Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lí, lớp 8 thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2546Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lí, lớp 8 thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lí, lớp 8 thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian giao đề)
 UBND HUYỆN YÊN LẬP ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC: 2015-2016
 (Đề chính thức)
MÔN THI: VẬT LÍ, LỚP 8
Ngày thi: 12/04/2016
Thời gian làm bài: 25 phút (không kể thời gian giao đề)
Hãy chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Sắp xếp các vận tốc sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn dần:
54 km/h; 24 m/s; 6000 cm/phút; 108 000 km/h
A. 24 m/s; 6000 cm/phút; 54 km/h; 108 000 km/h 
B. 6000 cm/phút; 54 km/h; 24 m/s; 108 000 km/h 
C. 54 km/h; 24 m/s; 6000 cm/phút; 108 000 km/h
D. 6000 cm/phút; 24 m/s; 54 km/h; 108 000 km/h
Câu 2(0,5 điểm): Chiếu một tia sáng tới gương phẳng với góc tới i = 600 . Muốn tia phản xạ và tia tới vuông góc với nhau thì phải thay đổi góc tới của tia tới trên :
A . Tăng 300
B . Tăng 150
C . Giảm 150
D . Giảm 300
Câu 3(0,5 điểm): Hai quả cầu A và B có cùng thể tích. Thả chúng vào một bình đựng chất lỏng, khi cân bằng quả cầu A nổi trên mặt thoáng, còn quả cầu B chìm dưới đáy bình (hình vẽ). 
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai quả cầu có trọng lượng riêng bằng nhau. 
B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 quả cầu bằng nhau.
C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu B lớn hơn.
D. Trọng lượng riêng của quả cầu A nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng trong bình.
Câu 4(0,5 điểm): Muốn có nước ở 600C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào 4 lít nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/kg.K. Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. 4 lít 
B. 3 lít. 
C. 3,5 lít. 
D. 4,5 lít.
Câu 5(0,5 điểm): Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Một vật có nhiệt độ 00C thì không có nhiệt năng.
D. Vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 6(0,5 điểm): Một vật có thể tích 54 cm3 được thả nổi trên mặt một chậu đựng dầu hỏa. Biết dầu hỏa có khối lượng riêng là 800 kg/m3 và một phần hai thể tích vật ngập trong dầu. Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật là:
A. 0,216 N 
B. 2,16 N 
C. 21600 N 
D. 43200 N
Câu 7(0,5 điểm): Một thỏi đồng và một thỏi nhôm có cùng thể tích và cùng độ giảm nhiệt độ. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nhôm lần lượt là 380J/kg.K và 880 J/kg. K; khối lượng riêng của đồng và nhôm lần lượt là 8900 kg/m3 và 2700 kg/m3. So sánh nhiệt lượng tỏa ra của 2 thỏi: 
A. Q1 = Q2 
B. Q1 = 1,42 Q2 
C. Q1 = 14,2 Q2 
D. Q1 = 142 Q2 
Câu 8(0,5 điểm): Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
B. Kích thước ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi luôn nhỏ hơn vật.
C. Kích thước ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lồi luôn lớn hơn vật.
D. Kích thước ảnh ảo tạo bởi gương phẳng luôn bằng vật. 
Câu 9(0,5 điểm): Trong một bình đựng chất lỏng có hai điểm A và B, áp suất tại A gấp 4 lần áp suất tại B. Thông tin nào sau đây là đúng?
A . Hai điểm A và B có độ cao ngang nhau. 
B . Độ sâu của điểm A (so với mặt thoáng chất lỏng) gấp 4 lần độ sâu của điểm B.
C . Độ sâu của điểm B (so với mặt thoáng chất lỏng) gấp 4 lần độ sâu của điểm A. 
D . Độ sâu của điểm B (so với mặt thoáng chất lỏng) bằng 1/4 độ sâu của điểm A
Câu 10(0,5 điểm): 
Một vật nặng đặt trên mặt đất nằm ngang. Dưới tác dụng của lực F1 = 50 N có hướng nằm ngang sang phải và lực F2 = 20N có hướng nằm ngang sang trái (như hình vẽ), vật vẫn đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Lực ma sát bằng 30 N hướng sang trái
 B. Lực ma sát bằng 30 N hướng sang phải.
 C. Hợp lực của lực ma sát và lực F1 bằng 20N hướng sang phải.
 D. Hợp lực của lực ma sát và lực kéo F1 bằng 50N hướng sang phải.
---------------------------------------Hết---------------------------------------
Họ và tên học sinh: ................................................., số báo danh: .......................... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 UBND HUYỆN YÊN LẬP ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 PHÒNG GD&ĐT NĂM HỌC: 2015-2016
 (Đề chính thức)
MÔN THI: VẬT LÍ, LỚP 8
Ngày thi: 12/04/2016
Thời gian làm bài: 110 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1 (2,0 điểm): 
Một người cao 1,55 m đứng trước một gương phẳng được treo thẳng đứng để quan sát ảnh của mình trong gương. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm. 
Tính chiều cao tối thiểu của gương và khoảng cách nhiều nhất từ gương đó tới sàn nhà để người đó nhìn được toàn bộ ảnh của mình trong gương. 
V3
V2
X
X3
V1
A
K
Đ1
Đ2
Câu 2(1,0 điểm): 
 	Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. 
Khi khóa K đóng:
	a. Biết Ampe kế chỉ 0,5A. 
Tìm cường độ dòng điện qua mỗi đèn Đ1 và 
Đ2 ?
 	b. Vôn kế V1 chỉ 3V. Vôn kế V2 chỉ 
số chỉ gấp 2 lần V1. Tìm chỉ số vôn kế V3.
Câu 3(4,0 điểm):
 Hai bến A và B dọc theo một con sông cách nhau 9 km có hai ca nô xuất phát cùng lúc chuyển động ngược chiều nhau với cùng vận tốc so với nước đứng yên là V. Tới khi gặp nhau trao cho nhau một gói quà nhỏ với thời gian không đáng kể rồi lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu thì tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1,5 giờ. Còn nếu vận tốc so với nước của hai ca nô là 2V thì tổng thời gian đi và về của hai ca nô hơn kém nhau 18 phút. Hãy xác định V và vận tốc u của nước.
Câu 4(4,0 điểm):
Hình 2
H
Một bình nhỏ, thành rất mỏng được giữ cố định trong một 
bình lớn như hình 2. Ở đáy bình nhỏ có một lỗ tròn trong đó có đặt 
vừa khít một cái nút hình trụ chiều cao h = 20 cm.
Nút này có thể chuyển động không ma sát theo phương thẳng đứng.
Trong bình nhỏ có chứa dầu, bình lớn chứa nước.
Khi nút nằm cân bằng, mực chất lỏng trong bình lớn và nhỏ là như
 nhau. Mực dầu trong bình nhỏ có độ cao H = 15cm. 
Trọng lượng riêng của dầu là d1 = 8000 N/m3, của nước là d2 = 10000 N/m3, của chất làm nút trụ là d = 11000 N/m3. Hỏi khi nằm cân bằng thì phần nút nằm trong dầu có chiều cao bao nhiêu?
Câu 5(4,0 điểm):
Bình nhiệt lượng kế A chứa nước và một quả cân bằng kim loại ở nhiệt độ t1 = 740 C, bình nhiệt lượng kế B chứa rượu ở nhiệt độ t2 = 200 C. Lấy quả cân từ bình A nhúng vào rượu trong bình B, nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là 240C. Sau đó lấy quả cân từ bình B nhúng vào nước trong bình A, nhiệt độ bình A khi cân bằng nhiệt là 720C.
a. Tiếp tục lấy quả cân từ bình A nhúng trở lại vào bình B lần thứ hai thì nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b. Sau đó lại đổ rượu và quả cân ở bình B vào bình A thì nhiệt độ trong bình A khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Cho rằng chỉ có nước, rượu trong các bình và quả cân trao đổi nhiệt với nhau.
---------------------------------------Hết---------------------------------------
Họ và tên học sinh: ................................................., số báo danh: .......................... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
UBND HUYỆN YÊN LẬP HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
 PHÒNG GD&ĐT CẤP HUYỆN, NĂM HỌC: 2015-2016 
MÔN THI: VẬT LÍ, LỚP 8
Ngày thi: 12/04/2016
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5,0 điểm): 10 câu được 5,0 điểm, trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ý đúng
B
C
C,D
C
A,B,D
A
B
A,B,D
B,D
A,C
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 15,0 điểm)
Câu1. (2,0 điểm) : 
Một người cao 1,55 m đứng trước một gương phẳng được treo thẳng đứng để quan sát ảnh của mình trong gương. Mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm. 
Tính chiều cao tối thiểu của gương và khoảng cách nhiều nhất từ gương đó tới sàn nhà để người đó nhìn được toàn bộ ảnh của mình trong gương. 
