Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hào Phú (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 01/10/2023 Lượt xem 526Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hào Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hào Phú (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG
TRƯỜNG THCS HÀO PHÚ
ĐỀ CHÍNH THỨC
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN THI: VẬT LÍ 8
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 01 trang)
Bài 1. (4 điểm)
Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp xuất phát từ A đi về B với vận tốc v1= 12km/h. Sau đó 2 giờ một người đi bộ từ B về A với vận tốc v2 = 4 km/h. Biết AB = 48km.
a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
b) Nếu người đi xe đạp, sau khi đi được 2km rồi ngồi nghỉ 1 giờ thì 2 người gặp nhau lúc mấy giờ? nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Bài 2. (4 điểm)
Một khối gỗ hình trụ nặng tiết diện S = 100 cm2, chiều cao h = 15cm 
có khối trọng lượng riêng d1 = 8000 N/m3 được thả nhẹ trong nước. 
a. Hãy xác định phần nhô lên mặt nước của khối gỗ biết trọng lượng 
riêng của nước là d2 = 10000 N/m3.
b. Nối khối gỗ vào vật nặng có trọng lượng riêng d0 = 20000 N/m3 thì khối gỗ vừa ngập trong nước. Tìm trọng lượng của vật nặng đó?
Bài 3: (4 điểm)
Đưa một vật khối lượng m = 200kg lên độ cao h = 10m, người ta dùng một trong hai cách sau:
a. Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m. Lực kéo vật lúc này là F1 = 1900N. 
- Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng ?
- Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
b. Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F2 = 1200N. Hãy tính hiệu suất của hệ thống ?
Bài 4: (4 điểm)
Hai gương phẳng G1, G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S.
Câu 5: (4,0 điểm)
Đ2
Cho mạch điện gồm ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 mắc như sơ đồ hình vẽ. Đ1 sáng bình thường khi cường độ dòng điện qua đèn là I1 = 0,8A, Đ2 sáng bình thường khi cường độ dòng điện qua đèn là I2 = 0,3A,
K2
.
Đ1
K1
nguồn điện có hiệu điện thế không đổi là U = 12V. 
Đ3
K3
 . 
 a) Các khóa K1, K2, K3 đóng, mở như thế nào để: 
 + Đèn Đ1, Đ2 sáng , đèn Đ3 tắt.
+ -
 + Đèn Đ1, Đ3 sáng , đèn Đ2 tắt.
U
 + Đèn Đ1, Đ2, Đ3 đều sáng.
 b) Khi cả ba đền đều sáng tính:
 + Cường độ dòng điện qua đèn Đ3. Biết đèn Đ1, Đ2 sáng bình thường
 + Hiệu điện thế hai đầu đèn Đ2, Đ3. Biết hiệu điện thế hai đầu đèn Đ1 là 9V.
--------------------------------------HẾT----------------------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .................................................................Số báo danh:.......................
Giám thị 1 (Họ tên và ký)..............................................................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký)..............................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG
TRƯỜNG THCS HÀO PHÚ
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
MÔN THI: VẬT LÍ 8
Bản hướng dẫn chấm có 03 trang
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
(4đ)
a) Lập phương trình đường đi của 2 xe:
s1 =v1t; s2= v2(t-2) Þ s1+s2=sAB
Û v1t+v2(t-2) = sAB
* Giải phương trình: Þ t = 3,5 (h); Þ s1 = 42(km) , s2 = 6(km)
Þ Thời điểm gặp nhau lúc 10h30 phút và vị trí 2 xe gặp nhau cách A 42 (km).
b) Gọi t là thời gian tính từ lúc người đi xe xuất phát đến lúc 2 người gặp nhau ta có phương trình
s1= v1 (t-1); s2= v2 (t-2);
s1 + s2 = sAB Þ v1 (t-1)+ v2 (t-2) = 48
Þ t=4,25h=4h15ph Þ thời điểm gặp nhau T=11h15phút, 
Nơi gặp nhau cách A: xn= s1=12(4,25-1)=39km.
