PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CỜ ĐỎ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015-2016 Khóa ngày 21 tháng 01 năm 2016 MÔN: TIN HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) BÀI 1. (6,0 điểm) TỔNG HAI SỐ NGUYÊN TỐ Bài toán: Trong một bức thư mà Christian Goldbach gửi cho Euler, ông đề cập đến phỏng đoán của mình: mọi số tự nhiên chẵn lớn hơn 2 đều là tổng của 2 số nguyên tố. Yêu cầu: Em hãy viết chương trình để kiểm chứng phỏng đoán của Goldbach. Dữ liệu nhập từ bàn phím: số tự nhiên N chẵn lớn hơn (N<32000). Kết quả xuất ra màn hình: 2 số nguyên tố cách nhau ít nhất 1 dấu cách có tổng bằng N (hoặc không tìm được – ghi là “khong”). Ví dụ: Dữ liệu nhập từ bàn phím Kết quả xuất ra màn hình 12 5 7 BÀI 2. XÂU KÝ TỰ (6,0 điểm) Cho một xâu ký tự bất kỳ Yêu cầu: + Xét xem trong xâu có k ký tự kề nhau mà giống nhau hay không? + Tất cả các ký tự kề nhau mà giống nhau thì chỉ để lại một ký tự giống nhau đó. Dữ liệu nhập từ bàn phím: - Dòng 1: xâu ký tự bất kỳ. - Dòng 2: số tự nhiên k. Kết quả xuất ra màn hình: - Dòng 1: Xuất ‘Co k ky tu ke nhau ma giong nhau’ hoặc ‘khong co k ky tu ke nhau ma giong nhau’. - Dòng 2: In lại xâu đã bị xóa các ký tự kề nhau mà giống nhau. Ví dụ: Dữ liệu nhập từ bàn phím Kết quả xuất ra màn hình abcd12dd 2 Co 2 ky tu ke nhau ma giong nhau abcd12d abcd12dd 3 Khong co 2 ky tu ke nhau ma giong nhau abcd12d BÀI 3: (8,0 điểm) XẾP HỘP Bài toán: Duy và Khánh là hai bạn học cùng lớp. Hai bạn rất thích trò chơi xếp các chiếc hộp hình lập phương. Duy đặt các chiếc hộp chồng lên nhau thành các chồng có độ cao khác nhau. Khánh nói “Các chồng hộp của bạn không đẹp, bạn phải xếp các chồng có độ cao bằng nhau giống mình thì mới đẹp”. Sau khi nghe bạn nói như vậy, Duy bắt đầu sắp xếp lại các chồng hộp. Yêu cầu: Hãy lập trình đưa ra số lần di chuyển ít nhất của các hộp sao cho từ các chồng hộp có độ cao khác nhau trở thành các chồng hộp có độ cao bằng nhau; lần lượt từng chiếc một cho đến khi hoàn thành công việc. Dữ liệu nhập từ bàn phím: + Dòng đầu tiên là số n, n là số chồng hộp. + Dòng tiếp theo lần lượt là số hộp của các chồng hộp. *Lưu ý: số hộp bao giờ cũng chia hết cho số chồng hộp. Kết quả xuất ra màn hình: chỉ có một dòng chứa một số nguyên dương là kết quả tính toán số lần ít nhất sau khi xếp lại các chồng hộp. Nếu không có kết quả cũng phải ghi rõ “Khong can di chuyen lan nao” Ví dụ: Dữ liệu nhập từ bàn phím Kết quả xuất ra màn hình 6 5 2 4 1 7 5 5 7 9 9 9 9 9 9 9 Khong can di chuyen lan nao ------HẾT------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinhSố báo danh Chữ ký của giám thị 1Chữ ký của giám thị 2.
Tài liệu đính kèm: