Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Trần Thới (Có đáp án)

Câu 1 (2.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:   

 

 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

 

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 

 (Tế Hanh, Quê hương)

Câu 2 (4.0 điểm): Đọc kĩ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi: 

 

 Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

 

     (Theo nguồn Internet)

a. Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

b. Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?

c. Từ câu chuyện trên, em rút ra đựợc bài học gì trong cuộc sống?

 

II. Làm văn (14.0 điểm)

 

Câu 1 (4.0 điểm): Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

 “ .Quê hương mỗi người chỉ một

 Như là chỉ một mẹ thôi.”

 Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

docx 5 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 13/07/2024 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Trần Thới (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 9 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Trần Thới (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT CÁI NƯỚC
TRƯỜNG TH-THCS TRẦN THỚI
 ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2022-2023
 Môn thi: Ngữ văn 9
Ngày thi: 12 /11/2022
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 2 phần 04 câu, gồm 01 trang.

I. Đọc – hiểu (6.0 điểm)



Câu 1 (2.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 (Tế Hanh, Quê hương)
Câu 2 (4.0 điểm): Đọc kĩ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi: 
 Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
 (Theo nguồn Internet)
a. Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
b. Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
c. Từ câu chuyện trên, em rút ra đựợc bài học gì trong cuộc sống?
II. Làm văn (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm): Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:
 “ ...Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi...”
 Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
Câu 2 (10.0 điểm): Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
 Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.
 Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
 ===== Hết =====
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 03 trang)
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo (thể hiện được “cái tôi” và “chất văn”)
- Chấm theo thang điểm 20 (phần I: câu 1: 2.0 điểm; câu 2: 4.0 điểm; phần II: câu 1: 4.0 điểm; câu 2: 10.0 điểm)
II. Yêu cầu cụ thể
Phần 
Câu
Nội dung
Điểm
 I. 

Đọc – hiểu
6.0
 1
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
2.0
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp "nhân hoá": im, mỏi, trở về, nằm, nghe
0.5

- Tác dụng của biện pháp nhân hoá:
 Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người; nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển ở khía cạnh vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. 
1.5

 2
Trả lời các câu hỏi sau khi đọc câu chuyện
4.0
a. Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh: éo le, đầy nguy hiểm, phải đối mặt với các chết
1.0
b. Điều bất ngờ đã diễn ra: Con lừa đã thoát khỏi nguy hiểm, éo le bằng chính sự bình tĩnh, thông minh trong xử lí của mình
1.0
c. Bài học rút ra từ câu chuyện: Cuộc sống không bằng phẳng mà chứa nhiều bất trắc cùng những thử thách bất ngờ nhưng không phải chỉ là bóng tối và bế tắc; Trước mọi tình huống, cần bình tĩnh, chủ động, sáng suốt nhìn thẳng vào gian khó, thử thách để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất
Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là đảm bảo yêu cầu của đề bài
2.0
II
Làm văn
14.0
1
Từ ý thơ, viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.
6.0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau: 

1. Giải thích 
1.0
- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ.
- Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người
với quê hương.
0.5
0.5
2. Suy nghĩ - Bàn luận 
4.0
- Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành,
sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
- Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi
dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.
- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng
về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nuớc để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
- Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê
hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu....
1.0
1.0
1.0
1.0
3. Bài học nhận thức và hành động 
1.0
- Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương 
- Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương
0.5
0.5
 2
Suy nghĩ về hai ý kiến
8.0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề 
1.0
2. Bàn luận 
6.0
2.1. Nêu tình huống và những tình tiết chính dẫn đến kết thúc của truyện
1.0
2.2. Về ý kiến: “Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn”
2.5
- Đây là cách kết thúc thường gặp trong các truyện cổ dân gian, thể hiện
quan niệm ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác của người lao động, thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của họ. Đó cũng là truyền thống nhân đạo của dân tộc, cũng là một trong những nội dung của văn học trung đại Việt Nam.
- Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì không trái với
tinh thần nhân đạo của văn học. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và logic phát triển của cốt truyện
1.5
1.0
2.3. Về kết thúc của nhà văn 
4.5
- Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện được tinh
thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết, nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung nàng hiện hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thủy chung của mình.
- Kết thúc truyện còn cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của
nhà văn. Tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể chuyện dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện còn có giá trị hiện thực sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những định kiến nặng nề của xã hội đương thời.
- Kết thúc truyện như vậy là hoàn toàn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư
tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính lôgic của cốt truyện đồng thời phản ánh một cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

1.5
1.5
1.5

2.3. Đánh giá khái quát 
1.0
Cách kết thúc câu chuyện của nhà văn không chỉ góp phần tạo nên sức
sống của tác phẩm mà còn khẳng định tài năng của tác giả


Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2.docx