Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện Hạ Hòa năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện Hạ Hòa năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi huyện Hạ Hòa năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
 Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC
Ngày thi: 21 tháng 12 năm 2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 3 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10,0 điểm): 
Chọn và ghi phương án đúng vào Tờ giấy thi 
Câu 1: Bố có nhóm máu A, có 2 đứa con, một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O. Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố:
A. Đứa con có nhóm máu A.
B. Đứa con có nhóm máu O.
C. Hai câu A, B đúng.
D. Hai câu A, B sai.
Câu 2: Sự trao đổi khí ở phối và tế bào xảy ra do:
A. Sự khuyếch tán từ nơi có áp xuất cao đến nơi có áp xuất thấp hơn
B. Sự khuyếch tán từ nơi có áp xuất thấp đến nơi có áp xuất cao hơn
C. Áp xuất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang
D. Áp xuất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu
Câu 3: Loại bạch cầu nào diệt khuẩn bằng cách thực bào:
A. Bạch cầu ưa a xít
B. Lim phô bào B và T
C. Bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu đơn nhân)
D. Bạch cầu ưa kiềm
Câu 4: Thể đồng hợp là gì ?
A. Thể đồng hợp là các gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau
B. Thể đồng hợp là hai gen trong một cặp gen tương ứng ở tế bào sinh dưỡng giống nhau
C. Thể đồng hợp là hầu hết các cặp gen trong tế bào sinh dưỡng đều giống nhau
D. Cả A và C
E. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
Câu 5: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính 
B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội
Câu 6: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là
A. Hai nhiễm sắc thể giống hệt nhau về hình dạng, kích thước.
B. Hai nhiễm sắc thể có cùng một nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 7: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 8: Hàm lượng ADN có trong giao tử ở loài người bằng:
A. 6,6.10-12 gam B. 3.3.10-12 gam C. 6,6.1012 gam D. 3.3.1012 gam 
Câu 9: Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào? 
A. Cấu trúc bậc 1 C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2 D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 10: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 A0. Đột biến gen ở dạng gì?
A. Mất cặp Nuclêôtít B. Thêm cặp Nuclêôtít C. Thay cặp Nuclêôtít D. Hai câu b,c đúng 
Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:
A. Mất đoạn NST 21 	B. Lặp đoạn NST 21
C. Đảo đoạn NST 20	 	D. Mất đoạn NST 20
Câu 12: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ:
A. Là phương pháp theo dõi những bệnh, tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ.
B. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.
C. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
Câu 13: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ ( A ) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen nào?
A. Aa ( Quả đỏ)
B. A A ( Quả đỏ)
C. a a ( Quả vàng)
D. Cả Aa và aa
Câu 14: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A) P: AaBb x AABB	 B) P: AaBb x aabb 
C) P: AaBb x AAbb D) P: AaBb x aaBB
Câu 15: Một giống cà chua có gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1
A. Ab/aB x Ab/aB C. AB/ab x Ab/aB
B. Ab/aB x Ab/ab D. AB/ab x Ab/ab
Câu 16: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?
A. B. C. D. 
C©u 17: Ở người 2n = 46. Một tế bào người đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
A. 23	B. 46	C. 92	D. 16 
C©u 18: Ở ruồi giấm, 2n= 8. Xét 3 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt, sau đó 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Số giao tử sinh ra, số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân lần lượt là bao nhiêu?
A. 24 và 192 B. 69 và 384 C. 96 và 192 D. 24 và 248
C©u 19: Gen D có 900 cặp nuclêôtít, khi sao mã 2 lần liên tiếp thì tổng số ribônuclêôtít tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là? 
A. 900 ribônuclêôtít.	B. 1800 ribônuclêôtít. C. 3600 ribônuclêôtít.	D. 900 cặp ribônuclêôtít.
Câu 20: Một gen có 2700 nucleotit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là bao nhiêu? 
A. A = T = 810 nucleotit và G = X = 540 nucleotit;
B. A = T = 405 nucleotit và G = X = 270 nucleotit;
C.A = T = 1620 nucleotit và G = X = 1080 nucleotit;
D. A = T = 1215 nucleotit và G = X = 810 nucleotit.
II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): 
a) Nêu kết quả thí nghiệm, nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. 
b) Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
Câu 2 (1,5 điểm): 
a) ADN có đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền.
b) Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
Câu 3 (1,5 điểm): Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
Câu 4 (1,0 điểm): 
a) Em hãy nêu cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai? 
b) Ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, phân ly độc lập với nhau)
Câu 5 (2,0 điểm): Khối lượng một đoạn ADN là 9.105 đv.C. Đoạn ADN này gồm 2 gen cấu trúc. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ hai 0,102 µm. 
	Cho biết khối lượng phân tử trung bình của một nuclêôtit là 300 đv.C.
a) Xác định chiều dài mỗi gen.
b) Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.
Câu 6 (2,0 điểm): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn.
	Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2.
-----------------HẾT-----------------
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
 Đề chính thức
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: SINH HỌC
Ngày thi: 21 tháng 12 năm 2015
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(HDC có 3 trang)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
B
A
C
B
C
A
B
B
D
B
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
A
C
B
B
A
B
C
A hoặc C
B
A
II. Phần tự luận (10 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
 a) Nêu kết quả thí nghiệm, nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. 
b) Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
a) - Quy luật phân li:
 + Kết quả: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
 + Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
- Quy luật phân li độc lập:
 + Kết quả: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
 + Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
0,25
0,25
0,25
0,25
b) Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:
- Quy luật phân li: 
VD: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
 GP : A a
 F1 : Aa ( 100% hoa đỏ)
 F1 x F1 : Aa ( hoa đỏ) x Aa ( hoa đỏ)
 GF1 : A, a A, a
 F2 : : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
- Quy luật di truyền liên kết:
VD: P: hạt trơn có tua cuốn x hạt trơn có tua cuốn
 GP : AB, ab AB, ab
 F1 : 1 : 2 : 1
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (1,5 điểm): 
a) ADN có đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền.
b) Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
a. Những đặc điểm của phân tử ADN để đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền là:
- Trên mỗi mạch đơn của ADN, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững
- Trên mạch kép các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazơnitric theo nguyên tắc bổ xung. Liên kết hidro là liên kết kém bền nhưng do số liên kết hidro nhiều đã đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN được ổn định.
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ liên kết với protein tạo cho cấu trúc của ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.
- Từ 4 loại nuclotit do cách sắp xếp các nucleotit khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của phân tử ADN của các loài SV.
b. Bản chất hóa học và chức năng của gen:
- Bản chất hóa học của gen là ADN, mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN , lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.
- ADN có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3 (1,5 điểm): Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
* Khái niệm thường biến: Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống.
* Phân biệt thường biến và đột biến:
Thường biến
Đột biến
- Do môi trường sống thay đổi
- Do các tác nhân gây đột biến
- Biến đổi kiểu hình, khôngliên quan đến biến đổi kiểu gen, không di truyền được.
- Làm biến đổi kiểu gen, Di truyền được 
- Biến đổi đồng loạt, có định hướng
- Xảy ra đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, không định hướng
- Có lợi cho sinh vật, có ý nghĩa giúp sinh vật thích nghi với MTS.
- Phần lớn có hại cho SV, một số ít có lợi. Là nguyên liệu của chọn giống
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (1,0 điểm):
 a) Em hãy nêu cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai? 
b) Ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, phân ly độc lập với nhau)
a) Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai được giải thích như sau:
+ Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui định.
+ Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện 1 số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm có lợi.
b)- Tỷ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F5 = (1/2)5 = 1/32
 - Tỷ lệ cây dị hợp về 2 cặp gen ở đời F5 = 1/32.1/32 = 1/1024.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 ( 2,0 điểm): Khối lượng một đoạn ADN là 9.105 đv.C. Đoạn ADN này gồm 2 gen cấu trúc. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ hai 0,102 µm. 
	Cho biết khối lượng phân tử trung bình của một nuclêôtit là 300 đv.C.
a) Xác định chiều dài mỗi gen.
b) Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.
a. Xác định chiều dài mỗi gen.
- Số lượng nclêôtit của đoạn ADN: = 3000 (nu)
- Chiều dài đoạn ADN: 3,4 Å = 5100 Å
- 0,102µm = 1020 Å
- Chiều dài của gen thứ hai: = 2040 Å
Chiều dài của gen thứ nhất: 2040 + 1020 = 3060 Å 
b. Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.
- Số nuclêôtit của mạch mã gốc của gen thứ nhất: = 900 (nuclêôtit)
- Số axit amin của phân tử prôtêin do gen thứ nhất điều khiển tổng hợp:
	 - 2 = 298 (axit amin)
- Số nuclêôtit của mạch mã gốc của gen thứ hai: = 600 (nuclêôtit)
- Số axit amin của phân tử prôtêin do gen thứ nhất điều khiển tổng hợp:
 - 2 = 198 (axit amin)
1,0
0,5
0,5
Câu 6 (2,0 điểm): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn.
	Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2.
* Xét kết quả phép lai ta thấy:
- Đời F2 có 600 cây trong tổng số 9600 kiểu hình hoa vàng, quả bầu dục tương ứng với tỉ lệ = 
- Mà mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn -> ở F2 16 kiểu tổ hợp và 2 tính trạng hoa vàng, quả bầu dục là tính trạng lặn; 2 tính trạng hoa đỏ, quả tròn là những tính trạng trội; 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử đực x 4 loại giao tử cái.
-> Các cá thể F1 đều có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
- Quy ước gen: 
 A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng
 B: quy định quả tròn; b: quy định quả bầu dục.
-> Kiểu gen của cá thể F1 đều là AaBb (hoa đỏ - quả tròn).
-> P thuần chủng có thể có kiểu gen như sau:
- Trường hợp 1:
 P : AABB (hoa đỏ - quả tròn) x aabb (hoa vàng - quả bầu dục) -> F1 : AaBb
- Trường hợp 2:
 P : AAbb (hoa đỏ - quả bầu dục) x aaBB (hoa vàng - quả tròn) -> F1 : AaBb
->Sơ đồ lai từ F1 -> F2:
F1: AaBb x AaBb
G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab
F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
 (9 đỏ - tròn) : (3 đỏ-bầu dục) : (3 vàng-tròn) : (1 vàng - bầu dục)
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Lưu ý: Câu 5,6 HS có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Sinh_9_vong_2_Ha_Hoa_NH_2015_2016.doc