Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2012 - 2013 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2012 - 2013 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi huyện năm học 2012 - 2013 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHỊNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013
MƠN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đơng Nam Á trước và sau năm 1945.
Câu 2: (3.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rơ và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam?
Câu 3: (4.5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đĩ của nước Mĩ.
3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn cịn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
 Hết 
PHỊNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
THANH CHƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
NĂM HỌC 2012-2013
MƠN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đơng Nam Á trước và sau năm 1945.
Câu 2: (4.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rơ và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam?
Câu 3: (5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đĩ của nước Mĩ.
3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn cịn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
 Hết 
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VỊNG I NĂM HỌC 2012 - 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN LỊCH SỬ
	 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (2.5 điểm): Nêu những nét nổi bật của tình hình Đơng Nam Á trước và sau năm 1945 ? 
Hướng dẫn trả lời:
- Trước năm 1945 các nước Đơng Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của thực dân phương Tây. (0.5 điểm)
- Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đơng Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. (0.5 điểm)
Các sự kiện tiêu biểu là:
+ Tháng tám năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước Đơng Nam Á nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân như: Inđơnêxia; Việt Nam ( 8/1945); Lào (10/1945). (0.5 điểm) 
+ Ngay sau đĩ nhiều dân tộc Đơng Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước trong khu vực lần lượt giành độc lập. (0.5 điểm)
+ Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đơng Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực: Thành lập khối SEATO (1954), Thái Lan và Phi-líp-pin tham gia tổ chức này. Mĩ xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-Pu-Chia. In-đơ-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách hịa bình trung lập. Các nước Đơng Nam Á cĩ sự phân hĩa trong đường lối đối ngoại. (0.5 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm): Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng? Những hiểu biết của em về sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rơ và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam?
Hướng dẫn trả lời:
- Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng, vì: 
+ Trước những năm 60 của thế kỉ XX các nước Mĩ La-tinh rơi vào vịng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ. (0.5 điểm)
+ Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu Ba 1959 và đã làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước ở Mĩ La-tinh. (0.5 điểm)
+ Trong giai đoạn này phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bơ-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cơ-lơm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. (0.5 điểm)
- Sự ủng hộ, giúp đỡ của lãnh tụ Phi-đen Ca-xtơ-rơ và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam:
+ Cu Ba là nước đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, tự do, xây dựng đất nước của Việt Nam. (0.5 điểm)
+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Phi-Đen Ca-xtơ-rơ là nguyên thủ nước ngồi duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị động viên quan và dân ta. Phi-đen Ca-xtơ-rơ và nhân dân Cu Ba luơn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bằng trái tim và tình cảm chân thành, “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. (0.5 điểm)
+ Nhân dân Cu Ba quyên gĩp quần áo giúp đỡ nhân dân miền Nam Việt Nam. Cu Ba cử các chuyên gia, bác sĩ sang Việt Nam điều trị cho các thương binh ở chiến trường. Sau 1975, Cu Ba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) ... (0.5 điểm)
Câu 3: (4.5 điểm): “Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đĩ của nước Mĩ.
3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn cịn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ khơng cịn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
Hướng dẫn trả lời:
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở khơng bị chiến tranh tàn phá. (0.25 điểm)
+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hĩa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0.25 điểm)
+ Do đất nước khơng cĩ chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. (0.5 điểm)
2. Chứng minh cho sự giàu mạnh đĩ của nước Mĩ.
+ Sản lượng cơng nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới (56,47% - 1948). (0.5 điểm)
+ Sản lượng nơng nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nơng nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0.5 điểm)
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD). (0.5 điểm)
+ Về quân sự: Mĩ cĩ lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (0.5 điểm)
3. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm: 
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ ngày cạnh tranh gay gắt với Mĩ. (0.25 điểm)
+ Kinh tế khơng ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thối, khủng hoảng. (0.25 điểm)
+ Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tốn kém và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. (0.5 điểm)
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự khơng ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. (0.5 điểm)
(Lưu ý: Trường hợp thí sinh cĩ những ý tưởng, sáng tạo khác nhưng đảm bảo tính khoa học, lơ gíc thì tùy bài làm cụ thể để giám khảo cho điểm chi tiết)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg.doc