Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Bình lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2754Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Bình lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Quảng Bình lớp 9 THCS năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học
Së GD Vµ §T Qu¶ng B×nh
ĐỀ CHÍNH THỨC
:
K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh
líp 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: sinh häc 
(Khóa ngày: 23 tháng 3 năm 2016)
(Thời gian làm bài:150 phút – Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào? 
b. Giả sử có hai quần thể A, B thuộc hai loài, chúng sống trong cùng khu vực và có nhu cầu sống giống nhau. Hãy nêu xu hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể đó sau một thời gian xảy ra cạnh tranh.
Câu 2: (1.5 điểm)
Một loài sinh vật lưỡng bội có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Do tác động của môi trường, trong quần thể xuất hiện hai thể đột biến có kí hiệu kiểu gen như sau: AABBbDd; AAAABBbbdddd. Đó là những dạng đột biến nào? Hãy phân biệt. 
Câu 3: (2.0 điểm)
a. Những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa hai quá trình quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
b. Thế nào là cặp gen đồng hợp tử ? Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống.
Câu 4: (1.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, giới tính của cơ thể do nhiễm sắc thể giới tính quy định. Điều đó có đúng không? Giải thích.
Câu 5: (2.0 điểm)
Ở một loài động vật, có một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân một số đợt bằng nhau. Toàn bộ số tế bào con được tạo ra đều bước vào vùng chín giảm phân cho ra 320 giao tử đực và giao tử cái. Số NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong các tế bào trứng là 3840. Tổng số nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử được tạo thành bởi các tinh trùng và trứng nói trên là 160. Hãy xác định:
a. Số tinh trùng và trứng được tạo ra.
b. Số hợp tử hình thành.
c. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và trứng.
Câu 6: (1.5 điểm)
Ở thực vật, một cơ thể dị hợp có kiểu gen Aa. Mỗi gen đều có chiều dài bằng 0,51 micrômet. Gen A có số liên kết hiđrô là 3900, gen a có hiệu số giữa Ađênin với Guanin là 18% số nuclêôtit của gen. Do xử lí đột biến bằng tác nhân cônsixin, cơ thể có kiểu gen dị hợp trên đã tạo thành thể tứ bội (AAaa).
a. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của thể tứ bội nói trên?
b. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được sinh ra từ thể tứ bội đó?
c. Viết sơ đồ lai, xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình F1 khi thể tứ bội trên tự thụ phấn?
Biết rằng, gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây thấp, sự giảm phân diễn ra bình thường và tạo ra các giao tử lưỡng bội, các giao tử đều có khả năng thụ tinh.
---Hết---
	Họ và tên thí sinh:.................................................	Số báo danh:................
Së GD Vµ §T Qu¶ng B×nh
K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh
líp 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: sinh häc 
(Khóa ngày: 23 tháng 3 năm 2016)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nội dung
Điểm
1 (2.0)
a. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm, theo điều kiện sống và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật.
- Trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao, cơ chế điều hòa mật độ của quần thể đã điều chỉnh số lượng cá thể quanh mức cân bằng:
+ Khi mật độ cá thể quá cao ® điều kiện sống suy giảm® xảy ra hiện tượng di cư, giảm khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong tăng,... ® giảm số lượng cá thể.
+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định ® khả năng sinh sản, khả năng sống sót tăng, tỉ lệ tử vong giảm ® tăng số lượng cá thể.
b. - Nếu quần thể nào có tiềm năng sinh học cao hơn thì quần thể đó sẽ chiến thắng, tăng số lượng cá thể. Quần thể kia sẽ bị giảm dần số lượng, có thể bị diệt vong.
- Nếu quần thể nào có bậc tiến hóa cao hơn sẽ là quần thể chiến thắng và tăng số lượng cá thể.
- Hai quần thể vẫn có thể cùng tồn tại nếu chúng có khả năng phân ly không gian sống trong khu vực đó về thức ăn, nơi ở,...
- Nếu hai quần thể có tiềm năng sinh học như nhau, nhưng trong thời điểm mới xâm nhập đến khu vực sống thì quần thể nào có số lượng cá thể nhiều hơn thì sẽ có xu hướng phát triển lấn át quần thể kia.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 (1.5)
- Thể đột biến (AABBbDd): Là thể ba nhiễm, thuộc dạng dị bội thể.
Thể đột biến (AAAABBbbdddd): Là thể tứ bội, thuộc dạng đa bội thể.
- Phân biệt:
Tiêu chí
Phân biệt
Dị bội thể
Đa bội thể
Khái niệm
Là sự thay đổi về số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng.
Là sự tăng lên một số nguyên lần bộ NST đơn bội và lớn hơn 2n.
Cơ chế phát sinh
Do sự không phân ly của 1 hoặc một số cặp NST tương đồng trong GP, tạo giao tử thiếu hoặc thừa 1 hoặc 1 vài NST. Các giao tử này kết hợp với nhau hay với giao tử bình thường (n) sẽ tạo các thể dị bội tương ứng.
- Trong NP: Do lần NP đầu tiên của hợp tử, bộ NST nhân đôi nhưng không phân ly hình thành thể tứ bội (4n).
- Trong GP: Bộ NST nhân đôi nhưng không phân ly hình thành giao tử lương bội (2n). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) hoặc giao tử 2n để tạo các thể 3n, 4n. 
Hậu quả
Giảm sức sống, mất khả năng sinh sản.
Ít ảnh hưởng đến sức sống, thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản hữu tính, thể đa bội chẵn sinh sản bình thường.
0,25
0,25
0,5
0,5
3 (2.0)
a.
- Giống nhau:
+ Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
+ Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho giao tử.
- Khác nhau:
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
Noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn.
Tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2.
Noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn.
Mỗi tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh.
Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh.
b.
* Khái niệm cặp gen đồng hợp tử: Hai alen của một cặp gen tương ứng giống nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit tồn tại trên một vị trí nhất định của cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
* Vai trò của cơ thể đồng hợp tử trong chọn giống:
- Ổn định các đặc điểm di truyền có lợi, tránh sự phân li tính trạng qua các thế hệ.
- Tạo ra các dòng thuần chủng làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới. Dòng thuần đồng hợp lặn được sử dụng làm vật liệu để kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản xuất.
0,125
0,125
0,25
0,5
0,5
0,25
0,125
0,125
4 (1,0)
 - Giới tính của cơ thể là một tổ hợp các tính trạng quy định cấu tạo của cơ quan sinh sản và các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Vì vậy giới tính do gen quy định chứ không phải do NST quy định.
- Tuy nhiên ở hầu hết các loài sinh vật có giới tính đực và cái thì các gen quy định tính trạng giới tính tập trung trên một cặp NST được gọi là NST giới tính. Ví dụ ở người, cặp NST giới tính XX quy định giới nữ và cặp XY quy định nam. Vì giới tính do gen quy định nên ở người có nhiều trường hợp có NST giới tính XY nhưng vẫn có kiểu hình nữ và ngược lại có NST giới tính XX nhưng vẫn có kiểu hình là nam
- Ngoài ra sự biểu hiện của tính trạng giới tính còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường cho nên không thể khẳng định một cách chính xác giới tính của cơ thể khi chỉ dựa vào cặp NST giới tính của cơ thể đó
0,25
0,5
0,25
5 (2.0)
a. Số tinh trùng và trứng được tạo thành:
Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục đực và cái sơ khai
Gọi n là bộ NST đơn bội của loài
Số tinh trùng tạo ra: 4.2x
Số trứng tạo ra: 2x
Tổng số giao tử được tạo ra: 4.2x + 2x = 320
Số tế bào sinh tinh = số tế bào sinh trứng . 2x = 64 => x = 6
=> Số tinh trùng được tạo ra là: 4.2x = 4.26 = 256 (tinh trùng)
 Số trứng được tạo ra là: 2x = 26 = 64 (trứng)
b. Số hợp tử hình thành:
	Theo bài ra ta có: 4n.2x - n.2x = 3840 => n = 20
 => Số hợp tử tạo thành: 160/20 = 8 (hợp tử)
c. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và trứng:
	HSTT của tinh trùng: 8/256 . 100% = 3,125% 
	HSTT của trứng: 8/64 . 100% = 12,5%
0,5
0,5
0,5
0,5
6 (1.5)
a. Số lượng từng loại nuclêôtit (nu) của thể tứ bội:
Tổng số nu của mỗi gen:
N== 3000 (nu) 
- Số nu mỗi loại của gen A:
Theo giả thiết và theo NTBS:
2A + 3G = 3900(1)
2A + 2G = 3000(2)
Giải ra ta có: G = X = 900 (nu)
 A = T = 600 (nu)
- Số nu mỗi loại của gen a:
A + G = 50% (1)
A - G = 18% (2)
Giải ra ta có: A = T = 34% N = 34% x 3000 = 1020 (nu)
 G = X = 16% N = 16% x 3000 = 480 (nu)
- Số lượng từng loại nu của cơ thể tứ bội AAaa:
A = T = (600 + 1020) x 2 = 3240 (nu)
G = X = (900 + 480) x 2 = 2760 (nu)	
b. Số loại lượng từng nu trong mỗi loại giao tử được sinh ra từ cơ thể tứ bội AAaa:
- Cơ thể có kiểu gen AAaa khi giảm phân cho 3 loại giao tử: AA : Aa : aa.
- Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử :
* Giao tử AA:
A = T = 600 x 2 = 1200 (nu)
G = X = 900 x 2 = 1800 (nu)	
* Giao tử Aa:
A = T = 600 + 1020 = 1620 (nu)
G = X = 900 + 480 = 1380 (nu)
* Giao tử aa:
A = T = 1020 x 2 = 2040 (nu)
G = X = 480 x 2 = 960 (nu)
c. Khi cho cơ thể có kiểu gen AAaa tự thụ phấn ta có sơ đồ lai:
 P: Cây cao (AAaa) x Cây cao (AAaa)
Gp: 1AA : 4Aa : 1aa 1AA : 4Aa : 1aa
F1:
♂
♀
1AA
4Aa
1aa
1AA
1AAAA
4AAAa
1AAaa
4Aa
4AAAa
16AAaa
4Aaaa
1aa
1AAaa
4Aaaa
1aaaa
TLKG: 1AAAA: 8AAAa: 18 AAaa: 8Aaaa : 1aaaa
TLKH: 35 cây cao : 1 cây thấp
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docLỚP 9 HSG 2016_Chinh thuc.doc