Đề thi chọn đội tuyển học sinh học sinh giỏi lớp 12 thpt môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh học sinh giỏi lớp 12 thpt môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh học sinh giỏi lớp 12 thpt môn: Ngữ văn thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GDĐT Ninh Bình
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH HSG
Lớp 12 THPT
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (8 điểm)
Văn bản: 
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
 (Hỏi, Hữu Thỉnh)
Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho em?
Câu 2: (12 điểm)
Bàn về truyện ngắn, Từ điển thuật ngữ Văn học (Nhà xuất bản Văn học, 1992) có viết: “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn đầy ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết”
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm trong chương trình trung học./.
Sở GDĐT Ninh Bình
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Lớp 12 THPT
Môn: Ngữ văn
Câu 1: (8điểm)
1. Yêu cầu về kiến thức
- Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết một bài nghị luận xã hội.
- Bố cục chặt chẽ, luận điểm thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, ..
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giải thích ngắn gọn lối sống của các sự vật trong bài thơ: 
- Đất tôn cao nhau: lối sống tôn trọng nhau, sống vị tha, biết đặt lợi ích của người lên trên lợi ích của mình, sống vì người khác. Lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, ích kỉ, đố kị, bon chen,  
- Nước làm đầy nhau: biết sống thương yêu nhau, biết cho đi và biết làm đầy, rộng lượng cho nhau.
- Cỏ đan vào nhau: lối sống hoà nhập, đoàn kết, cống hiến.
-> Từ lối sống của các sự vật rút ra những bài học về lối sống đẹp cho bản thân mình và cho mọi người. Con người cần phải biết vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, hướng tới cuộc sống khoan dung độ lượng, vị tha, vì người, biết thương yêu, biết hoà nhập, biết đoàn kết, quan tâm đến người.
* Nhận xét: những bài học rút ra từ bài thơ trên hoàn toàn đúng.
* Khẳng định, biểu dương và chỉ ra những yêu cầu về việc bồi dưỡng lối sống đẹp cho mỗi người, cho cả cộng đồng; phê phán lối sống vị kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm,  của một bộ phận người trong cuộc sống hôm nay. (Dẫn chứng)
* Bài học: cần rèn luyện về lối sống vị tha, rộng lượng, biết thương yêu và đoàn kết trong cuộc sống.
3. Cho điểm:
 Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, lập luận thuyết phục, văn viết lưu loát.
Điểm 6: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, biết cách lập luận, làm bật lên được chính kiến; diễn đạt lưu loát.
Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề, lập luận có thể chưa sắc sảo, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 2: Bài viết sơ sài, bố cục không chặt chẽ, còn mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Lạc đề.
Câu 2: (12 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức lí luận văn học kết hợp kiến thức về tác giả, tác phẩm để giải quyết về một vấn đề lí luận văn học. Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
2. Yều cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giải khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Trình bày khái quát vần đề đặt ra trong đề bài:
- Chi tiết nghệ thuật là một bộ phận nhỏ nhất có ý nghĩa của mỗi tác phẩm mà nhờ bộ phận này thế giới của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ thể, sinh động. Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.
- Mỗi tác phẩm có một hệ thống chi tiết nghệ thuật. Có thể đó là một hệ thống dày đặc như trong tác phẩm truyện hoặc chỉ chấm phá như trong tác phẩm thơ. Nhờ hệ thống chi tiết này mà thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ con người đến cảnh vật hiện ra một cách cụ thể, sinh động, đồng thời cũng góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa tác phẩm.
- “Lối hành văn đầy ẩn ý”: tiếng nói riêng, giọng điệu riêng góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn.
- “Những chiều sâu chưa nói hết”: ý nghĩa lớn của tác phẩm, những vấn đề còn để ngỏ ở tác phẩm.
*Phân tích hai yếu tố góp phần làm nên đặc trưng của thể loại truyện ngắn
- Đặc trưng của truyện ngắn: quy mô, dung lượng phản ánh hiện thực “nhỏ”, mỗi truyện ngắn có thể ví như một “lát cắt của hiện thực cuộc sống”.
Chi tiết trong truyện ngắn thường là “chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn”. Một chi tiết trong truyện ngắn có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa. Cần nắm lấy chi tiết nghệ thuật quan trọng nhất của tác phẩm, tìm hiểu chúng trong mối quan hệ với các chi tiết khác trong tác phẩm để thấy được vai trò và tác dụng của các chi tiết nghệ thuật ấy trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm, đóng góp sáng tạo của nhà văn.
Chi tiết có ý nghĩa sâu sắc trong việc cắt nghĩa hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Qua chi tiết, người đọc nhận ra được thế giới nghệ thuật riêng của từng tác giả (thời đại, thể loại).
- “Lối hành văn đầy ẩn ý”: tiếng nói riêng, giọng điệu riêng in đậm dấu ấn sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn.
*Lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề:
- Chọn được chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, chỉ ra được lối hành văn đầy ẩn ý của tác giả thể hiện trong tác phẩm, thể hiện đ]cj chiều sâu chưa nói hét của tác phẩm.
- Biết cách phân tích để làm rõ các phương diện được nêu ra trong đề bài theo cách thức như sau: 
+ Xác định được chi tiết cụ thể và lối hành văn đầy ẩn ý trong tác phẩm
+ Chi tiết nghệ thuật và lối hành văn ẩn ý có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
+ Cụ thể ý nghĩa về nội dung gì? Làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện ở chỗ nào?
	+ Về nghệ thuật, nó có vai trò và tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nộ dung, tư tưởng?
+ Đánh giá chung về giá trị và ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật và lối hành văn ấy.
3. Cho điểm:
Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, văn viết lưu loát, có cảm xúc.
Điểm 10: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có mắc một số lỗi.
Điểm 8: Đáp ứng được yêu cầu của đề, biết cách làm bài, diễn đạt được, có một số lỗi về diễn đạt.
Điểm 6: Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề nhưng bài viết chưa sâu sắc, không mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 4: Tỏ ra nắm được yêu cầu của đề, nhưng bài viết còn chung chung, diễn đạt hạn chế.
Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, bố cục không chặt chẽ, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chon_HSG.doc