NCT – Go Vap District Biên soạn: Nguyễn An/ Lưu hành nội bộ Trang 1 ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm Học 2015 -2016 Môn NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút I.PHẦN CHUNG (6đ) Câu 1. Đọc hiểu văn bản (3đ) Trong cuộc trao đổi này, khi được hỏi về việc từ khi nhà máy hoạt động thì vùng biển quanh đường ống xả ngầm ra biển không còn tôm cá hay sinh vật biển, ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội - đã có những phát biểu “gây sốc”: “Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên. Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ. Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại?...” (Trích Báo “Tuổi Trẻ Online” 25/4/2016) a) Xác định nội dung của văn bản. (1đ) b) Trong văn bản trên, những cụm từ nào nói rõ biểu hiện của việc xây dựng nhà máy thép thay đổi đến môi trường biển? (0.5đ) c) Em hiểu thế nào về câu “Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”? (1đ) d) Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên. (0,5đ) Đề thi gồm 2 trang NCT – Go Vap District Biên soạn: Nguyễn An/ Lưu hành nội bộ Trang 2 Câu 2. Nghị luận xã hội (3đ) Viết một đoạn văn (15 – 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa điều bức tranh gợi ra cho thế hệ học sinh, thanh niên hiện nay. (Tranh trong phần thi "Nếu loài cá biết nói, chúng sẽ nói gì với những kẻ đã đối xử tệ với môi trường của chúng?") II. PHẦN RIÊNG: Bài văn nghị luận văn học (4đ) Học sinh chỉ được chọn một trong hai đề: A.Theo chương trình cơ bản: Phân tích bài thơ “Chiều tối” (Mộ) trong tập “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí) để làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ Văn 11 – Tập 2 – NXB giáo dục) B.Theo chương trình nâng cao: Khi nói về thơ ca, nhà thơ Đuy Blây có viết: “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim”. Bằng những hiểu biết của mình về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (SGK Ngữ Văn 11 – Tập 2 – NXB giáo dục) HẾT
Tài liệu đính kèm: