Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn thi: Địa lý thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 - 2016
 Môn thi: Địa lý
Chủ đề (nội dung)
Mức độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Châu Á
SĐ: 2,0 đ
TL: 10%
Đặc điểm khí hậu của châu Á.
SĐ: 2,0 đ
TL: 100%
SĐ: 2,0
TL: 100%
Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam.
SĐ: 4,0 đ
TL: 20%
Tác động của hình dạng lãnh thổ nước ta tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải.
SĐ: 4,0 
TL: 100%
SĐ: 4,0 TL: 100%
Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.
SĐ: 4,0 đ
TL: 20%
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế trong năm 2005 và 2007.
- Nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động thao ngành ở nước ta.
SĐ: 4,0 điểm
TL: 100%
SĐ: 4,0 TL: 100%
Ngành công nghiệp.
SĐ: 3,0 đ
TL: 15%
Chứng minh sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta gắn với nơi có nhiều khoáng sản.
SĐ: 3,0 đ
TL: 100%
SĐ: 3,0 TL: 100%
Ngành lâm nghiệp và thủy sản. 
SĐ: 3,0 đ
TL: 15%
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta.
SĐ: 3,0 đ
TL: 100%
SĐ: 3,0 TL: 100%
Vùng Đông Nam Bộ.
SĐ: 4,0 đ
TL: 20%
Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của Đông Nam Bộ.
SĐ: 2,0 đ
TL: 50%
Giải thích vùng có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển.
SĐ: 2,0 đ
TL: 50%
SĐ: 4,0 TL: 100%
SĐ: 20 đ 
TL: 100%
SĐ: 4,0 đ
TL: 20%
SĐ: 5,0 đ
TL: 25%
SĐ: 11,0 đ
TL: 55%
SC: 5
SĐ: 20
PHÒNG GD - ĐT THỊ XÃ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9
 DUYÊN HẢI	 NĂM HỌC 2015 - 2016
 Môn thi: Địa lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
	Câu 1. (6,0 điểm) 
a/ Trình bày đặc điểm của khí hậu châu Á.
b/ Phân tích những tác động của hình dạng lãnh thổ nước ta tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải.
	Câu 2. (4,0 điểm) 
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế ở nước ta (đơn vị: %).
 Năm
Ngành
2005
2007
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp -xây dựng
Dịch vụ
57,2
18,2
24,6
53,9
20,0
26,1
	a/ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng lao động theo ngành kinh tế trong năm 2005 và 2007.
	b/ Nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
	Câu 3. (3,0 điểm) 
Chứng minh sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta gắn với nơi có nhiều khoáng sản.
	Câu 4. (3,0 điểm) 
Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản nước ta.
	Câu 5. (4,0 điểm) 
a/ Hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của Đông Nam Bộ.
b/ Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
 - Hết -
 Giáo viên bộ môn
 	 Cao Thị Nhi
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ LỚP 9
 NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn: Địa lý
Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
(6,0 đ)
a/ Đặc điểm của khí hậu châu Á:
 - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
 - Có sự khác nhau giũa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
b/ Phân tích những tác động của hình dạng lãnh thổ nước ta tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải:
 - Đối với các điều kiện tự nhiên: hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn cong hình chữ S và dài trên 3260 km đã góp phần làm chi thiên nhiên nước ta đa dạng. Cảnh quan thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
 - Đối với giao thông vận tải: hình dạng lãnh thổ tạo điều kiện cho nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải như đường bộ, đường biển, đường hàng không, Tuy nhiên giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm do hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, nhất là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắt giao thông.
1,0 đ
1,0 đ
2,0 đ
2,0 đ
2
(4,0 đ)
a/ Vẽ biểu đồ: chính xác, đẹp, có lập bảng chú giải và ghi tên biểu đồ.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 2005 và 2007 (%)
b/ Nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta:
 - Trong cơ cấu lao động nước ta năm 2005 và 2007 thì tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp cao nhất, tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ, thấp nhất là tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng.
 - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 57,2% xuống còn 53,9%; tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng từ 18,2% lên 20,0% và dịch vụ từ 24,6% lên 26,1.
2,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
3
(3,0 đ)
 Sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta gắn với nơi có nhiều khoáng sản:
 - Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (nơi có nhiều than), Đông Nam bộ (nơi có trữ lượng lớn dầu, khí).
 - Công nghiệp hóa chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản do có khoáng sản apatit và photphorit), Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hóa dâu do có nhiều dầu mỏ).
 - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, nhất là ở đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (có nhiều đá vôi).
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
4
(3,0 đ)
- Thuận lợi: 
 + Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
 + Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các dãi rừng ngập mặn, vũng, vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn. 
 + Nhiều sông, suối, ao, hồ... có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
- Khó khăn:
 + Thiên nhiên gây thiệt hại cho nghề biển và nuôi trồng thủy sản: bão, lũ thất thường, dịch bệnh.
 + Nghề thủy sản đòi hỏi vốn lớn trong khi ngư dân phần lớn còn nghèo, quy mô thủy sản còn nhỏ.
 + Môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm khá mạnh.	
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
(4,0 đ)
a/ Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của Đông Nam Bộ:
- Điều kiện tự nhiên: địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo, nguồn sinh thủy tốt.
- Thế mạnh kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,...
b/ Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:
- Có biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. 
- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
Tổng cộng
20 đ
- Hết- 
 Giáo viên bộ môn
 Cao Thị Nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_HSG_20152016.docx