Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn - Lớp 9 thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5888Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn - Lớp 9 thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ văn - Lớp 9 thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD VÀ ĐT
THIỆU HOÁ
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 
Ngày thi: 25/ 11 / 2015 
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
 Câu 1. (4.0 điểm): 
	Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: (không cần viết thành bài văn).
 	 " Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
	Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
	Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở 
	Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn"
 (Tiếng hát con tàu - Chế lan Viên, dẫn theo sách 
 Ngữ văn 12 tập một - NXBGD 2013, trang 144)
 Câu 2. (6.0 điểm): 
	Khi viết về quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 ( Quê Hương)
	Từ cách hiểu về hai câu thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về quê hương bằng một bài văn nghị luận.
 Câu 3. ( 10.0 điểm):
	Có nhận định rằng: "Từ những suy ngẫm của người cháu, bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất". 
	Qua bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt. Em hãy làm sáng rõ nhận định trên.
 Hết
 Họ tên thí sinh:...Số báo danh: .
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
( Hướng dẫn chấm có 4 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 25/11/2015.
I. Yêu cầu chung: 
	 Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1. (4.0 điểm):
Nội dung
Điểm
I . Yêu cầu về hình thức: Trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt
II. Yêu cầu về nội dung: Chỉ ra và nêu được tác dụng các biện pháp tu từ sau:
1. Biện pháp Điệp từ : "Nhớ"
0.5
Tác dụng: Khắc họa ý thơ (tha thiết, bồi hồi)
0.25
2. Biện pháp tu từ Liệt kê: (bản sương giăng, đèo mây phủ)
0.5
Tác dụng: 
 "Bản sương giăng" nhắc đến kỷ niệm đối với con người (Tây Bắc)
0.25
"Đèo mây phủ" gợi nhớ kỷ niệm đối với thiên nhiên, cảnh vật (Tây Bắc)
0.25
3. Biện pháp Câu hỏi tu từ: "Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?"
0.5
Tác dụng: Gợi suy nghĩ, liên tưởng từ đó khẳng định một qui luật của tình cảm
0.25
4. Biện pháp tu từ Đối lập: " Khi ta ở chỉ là nơi đất ở" >< "Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn"
0.5
Tác dụng: Nêu bật sự chuyển hóa trong nhận thức của nhà thơ
0.25
5. Biện pháp Đối lập: "Đất" >< "Tâm hồn" 
0.5
Tác dụng: Nêu bật sự chuyển hóa từ vật chất ("đất") thành tinh thần ("tâm hồn"), bộc lộ tình cảm sâu nặng, đạo lý thủy chung của tác giả đối với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
0.25
Câu 2. ( 6.0 điểm):
Nội dung
 Điểm
I . Yêu cầu về hình thức: 
Trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết trong sáng, có cảm xúc.
Biết cách làm bài văn nghị luận, bài văn có bố cục hợp lí, chặt chẽ.
II. Yêu cầu về nội dung: Làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân
2.75
 Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách hiểu về quê hương
0.25
 Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ. Ý nghĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự sống tinh thần, tâm hồn.
0.5
 Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu 
0.5
 Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc
0.5
 Qua cách so sánh tác giả đã khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương: tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong mỗi con người 
0.5
 Gợi mở một cách sống, cách làm người: 
 Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết lớn của mỗi con người trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người sống thiếu tính nhân văn cao cả
0.5
 Suy nghĩ của bản thân:
1.25
 Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người
0.25
 Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng phải luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương (dẫn chứng bằng thơ ca)
0.5
 Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất
0.5
 Mở rộng: 
2.0
 Đặt tình yêu quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa chỉ hướng về mãnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về tổ quốc
0.5
 Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu...
0.5
 Làm thay đổi cách hiểu tiêu cực về dáng vẻ quê hương, có ý chí phấn đấu làm đẹp quê hương mình, góp sức mình vào xây dựng quê hương đất nước
0.5
 Trách nhiệm của học sinh đối với việc xây dựng, bảo vệ quê hương...
0.5
Câu 3. (10.0 điểm):
Nội dung
Điểm
I . Yêu cầu về hình thức: 
Trình bày rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết trong sáng, có cảm xúc.
Biết cách làm bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, bố cục chặt chẽ.
II. Yêu cầu về nội dung: Làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
Mở bài
1.0
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác
0.5
Nêu ngắn gọn hình ảnh trong bài thơ và nhận định nêu ở đề bài
0.5
Thân bài 
8.0
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà:
1.25
 Ba tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. (Trích thơ dẫn chứng)
0.25
Bếp lửa ''chờn vờn sương sớm” là hình ảnh quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam trước đây mỗi buổi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”, thật thân thương với bao tình cảm “ấp iu nồng đượm”.
0.25
Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức.
0.25
Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
0.25
Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy tình yêu thương: Tình thương tràn đầy của cháu được bộc lộ một cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của bà.
0.25
Kỉ niệm tuổi thơ bên cạnh bà là cuộc sống có nhiều gian khổ:
1.25
Cái đói cơ hồ đã ám ảnh trong văn chương Việt Nam một thời, đói đến nỗi phải ăn đất sét (trong văn Ngô Tất Tố), những trăn trở về miếng ăn luôn dằn vặt trang viết của Nam Cao 
0.5
“Đói mòn đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy”- những chi tiết thơ đậm chất hiện thực đã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác, tiêu điều cùng những con người vật lộn mưu sinh. Trải qua cái đói quay, đói quắt Bằng Việt mới viết được những câu thơ chân thực đến thế!
0.5
Ấn tượng nhất đối với cháu trong những năm đói khổ là mùi khói bếp của bà – mùi khói đã hun nhèm mắt cháu để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”. 
0.25
Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:
1.25
“Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương (dẫn chứng)
0.25
Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”, bà vừa là cha, lại vừa là mẹ. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.
0.25
Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về (dẫn chứng)
0.25
Tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. 
0.25
Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm màu bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.
0.25
Đọng lại trong kỉ niệm của người cháu là
0.75
Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh (dẫn chứng).
0.5
Bà là chỗ dựa cho cháu, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến, góp phần vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Tình cảm bà cháu hòa quyện trong tình yêu quê hương, Tổ quốc. (dẫn chứng)
0.25
Hình ảnh bà và những kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa
1.25
Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, tác giả chuyển thành hình ảnh ngọn lửa trong lòng bà. Ngọn lửa là kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài. Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu (dẫn chứng)
0.5
Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian: “rồi sớm rồi chiều”, các động từ “nhen”, “ủ sẵn”, “chứa” đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời chiến. Điệp ngữ - ẩn dụ “một ngọn lửa” cùng kết cấu song hành đã làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, đầy xúc động tự hào (dẫn chứng)
0.5
=> Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, bài thơ đã gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
0.25
Suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa:
1.75
Nếu từ đầu bài thơ, hình ảnh bà và bếp lửa song hành thì đến đây hoà vào làm một, nhòe lẫn, tỏa sáng bên nhau.
0.25
Cụm từ chỉ thời gian “đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” -> diễn tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương,chịu khó của bà.  
0.25
Suốt cuộc đời, bà luôn chăm chút cho cháu cả về vật chất và tinh thần để cháu lớn lên. Bà là người nhóm lửa, cũng là người luôn giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong gia đình
0.25
Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại bốn lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng. Từ hành động, bà đã nhóm dậy những gì thiêng liêng, cao quý nhất của con người. Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên
-> Nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng
0.5
Trong tâm trí nhà thơ, bếp lửa và bà tuy bình dị nhưng ẩn giấu điều cao quý thiêng liêng. Cảm xúc dâng trào, tác giả đã phải thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa sáng đẹp lung linh trong tâm hồn nhà thơ
0.5
Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương khôn nguôi, da diết:
0.5
Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, cháu giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có “khói trăm tàu”, ''lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”. Tuy thế, cháu vẫn khôn nguôi nhớ về bà và bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu có nhau. 
0.5
Kêt bài
1.0
Khái quát nội dung ý nghĩa bài thơ
0.5
Khẳng định lại nhận định và nêu được cảm nghĩ của mình về tình cảm gia đình đặc biệt là tình bà cháu
0.5
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_van_9_huyen_Thieu_Hoa_nam_hoc_2015_2016.doc