Đáp án
Điểm
B
A
M
J
Q
A’
M’
I
B’
K
- Vẽ đúng hình
 , 
Gọi chiều cao của người đó là AB, vị trí của mắt là M, khoảng cách từ đỉnh đầu xuống mắt là AM
 Người đó nhìn được toàn bộ ảnh của mình trong gương nghĩa là ảnh của điểm A và điểm B đều đến mắt.
0,5
0,25
Để mắt thấy được ảnh B’ thì mép dưới của gương cách sàn nhà một đoạn nhiều nhất là đoạn IK:
Xét BB’M có IK là đường trung bình (do BK = B’K, IK // B’M’)
nên IK = = = = 0,7 (m)
0,5 
 Để mát người đó thấy ảnh của đỉnh đầu mình trong gương thì mép trên của gương cách mặt sàn nhà ít nhất là đoạn JK
Xét MM’A’ có JQ là đường trung bình (do MQ = M’Q, IQ // AM)
nên JQ = = 0,075 (m)
Ta có: JK = JQ + QK = JQ + MB = JQ + (AB – AM) 
= 0,075 + (1,55 – 0,15) = 1,475 (m)
0,5
Vậy chiều cao tối thiểu của gương là :
 JI = JK - IK = 1,475 - 0,7 = 0,725 (m)
0,25
V3
V2
X
X3
V1
A
Câu 2. ( 1,0 điểm): + -
 Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. 
Khi khóa K đóng:
a. Biết Ampe kế chỉ 0,5A. 
Tìm cường độ dòng điện qua mỗi đèn. K Đ1 Đ2
b. Vôn kế V1 chỉ 3V. Vôn kế V2 chỉ 
gấp 2 lần V1. Tìm chỉ số vôn kế V3.
Đáp án
Điểm
a. Số chỉ của Am pe kế chỉ IA= 0,5 A là CĐDĐ của mạch.
Vì mạch điện có Đ1nt Đ2 nên IĐ1 = IĐ2 = IA = 0,5 (A) 
Vậy cường độ dòng điện qua đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua đèn 2 và bằng 0,5 A.
b. Vôn kế V1 đo hiệu điện thế đèn Đ1
 Vôn kế V2 đo hiệu điện thế đèn Đ2
 Vôn kế V3 đo hiệu điện thế đoạn mạch. 
Vì Đ1nt Đ2 nên U1+ U2 = U3 . Mà U1= 3 (V) => U2 = 3. 2 = 6(V)
Vậy U3 = 3 + 6 = 9 (V)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3. (4,0 điểm): 
	Hai bến A và B dọc theo một con sông cách nhau 9 km có hai ca nô xuất phát cùng lúc chuyển động ngược chiều nhau với cùng vận tốc so với nước đứng yên là V. Tới khi gặp nhau trao cho nhau một gói quà nhỏ với thời gian không đáng kể rồi lập tức quay trở lại bến xuất phát ban đầu thì tổng thời gian cả đi và về của ca nô này nhiều hơn ca nô kia là 1,5 giờ. Còn nếu vận tốc so với nước của hai ca nô là 2V thì tổng thời gian đi và về của hai ca nô hơn kém nhau 18 phút. Hãy xác định V và vận tốc u của nước.
Đáp án
Điểm 
Giả sử nước sông chảy đều theo hướng từ A đến B với vận tốc u.
* Trường hợp vận tốc ca nô so với nước là V, ta có:
	Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng là: V1= V+ u.
	Vận tốc của ca nô khi ngược dòng là: V2= V- u.
0,25
-Thời gian tính từ lúc xuất phát cho tới khi gặp nhau tại C là t, gọi quãng đường AC = S1, BC= S2, ta có:	t = 	(1)
0,50
- Thời gian ca nô từ C trở về A là:	t1=	(2)
0,25
- Thời gian ca nô từ C trở về B là:	t2=.	(3)
0,25
- Từ (1) và (2) ta có thời gian đi và về của ca nô đi từ A là: 
	TA= t+ t1=	(4)
0,50
- Từ (1) và (3) ta có thời gian đi và về của ca nô đi từ B là: 
	TB= t+ t2=	(5)
0,50
- Theo bài ra ta có: TA- TB= = 1,5	(6)
0,50
* Trường hợp vận tốc ca nô là 2V, tương tự như trên ta có:
	T'A- T'B= = 0,3	(7)
0,25
Từ (6) và (7) ta có : 0,3(4V2- u2) = 1,5(V2- u2) => V = 2u	(8)
0,5
Thay (8) vào (6) ta được u = 4km/h, V = 8km/h.
0,50
Câu 4 (4,0 điểm):
Hình 2
H
Một bình nhỏ, thành rất mỏng được giữ cố định trong một 
bình lớn như hình 2. Ở đáy bình nhỏ có một lỗ tròn trong đó có đặt 
vừa khít một cái nút hình trụ chiều cao h = 20 cm.
Nút này có thể chuyển động không ma sát theo phương thẳng đứng.
Trong bình nhỏ có chứa dầu, bình lớn chứa nước.
Khi nút nằm cân bằng, mực chất lỏng trong bình lớn và nhỏ là như
 nhau. Mực dầu trong bình nhỏ có độ cao H = 15cm. 
Trọng lượng riêng của dầu là d1 = 8000 N/m3, của nước là d2 = 10000 N/m3, của chất làm nút trụ là d = 11000 N/m3. Hỏi khi nằm cân bằng thì phần nút nằm trong dầu có chiều cao bao nhiêu?
Đáp án
Điểm
Hình 2
H
x
F1
F2
Kí hiệu 	S là diện tích tiết diện ngang của nút, 
 	x là khoảng cách từ mặt nước đến mặt trên của nút
Nút cân bằng dưới tác dụng của ba lực: 
 Trọng lực: 	P = h.S.d
0,75
Áp lực F1 do lớp dầu từ trên ép xuống đặt vào mặt trên của nút: F1 = p1.S 
 Với p1 là áp suất tại mặt trên của nút: p1 = d1.x
0,75
Áp lực F2 của nước đẩy nút từ dưới lên đặt vào mặt dưới của nút: F2 = p2.S
Với	p2 = d2.(x+h)
0,75
Vì vậy, ta có phương trình cân bằng lực:
	F2 = P + F1	
	d2.(x+h).S = h.S.d + d1.x.S
0,75
0,5
Phần nút ngập trong dầu có độ cao là: 
0,5
Câu 5. (4,0 điểm):
Bình nhiệt lượng kế A chứa nước và một quả cân bằng kim loại ở nhiệt độ t1 = 740 C, bình nhiệt lượng kế B chứa rượu ở nhiệt độ t2 = 200 C. Lấy quả cân từ bình A nhúng vào rượu trong bình B, nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là 240C. Sau đó lấy quả cân từ bình B nhúng vào nước trong bình A, nhiệt độ bình A khi cân bằng nhiệt là 720C.
a. Tiếp tục lấy quả cân từ bình A nhúng trở lại vào bình B lần thứ hai thì nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b. Sau đó lại đổ rượu và quả cân ở bình B vào bình A thì nhiệt độ trong bình A khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
Cho rằng chỉ có nước, rượu trong các bình và quả cân trao đổi nhiệt với nhau.
Đáp án
Điểm
- Lần 1: PT : m2.C2.(24 - 20) = m3.C3.(74 - 24)
 4 m2.C2 = 50 m3.C3 => m2.C2 = 12,5 m3.C3 (1)
1,0
- Lần 2: PT : m1.C1.(74 - 72) = m3.C3.(72 - 24)
 2 m1.C1 = 48 m3.C3 => m1.C1 = 24m3.C3 (2) 
1,0
a, Lấy quả cân nhúng trở lại bình B lần thứ hai => Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ ở bình B khi đó là t. 
 Ta có PT : m2.C2.(t - 24) = m3.C3.(72 - t) 
Thay (1) vào và rút gọn được : 12,5.t – 300 = 72 – t => t ≈ 27,60C
0,5
0,5
b, Sau khi đổ rượu và quả cân vào bình A => Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ ở bình A khi đó là t/.
 Ta có PT : (m2.C2 + m3.C3).( t/ - 27,6 ) = m1.C1 .(72 - t/ ) 
 (12,5 m3.C3 + m3.C3).( t/ - 27,6 ) = 24m3.C3 .(72 - t/ ) 
 13,5.t/ - 372,6 = 1728 – 24.t/
 37,5.t/ = 2100,6 => t/ ≈ 56 (0C)
0,5
0,5
Ghi chú: Trong quá trình chấm bài thi của học sinh, giám khảo vận dụng linh hoạt đáp án, nghiên cứu kỹ bài làm của học sinh. Học sinh có thể giải theo cách khác đáp án mà đúng vẫn cho điểm.
 Khi chấm tổ chấm có thể chia nhỏ điểm tới 0,25 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HSG_VL8_cap_Huyen_20152016.doc