1 điểm). - Số sách còn lại ở ngăn thứ hai là: 150 - 30 = 120 (Q’) (1 điểm). - Số sách còn lại ở ngăn thứ hai so với số sách còn lại ở ngăn thứ nhất thì gấp: 120 : 60 = 2 (lần) (1,5 điểm). Đáp số: 2 lần. (0,5 điểm). Bài 4: (6 điểm0. - Chu vi hình vuông là: 5 x 4 = 20 (cm) (0,75 điểm). - Diện tích hình vuông là: 5 x 5 = 25 (cm2) (0,75 điểm). - Tổng chiều dài và chiều rộng của HCN là 20 : 2 = 10 cm (1,5 điểm). - HS tìm được 2 số có tổng bằng 10 và các tích bé nhất: 2,5 đ Nếu 10 = 1 + 9 thì 1 x 9 = 9 Nếu 10 = 2 + 8 thì 2 x 8 = 16 (loại) .. Nếu 10 = 5 + 5 thì 5 x 5 = 25 (loại) Vậy HCN có chiều dài là 9 cm và chiều rộng là 1 cm. ĐS: a. 0,5 điểm. b. 0,5 điểm. Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 5 Môn: Toán - Năm học 2007 - 2008 Thời gian làm bài: 60’ ________________ Bài 1: (4 điểm). Tính giá trị biểu thức bằng cách hợp lý nhất. a. 65 x 12,5 + 125 x 0,1 + 3,4 x 125. b. 125 x 6,25 - 6,25 x 24 - 625 x 0,01. Bài 2: (4 điểm). Tìm x: Bài 3: (6 điểm). Trong đợt thu gom giấy vụn do trường tổ chức, số giấy vụn của ba khối: Khối 3, khối 4, khối 5 thu gom được như sau: Tổng số giấy vụn khối 5 và khối 4 thu gom được là 235,6 Kg; Tổng số giấy vụn mà khối 4 và khối 3 thu gom được là 199,4 Kg. Tính số Kg giấy mà mỗi khối thu gom được, biết rằng khối 5 thu gom được bằng khối 3 thu gom được. Bài 4: (6 điểm). Cho hình thang ABCD (như hình vẽ) A B có đáy đáy CD. Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. I a. Trong hình vẽ, những tam giác nào bằng nhau ? D C Tại sao ? b. Tính diện tích hình thang ABCD, biết diện tích tam giác ABC = 12 cm2. Đáp án chấm toán 5 Bài 1: (4 điểm). Mỗi phần 2 điểm. a. 65 x 12,5 + 125 x 0,1 + 3,4 x 125 = 65 x 12,5 + 12,5 x 1 + 34 x 12,5 (0,5 điểm). = (65 + 1 + 34) x 12,5 (1 điểm). = 100 x 12,5 (0,5 điểm). = 1250 b. (2 điểm). 125 x 6,25 - 6,25 x 24 - 625 x 0,01 = 125 x 6,25 - 6,25 x 24 - 6,25 x 1 (0,5 điểm) = (125 - 24 - 1) x 6,25 (1 điểm). = 100 x 6,25 (0,5 điểm). Bài 2: (4 điểm). (0,5 điểm). (0,5 điểm). (x - 1,75) : 0,01 = 41,25 x 20 (0,5 điểm). (x - 1,75): 0,01 = 825 (0,5 điểm). x - 1,75 = 825 : 0,01 (0,5 điểm). x - 1,75 = 8,25 (0,5 điểm). x = 8,25 + 1,75 (0,5 điểm). x = 10. Bài 3: (6 điểm). HS tìm ra hiệu số giấy vụn của khối 5 và khối 3 là 41,2 Kg (1,5 đ) - Vẽ được sơ đồ dưới dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số” (1 đ). K3 K 5 - Số Kg giấy vụn khối 3 là: 41,2: (3 - 1) x 2 = 82,4 (Kg) (1,5 đ) - Số Kg giấy vụn khối 5 là: 82,4 + 41,2 = 123,6 (Kg) (0,75 đ) - Số Kg giấy vụn khối 4 là: 235,6 - 123,6 = 112 (Kg) (0,75 đ) ĐS: (0,5 đ). Bài 4: (6 điểm). Phần a (3 điểm). HS tìm được 3 cặp tam giác có S = nhau và giải thích đúng mỗi cặp cho (1 đ) + SABC = S ABD có chung đáy AB và chiều cao là chiều cao của hình thang (1 đ) + SACD = SBCD có chung đáy CD và chiều cao là chiều cao của hình thang (1 đ) + SAID = SBIC vì có chung tam giác AIB (1 đ). Phần b (3 điểm). HS biết so sánh: (1 điểm). Tính được SACD = 12 x 3 = 36 (cm2) (0,5 điểm). Ta lại có: SABC + SACD = SABCD (0,5 điểm). => SABCD = 36 + 12 = 48 (cm2) (0,5 điểm). ĐS: (0,5 điểm). Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 Năm học 2007 - 2008 Thời gian làm bài 50’ (Không kể chép đề) ______________ Bài 1: (4 điểm). Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới câu sau: a. Chim sơn ca thôi không hót vì bị nhốt lâu trong lồng. b. Vì bị săn lùng, một số loài thú rừng quý của nước ta bị mất giống Bài 2: (3 điểm). Tìm từ trái nghĩa với các từ sau và đặt câu với 1 từ trái nghĩa em vừa tìm được. Giói, nhớ, cứng, yếu. Bài 3: (5 điểm). Cho đoạn thơ: Đêm nay bên bến Ô Lâu Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giờ xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu. Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ. Càng nhìn, càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác, mà ngờ Bác hôn. (Cháu nhớ Bác Hồ - Thanh Hải) a. Đoạn thơ trên nói lên điều gì ? b. Vì sao bạn phải “Cất thầm” ảnh Bác ? Bài 4: (7 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 7 câu) tả một cây mà em yêu thích ? 1 điểm dành cho trình bày. Đáp án Bài 1: (4 điểm). Đặt đúng cho bộ phận gạch dưới các câu mỗi phần 2 điểm. a. Vì sao chim sơn ca b. Vì sao một số loài thú Bài 2: (3 điểm). - Tìm đúng mỗi từ trái nghĩa. (0,5 điểm). - Đặt đúng câu với 1 từ trái nghĩa tìm được. (1,0 điểm). Bài 3: (5 điểm). - HS trả lời nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ (3 đ). - Trả lời được vì sao bạn nhỏ “Cất thầm” ảnh Bác (2 đ). (Vì chúng không muốn nhân dân ta hướng về cách mạng, Bác là người lãnh đạo nhân dân ta). Bài 4: (7 điểm). HS đạt 7 điểm cần những yêu cầu sau: - Cây định tả là cây gì ? cây đó ở đâu do ai trồng, nêu được đặc điểm nổi bật của cây mà em định tả, ích lợi của cây đó. Câu văn rõ ý, có hình ảnh. Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 2 Năm học 2007 - 2008 Môn: Toán Thời gian làm bài 50’ ______________ Bài 1: (6 điểm). Điền số thích hợp vào ô trống. a) : 3 + 2 = 5 b) 36 : - 3 = 82 - 76 c) 104 < 152 + < 176: 104 < 124 + 136 Bài 2: Tính nhanh: a) 5 x 4 x 2 b) 14 + 23 + 26 + 7 Bài 3: Tuổi của Bình là số nhỏ nhất có hai chữ số. Tuổi của ông và Bình là số lớn nhất có hai chữ số. Hãy tính tuổi của ông. Bài 4: Hình bên có bao nhiêu hình tam giác Bao nhiêu hình tứ giác. Đáp án chấm Bài 1: (6 điểm): HS điền đúng dấu số phép tính a là 9 cho 1,5 đ. Điền đúng số phép tính b cho 2,5 điểm đó là số 4. Điền đúng số phép tính c cho 2 điểm (số cần điền là số bất kỳ 1 - 12) Bài 2: Tính nhanh: (4 điểm). Làm đúng mỗi phép tính cho 2 điểm. a: 5 x 2 x 4 = 10 x 4 = 40. b: (14 + 26) + (23 + 7) = 40 + 30 = 70. Nếu HS không tính nhanh mà chỉ viết kết quả đúng toàn bài cho 1 đ. Bài 3: (6 điểm). HS biết nói: Tuổi của Bình là số nhỏ nhất có hai chữ số là số 10 (1 đ). - Tuổi của ông và Bình là số lớn nhất có hai chữ số là 99 (2 đ). - Tuổi của ông là: 99 - 10 = 89 (T) (2,5 đ). Đáp số: 89 T (0,5 đ). Bài 4: (4 điểm). HS tìm được 9 hình tam giác và 9 hình tứ giác cho (4 đ). Nếu HS tìm đủ 9 hình tam giác (2 đ). Thiếu 1 hình trừ 0,5 đ. Bài 3: (6 điểm). Nếu Tùng cho Đức 16 viên bi thì số bi của hai em bằng nhau và mỗi em có 32 viên. Hỏi trước khi cho Tùng có bao nhiêu viên bi ? Đức có bao nhiêu viên bi ? HS tìm được: - Số bi của Tùng trước khi cho là: (3 đ). 32 + 16 = 48 (viên). - Số bi của Đức trước khi Tùng cho là: (2 đ). 48 - 32 = 16 (viên). ĐS: Tùng 48 viên (0,5 đ) Đức 16 viên Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 1 Môn: Tiếng Việt - Năm học 2007 - 2008 Thời gian làm bài 40’ ______________ Bài 1: (10 điểm). Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Mẹ và cô Buổi sáng bé chào mẹ, Chạy tới ôm cổ cô, Buổi chiều bé chào cô, Rồi sà vào lòng mẹ. Mặt trời mọc rồi lặn Trên đôi chân lon ton Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáo. Trần Quốc Toàn Bài 2: (5 điểm). Tìm trong bài từ có chứa vần “iêu” -Tìm 5 tiếng có chứa vần “iêu” ngoài bài thơ trên. Bài 3: (4 điểm). Cho câu thơ: “Hai chân trời của con Là mẹ và cô giáo” Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? 1 điểm dành cho trình bày sạch đẹp./. Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 1 Môn: Toán - Năm học 2007 - 2008 Thời gian làm bài 40’ ______________ Bài 1: (6 điểm). Điền dấu phép tính ( +, -) thích hợp vào ô trống: a) 4 4 5 = 13. b) 56 13 33 = 36. c) 1 3 1 2 = 5 Bài 2: (4 điểm). Nam nói “Hai năm nữa, mình có số tuổi bằng số tự nhiên lớn nhất có một chữ số”. Hỏi bây giờ Nam mấy tuổi ? Bài 3: (6 điểm). Tuấn có 9 cái kẹo, nếu Tuấn cho An 4 cái kẹo thì An có 10 cái kẹo. Hỏi ban đầu ai có nhiều kẹo hơn ? Bài 4: (4 điểm). Hình vẽ bên có bao nhiêu hình tam giác ? Đáp án chấm Bài 1: (6 điểm). Điền dấu + phép tính a cho 1,5 đ. Điền đúgn dấu + và trừ ở phép tính b cho 2 đ. Điền đúng d ấu +, - và + cho 2 đ ở phép tính c. Bài 2: (4 điểm). - Số tự nhiên lớn nhất có 1 chữ số là 9 (1,5 đ). - Số tuổi của Nam bây giờ là: 9 - 2 = 7 (T) (2 đ). ĐS: (0,5 đ). Bài 3: (6 điểm). Số kẹo lúc đầu của An là: 10 - 4 = 6 (cái kẹo) (4 đ). Vậy lúc đầu Tuấn có nhiều kẹo hơn. (2 đ). Bài 4: (4 điểm). HS tìm được 5 hình tam giác cho (4 đ). Thiếu 1 hình trừ (1 đ). Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 4 năm học 2007 - 2008 Môn: Toán Thời gian làm bài 60’ (Không kể chép đề) ______________ Bài 1: (4 đ). Cho các số 2, 3, 4, 5. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số trên sao cho mỗi số đó chia hết cho 3 và 5. Bài 2: (3 đ). Sắp xếp các số đo diện tích sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 405 dm2; 4 m2 50 dm2; 4500 cm2; 4m2 5 cm2. Bài 3: (7 điểm). Một đội văn nghệ có số nữ nhiều hơn số nam là 5 bạn. Sau đó nhà trường bổ sung cho đội 5 bạn nữ và điều 5 bạn nam sang đội khác. Lúc này số nam của đội bằng số nữ. Hỏi lúc đầu đội văn nghệ có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ. Bài 5: (5 đ). Cho hình vuông ABCD có chu vi là 120 m. M là trung điểm cạnh AB; N là trung điểm cạnh DC. Nối B với N; D với M ta được hình bình hành MBND. Tính diện tích hình bình hành đó. Đáp án Bài 1: HS phải nói được: Các số chia hết cho 5 có tận cùng là 0 hoặc 5. Vậy chữ số hàng đơn vị của số đó phải là 5. (0,5 đ). - Các số chia hết cho 3 có tổng các chữ số chia hết cho 3. Ta có: 2 + 3 + 5 = 10 2 + 4 + 5 = 11 3 + 4 + 5 = 12 (Chia hết cho 3) (1 đ). Vậy các số đó có hàng trăm hoặc hàng chục là 3, 4 (0,5 đ). -> Các số đó là: 345, 435 (2 đ). Nếu HS không lý luận giải thích chỉ đưa ra 2 số đó là: 345; 435 (cho 2 đ) Bài 