0,25
0,25
0,25
0,75
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(4đ)
a. Gọi thể tích của khối gỗ là V = S.h
 - Thể tích phần chìm của khối gỗ là V1 = S.(h-h1)
	h là chiều cao khối gỗ
	h1 là chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước
- Trọng lượng của vật : P = d1.V = d1. S.h
- Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật : FA = d2.V1 = d2.S(h-h1)
- Khi cân bằng ta có:` P = FA d1. S.h = d2.S(h-h1)
 (h-h1) = h-h1 = h-h1 = 0,12m
 → h1 = h- 0,12→ h1 = 0,15 - 0,12 → h1 = 0,03m =3cm
Vậy chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước là 3cm
b. Gọi:
P0 là trọng lượng của vật nặng
FA0 là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật nặng
V0 là thể tích của vật nặng
Khi cân bằng ta có: P + P0 = FA + FA0
 d1. S.h + d0.V0 = d2. S.h + d2.V0 ó d0.V0 - d2.V0 = d2. S.h - d1. S.h
ó V0.( d0 - d2) = S.h (d2 - d1.)
V0 = 
V0 = 0,0003 m3
P0 = d0.V0 = 20000.0,0003
P0 = 6N
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(4đ)
1. - Công có ích để nâng vật độ cao h = 10m là:
Ai = P.h = 10m.h = 10.200.10 = 20000J
- Công kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là: Atp = F1.l =1900.12 = 22800J
- Công để thắng lực ma sát là: Ahp = Atp - Ai = 22800 - 20000 = 2800J
- Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là:
Fms=Ahp/ l = 2800/12 @ 233,3N
- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: H = Ai/Atp = 20000/22800 = 87,7%
2. Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi.
Để kéo được vật lên cao 10m thì dây kéo phải đi xuống một đoạn bằng:
S = 2.10 = 20m.
Công của lực kéo vật là: 
A’tp = F2.S = 1200.20 = 24000J
Hiệu suất của hệ thống là:H = Ai/A’tp =20000/24000 @ 83,3%
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
4
(4 đ)
a) + Lấy S1 đối xứng với S qua G1 
+ Lấy S2 đối xứng với S qua G2 
+ Nối S1 và S2 cắt G1 tại I cắt G2 tại J 
+ Nối S, I, J, S và đánh hướng đi ta được tia sáng cần vẽ. 
b) Ta phải tính góc ISR.
Kẻ pháp tuyến tại I và J cắt nhau tại K 
Trong tứ giác IKJO có 2 góc vuông I và J và có góc
Do đó góc còn lại 
 Suy ra: Trong JKI có : I1 + J1 = 600 
Mà các cặp góc tới và góc phản xạ I1 = I2 ; J1 = J2 
 Từ đó: => I1 + I2 + J1 + J2 = 1200
Xét SJI có tổng 2 góc : I + J = 1200 
=> ISJ = 600
Do vậy : góc ISR = 1200 (Do kề bù với ISJ)
1 đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.75đ
0.25đ
5
(4đ)
a, Để đèn Đ1, Đ2 sáng, đèn Đ3 tắt khi K1, K2 đóng và K3 mở
Để đèn Đ1, Đ3 sáng, đèn Đ2 tắt khi K1, K3 đóng và K2 mở
Để đèn Đ1, Đ2, Đ3 đều sáng khi K1, K2 , K3 đều đóng
b, Khi cả ba đèn đều sáng 
Đèn Đ1, Đ2 sáng bình thường nên I1 = 0,8A, I2 = 0,3A
Ta có I1 = I2 + I3 
 I3 = I1 – I2 = 0,8 – 0,3 = 0,5A
Vì đèn Đ2 mắc song với đèn Đ3 nên 
 U2 = U3 = U23 
Đèn Đ1 mắc song với 2 đèn Đ2 ,Đ3 nên 
 U = U1 + U23 
 U23 = U – U1 = 12 – 9 = 3V
 U2 = U3 = 3V
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,5 đ
1,0 đ
Lưu ý khi chấm bài:
Trên đây chỉ là sơ lược các bước giải, lời giải của học sinh cần lập luận chặt chẽ, hợp logic. Nếu học sinh trình bày cách làm khác mà đúng thì cho điểm các phần theo thang điểm tương ứng.
Ngày tháng năm 2023
Giáo viên thẩm định đề
Lê Thị Huệ
Giáo viên ra đề
Nguyễn Hồng Linh
Ngày tháng năm 2023
TM. Ban giám hiệu 
 Phó Hiệu trưởng
Đỗ Hồng Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_ho.doc