Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 3,0 điểm). 
 Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ trong đoạn trích sau:
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. 
 	Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng
 (Vũ Bằng - Trích Thương nhớ mười hai, Ngữ Văn 7, tập một, NXBGD, 2004)
Câu 2 (5,0 điểm). 
 Cảm nhận của em về tiếng ve trong những câu thơ sau:
 - Tôi ngồi gom tiếng ve rơi. (Đỗ Quang Huỳnh ) 
 - Tuổi thơ xanh thẳm tiếng ve. (Chu Minh Khôi )
 - Tiếng ve màu đỏ
 Cháy trong vòm cây. (Thanh Thảo)
Câu 3 (12,0 điểm). 
 Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
-----------Hết----------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:......................
UBND HUYỆN THANH SƠN
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN 
HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn
Câu 1( 3,0 điểm) 
Yêu cầu chung: 
 - Nội dung: Thí sinh chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một số biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc trong đoạn văn. 
 - Hình thức: Trình bày bằng một đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. 
 2. Yêu cầu cụ thể:
 * Hình thức: Trình bày bằng một đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) 
 * Nội dung: Thí sinh chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một số biện pháp nghệ thuật tu từ đặc sắc trong đoạn văn. (2,5 điểm) 
 - Chỉ ra đúng các phép tu từ: (1,0 điểm)
 + Điệp ngữ : yêu; có (0,25 điểm) 
 + So sánh: đôi mày ai như trăng mới in ngần; cô gái đẹp như thơ mộng (0,25 điểm) 
 + Liệt kê: sông xanh, núi tím, đôi mày ai, mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. (0,5 điểm) 
 -Tác dụng: (1,5 điểm) 
 + Phép điệp ngữ: vừa tạo giọng văn thiết tha sâu lắng, vừa gợi tả được những hình ảnh, âm thanh của cảnh sắc và cuộc sống đồng thời giúp tác giả bộc lộ tình yêu với cảnh vật và cuộc sống. (0,5 điểm) 
 + Phép so sánh: gợi tả vẻ đẹp đôi lông mày của những thiếu nữ tựa như vầng trăng non đậm nét, gơi ra sức sống tươi trẻ thanh tân của cô gái. (0,5 điểm) 
 + Phép liệt kê: gợi tả vẻ đẹp mùa xuân và bộc lộ tình cảm yêu mến của mình; gợi tả cảnh vật và sinh hoạt, cuộc sống con người thân thuộc, bình dị mà rất nên thơ, lãng mạn. Qua đó gián tiếp thể hiện tình yêu thiết tha của tác giả. (0,5 điểm) 
Câu 2 (5,0 điểm) 
Yêu cầu chung: 
 - Nội dung: Thí sinh cảm nhận được những điểm tương đồng và nét khác biệt ở ba câu thơ.
 - Hình thức: Trình bày bằng một bài văn, diễn đạt lưu loát, chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. 
 2. Yêu cầu cụ thể:
 * Hình thức: Trình bày bằng một bài văn, diễn đạt lưu loát, chặt chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. (0,5 điểm) 
 * Nội dung: Thí sinh cảm nhận được những điểm tương đồng và nét khác biệt ở ba câu thơ (4,5 điểm) 
A. Mở bài: (0,25 điểm)
 - Giới thiệu về chủ đề mùa hè và những cảm nhận phong phú của các tác giả về tiếng ve. 
 - Dẫn dắt và trích dẫn các câu thơ. 
B. Thân bài: (4,0 điểm)
 - Điểm tương đồng: (1,0 điểm) 
 + Đều miêu tả tiếng ve, âm thanh quen thuộc của đời sống, thường gợi ra những niệm của thời gian (mùa hè) và của tuổi thơ. (0,5 điểm) 
 + Đều sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (0,5 điểm) 
 - Điểm khác biệt: (3,0 điểm) 
 + Trong câu thơ Tôi ngồi gom tiếng ve rơi: tiếng ve mang đến cảm nhận về một thứ hữu hình, có chuyển động (rơi ) và được nhân vật trữ tình “ tôi ” say mê, nâng niu, góp nhặt (gom ). (1,0 điểm) 
 + Trong câu thơ Tuổi thơ xanh thẳm tiếng ve: tiếng ve mang đến cảm nhận về một màu sắc ( xanh thẳm), gợi thời gian xa xưa ( tuổi thơ xanh thẳm). Âm thanh tiếng ve như xuyên suốt từ quá khứ - tuổi thơ - cho đến tận bây giờ, gọi về trong nhân vật trữ tình bao hồi ức trong trẻo, êm đềm. (1,0 điểm) 
 + Trong câu thơ Tiếng ve màu đỏ/ Cháy trong vòm cây: tiếng ve được cảm nhận bằng thị giác diễn tả âm thanh, màu sắc sôi động, hừng hực của mùa hè. Câu thơ không tả nắng mà ta lại thấy được sự chi phối của nó lên cảnh vật. (1,0 điểm) 
 C. Kết bài: (0,25 điểm)
 Đánh giá: Sự tưởng tượng phong phú của các tác giả đã gợi ra sự liên tưởng thú vị cho người đọc, tạo ra những cảm xúc đẹp đẽ. 
Câu 3 (12,0 điểm) 
Yêu cầu chung: 
 - Nội dung: Xác định đúng kiểu bài là nghị luận văn học, biết xác định đúng các luận điểm, có khả năng, phân tích – bình dẫn chứng sâu sắc. 
 - Hình thức: Viết thành một bài văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, bố cục chặt chẽ, rõ ràng. 
 2. Yêu cầu cụ thể:
 * Hình thức: Viết thành một bài văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, bố cục chặt chẽ, rõ ràng. (1,0 điểm) 
 * Nội dung: Viết thành một bài văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
A. Mở bài: (1,0 điểm) 
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu bộc lộ tha thiết, cảm động trong dòng hồi tưởng của người cháu khi xa quê. 
B. Thân bài: (9,0 điểm) 
1. Mạch cảm xúc của tác giả được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa khi tác giả đang du học tại Liên Xô, giữa cái giá lạnh của băng tuyết xứ người, xa bà, xa quêTác giả đã nhớ về cái nồng ấm của bếp lửa, và nhớ cái hơi ấm của tình bà.(Dẫn chứng thơ, phân tích ) (0,5 điểm)
2. Suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ:
 a, Tình bà cháu gần gũi, thắm thiết, cảm động: 
 - Tình cảm của bà dành cho cháu: Bà hết lòng yêu thương cháu, hi sinh tất cả vì cháu. 
 + Bà chăm lo chu đáo cho cháu về cuộc sống vật chất: bà chăm từng bữa ăn dù chỉ là những thứ đạm bạc, dù cuộc sống rất khó khăn. (Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 + Bà nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cho cháu: bà dạy cháu biết sống tự lập, biết vượt qua khó khăn, mạnh mẽ và cứng cỏi; bà khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn cháu- đó là tình làng, nghĩa xóm, tình bạn thủa ấu thơ; bà thắp lên trong tim cháu một niềm tin mãnh liệt vầ ngày đoàn tụ gia đình, về tương lai tươi sáng của dân tộc. (Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 ->Bà là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. (0,5 điểm)
 - Tình cảm của cháu đối với bà:
 + Xót xa thương bà vất vả khi nghĩ về cuộc đời bà. (Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 + Luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ khi được sống cùng bà, được bà yêu thương, chăm sóc. (Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 + Cháu khắc ghi trong kí ức những việc làm, lời nói, đức hi sinh của bà.(Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 b,Tình bà cháu gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. 
 - Bà chăm cháu để các con của bà tham gia chiến đấu -> Bà âm thầm đóng góp sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, của đất nước.
(Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
 - Tình cảm của cháu khi cháu đã đi xa, cuộc sống của cháu đã thay đổi, được mở mang được đón nhận những tình cảm mới mẻ, đẹp đẽ song có nhưng điều đã trở thành bất biến trong lòng cháu đó là nỗi bếp lửa, nhớ bà, nhớ quê hương. (Dẫn chứng thơ, phân tích ) (1,0 điểm)
3, Đánh giá chung: 
 a, Nghệ thuật: (0,5 điểm)
 - Nhà thơ đã khéo léo sử dụng hình ảnh bếp lửa song đôi với hình ảnh người bà. Đây là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu góp ý của bài thơ. 
 - Đan xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, giọng thơ linh hoạt. 
 b, Nội dung: (0,5 điểm) 
 Ca ngợi tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, là nguồn mạch của tình yêu thương đất nước.
C. Kết bài: (1,0 điểm) 
 - Khẳng định giá trị ý nghĩa của bài thơ: là lời nhắc nhở mọi người luôn biết trân trọng, gìn giữ những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống.
 - Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG tỉnh V9(15-16) Ngu Van.doc