2: (3 đ). HS xếp như sau: 4500 cm2; 4 m2 5 cm2; 405 dm2; 4m2 50 dm2 (2 đ) Hoặc HS đổi và xếp: 4500 cm2; 40005 cm2; 40500 cm2; 45000 cm2. Bài 3: (7 đ). Học sinh giải thích được: Vì lúc đầu nữ nhiều hơn nam 5 bạn, sau đó nhà trường lại bổ sung sang 5 bạn nữa vậy số nữ nhiều hơn số nam là (5 + 5 = 10 bạn). Sau đó nhà trường lại chuyển 5 bạn nam sang đội khác do đó nữ phải nhiều hơn nam là: 10 + 5 = 15 bạn (2 đ). Vẽ sơ đồ: Nam lúc sau Nữ lúc sau: Số nam lúc sau là: 15 : (5 - 2) x 2 = 10 (bạn) (1,5 đ) Số nam lúc đầu là: 10 + 5 = 15 (bạn) (1 đ). Số nữ lúc đầu là: 15 + 5 = 20 (bạn) (1 đ). ĐS: Nam lúc đầu: 15 bạn 0,5 đ Nữ lúc đầu: 20 bạn Bài 4: HS vẽ được hình đúng cho (1,5 đ). Tính được cạnh hình vuông: 120 : 4 = 40 (cm) (1 đ). - Vì M là trung điểm cạnh AB; N là trung điểm cạnh DC nên cạnh đáy hình bình hành là 30 : 2 = 15 (cm) (1 đ). - Đường cao của h.b.h MBND là MN = AD = 30 cm (1 đ). - Diện tích h.b.h là: 15 x 30 = 450 (cm2) (1 đ). ĐS: (0,5 đ). Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi khối 4 Môn: Tiếng Việt Thời gian làm bài 60’ (Không kể chép đề) ______________ Bài 1: Tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn dưới đây. Dùng gạch chéo để tách bộ phận CN và VN của từng câu tìm được (6 đ). Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng néơ bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hien rồi đi vào lớp. Bài 2: Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ Mẹ: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu. (5 đ). Bài 3: Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng. Em hãy chọn tả một cây hoa mà em yêu thích nhất. Đáp án Tiếng Việt Bài 1: (6 đ). - Xác định được đúng 3 câu kể ai làm gì (mỗi câu cho 1 đ). Nếu xác định 4 câu mà trong đó có 3 câu đúng trừ (1 đ). Nếu xác định thiếu mỗi câu trừ (1 đ). - Xác định được đúng CN - VN mỗi câu cho (1 đ). VD: a. Mẹ tôi/..dài và hẹp. b. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới/bước nhẹ. CN VN c. Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ/..vào lớp. CN VN Bài 2: (5 đ). Học sinh phải nêu bật được người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc hơn cả những ngôi sao “thức” soi sáng trong đêm, bởi lẽ khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa. Đêm nay mẹ là ngọn gió hình ảnh đó cho ta thấy mẹ không chỉ canh cho con ngủ ngon giấc mà mẹ còn đem ngọn gió mát trong đêm hè giúp cho con ngủ say (giấc tròn). Hình ảnh đó càng cho ta thấy mẹ dành tất cả tình cảm tốt đẹp cho con - mẹ là người luôn đem đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời - Nếu học sinh chỉ nói qua không đi và nêu được cụ thể tuỳ từng mức độ mà cho từ 5->4,5; 4,5 ->4; 4-> 3,5; 3,5-> 3; 3,0 ->2,5; 2,5->1,5->1,0. Bài 3: Tập làm văn (8 đ). Có MB, TB, KB theo đúng yêu cầu. Trình bày khoa học, sạch sẽ, bài viết nêu được đúng trọng tâm của đề bài. Trong bài viết đúng ngữ pháp, diễn đạt ý trôi chảy, biết dùng các biện pháp tu từ để miêu tả, dùng từ gợi tả gợi cảm câu văn sinh động. Không sai chính tả. - Nếu học sinh chỉ tả mà không dùng biện pháp tu từ, câu văn không có hình ảnh chỉ cho (4 đ). 1 điểm trình bày
Tài liệu đính kèm: