Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ninh Phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều Trường trung học phổ thông Đông Triều Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Họ và tên học sinh thực hiện: Dương Thanh Hoa Lớp 11 Năm học 2015 -2016 Vận dụng kiến thức liên môn Để giải quyết các tình huống thực tiễn Dành cho học sinh trung học Họ và tên học sinh thực hiện: Dương Thanh Hoa Lớp: 11C6 Trường: Trung học phổ thông Đông Triều Địa chỉ: Khu 6, phường Hưng Đạo, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh Số điện thoại: Email: thanhhoa186199@gmail.com 1/Tên tình huống: Hãy giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh Hiện nay số người mắc các bệnh về tim mạch rất nhiều và người tử vong do mắc bệnh này là một con số lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 2 giây có 1 người chết vì bệnh tim mạch, cứ 5 giây có 1 trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây thì có một trường hợp đột quỵ. Hơn 80% số tử vong do bệnh tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tại Việt Nam, GS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch quốc gia cho biết: 25% người trưởng thành Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp, có nguy cơ mắc các bệnh: tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên và tiểu đường. TS. Phạm Nguyễn Vinh, Viện Tim TP.HCM cho biết: Ước tính ít nhất có khoảng 320.000 và nhiều nhất là 1,6 triệu người Việt Nam bị suy tim. Tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Cách phòng và chữa các bệnh về hệ tim mạch là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để giữ một trái tim khỏe mạnh? Nào, hãy cùng tìm hiểu 2/ Mục tiêu giải quyết tình huống: Thứ nhất: Giúp mọi người hiểu biết về hệ tuàn hoàn, nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh về tim mạch. Tim luôn luôn miệt mài co bóp đưa dòng máu đỏ đi khắp cơ thể để nuôi sống từng tế bào, từng cơ quan để duy trì sự sống. Chính vì vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh. Thứ hai: Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Sinh học, Hóa học, Mĩ thuật, Vật lí, Giáo dục công dân, Anh văn,tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở vào thực tế đời sống. 3/ Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Tổng quan: - Để giải quyết tình huống này, em đã: + tích cực thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo, mạng xã hội + Thống kê: thống kê số người mắc bệnh suy tim, thời gian trung bình một người chết vì bệnh tim. +Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế đời sống. Các kiến thức liên môn: - Môn Ngữ Văn: Nắm các kĩ năng viết văn. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng ,diễn đạt mạch lạc ,lập luận chặt chẽ - Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ . - Môn Hóa: Biết các chất có hại cho tim mạch. - Môn sinh: Biết được các kiến thức về hệ tuần hoàn và cách bảo vệ trái tim khỏe mạnh. - Môn Công dân: Nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe. Thay đổi nếp sống là biện pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để giảm thiểu các nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch. - Môn Mĩ thuật: Sử dụng tranh minh họa - Môn Tin học : Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm Microsoft word Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống ☺ Vấn đề 1: Tìm hiểu chung về hệ tuần hoàn Cấu tạo chung - Tim - Các mạch máu: + Động mạch + Tĩnh mạch + Mao mạch - Hệ bạch huyết + Các cấu trúc sinh bạch cầu ◦ Hạch bạch huyết ◦ Mô dạng bạch huyết + Mạch bạch huyết ☺ Vấn đề 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh về tim mạch Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ◊ Các yếu tố tự nhiên không tránh được: - Giới tính: Nam giới hay bị suy tim hơn là nữ giới. Nhưng nữ giới ở tuổi mãn kinh thì tỷ lệ bệnh tim gần bằng nam giới. Lý do là trái tim của phụ nữ được nội tiết tố nữ bảo vệ trong độ tuổi sinh đẻ; tới tuổi mãn kinh, do nội tiết tố nữ bị suy giảm nên trái tim không được bảo vệ nữa. - Di truyền: Bệnh tim mạch thường có tính di truyền, nếu bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tim thì con cái cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh đó. - Tuổi: Khi cao tuổi, trái tim thường yếu đi, vách tim dầy hơn, động mạch xơ cứng, cản trở việc bơm máu của tim ra động mạch. Vì vậy, cao tuổi là một nguy cơ dễ bị bệnh tim mạch. Một thống kê cho thấy, cứ 5 người tử vong về bệnh tim thì 4 người trên 65 tuổi. Hình minh họa: Tuổi giả và nguy cơ mắc bệnh về tim mạch ◊ Những yếu tố có thể kiểm soát và phòng tránh được: - Tăng huyết áp: Thành động mạch của người bị tăng huyết áp thường xơ cứng và kém co giãn khiến tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi nuôi cơ thể. Vì phải gắng sức lâu ngày, cơ tim sẽ dầy lên, cứng hơn, tim sẽ suy yếu dần, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, suy thận. - Cholesterol máu cao: Cholesterol là một loại chất béo có trong thức ăn như mỡ lợn, gà, bò hoặc dầu dừa. Bình thường, gan sản xuất hầu hết cholesterol cần cho cơ thể. Cholesterol phân bố ở mọi tế bào và có nhiều chức năng quan trọng. Nhưng khi nồng độ cholesterol trong máu lên cao (trên 200mg/100ml máu) thì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. - Bệnh tiểu đường: Theo Hội tim Hoa Kỳ thì 65% người bị tiểu đường có thể tử vong vì một bệnh tim mạch nào đó. Điều này nhắc nhở người bệnh tiểu đường cần điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc để tránh rủi ro này. - Bệnh béo phì: Ở người béo phì thường kèm theo tăng cholestetrol máu, tăng huyết áp và là nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch đã nói ở trên đây. - Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm dưỡng khí nuôi tim, tăng huyết khối trong mạch máu, gây tổn thương cho tế bào lòng mạch máu, làm chất béo kết tụ trong động mạch... Những tổn thương này làm cản trở dòng máu lưu thông nên trái tim buộc phải bóp mạnh hơn, hậu quả là trái tim sẽ mau chóng bị tổn thương. Hình minh họa: Hút thuốc lá là tự tạo một quả bom hẹn giờ tại chính trái tim của bạn - Ít vận động: Vận động cơ thể tăng tiêu hao năng lượng, làm giảm cholesterol, giảm đường huyết và làm hạ huyết áp. Vận động cũng làm tăng sức mạnh của bắp thịt và cơ tim, làm mạch máu đàn hồi hơn. Như vậy, người không hoặc ít vận động có nhiều nguy cơ bị đột quỵ, bị bệnh tim hơn người tập luyện cơ thể thường xuyên, đều đặn. - Stress: Stress có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Khi bị stress, thần kinh tiết ra nhiều kích thích tố, đặc biệt chất adrenaline, chất này làm tăng huyết áp, gây tổn thương thành động mạch, gây xơ cứng, cholesterol dễ dàng đóng vào thành mạch. Stress cũng làm tăng chất gây đông máu, làm nghẹt mạch máu, dẫn tới cơn đau tim. - Rượu bia: Uống nhiều rượu bia và uống lâu năm có thể bị béo phì, tăng huyết áp và tăng chất béo triglicerides, dẫn tới hậu quả là suy tim và tai biến mạch máu não. Ảnh minh họa: Đừng để trái tim phải lên tiếng 4/ Biện pháp giải quyết tình huống Mỗi ngày, tim của chúng ta co bóp tới 100. 000 nhịp để bơm gần 7.500 lít máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Một khối lượng công việc lớn như thế đối với một trái tim khỏe mạnh đã là quá vất vả rồi, còn đối với một trái tim bệnh tật ốm yếu thì làm sao mà cáng đáng nổi công việc quá nặng nhọc này? Hiểu như thế thì bạn, tôi và tất cả mọi người phải tìm mọi cách mà bảo vệ trái tim của chúng ta đi chứ! Làm gì để bảo vệ trái tim? Hình minh họa: Hãy giữ trái tim luôn khỏe mạnh Đối với những người tuổi trên 40, việc khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp tích cực nhằm phát hiện sớm những trục trặc của trái tim. Từ đó để có thể có biện pháp thay đổi lối sống, điều trị bệnh ngay tư khi mới khởi phát. Tuy nhiên hoạt động của trái tim và sức khỏe của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cảm xúc của con người: một yếu tố rất quan trọng giúp cho tim khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Cảm xúc tăng hay những cơn giận dữ, lo lắng sẽ làm cho tim đập nhanh, gây tình trạng hồi hộp và cảm giác khó thở. Chính vì vậy giữ cho cảm xúc được cân bằng, bình tĩnh trước mọi nghịch cảnh, giữ cho tâm được thanh tịnh là một trong những biện pháp tốt giúp cho trái tim luôn được khỏe mạnh. Hình minh họa: Cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp cho trái tim khỏe mạnh. Phòng cao huyết áp: cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Đã từ lâu, chúng ta đều biết: cao huyết áp chính là một tên “sát nhân thầm lặng”, hàng năm nó giết chết hàng triệu con người trên trái đất này. Cao huyết áp sẽ làm cho thất trái của tim ngày càng dày lên, tim to hơn bình thường và đến một lúc nào đó gây ra tình trạng suy tim, bệnh nhân mệt thường xuyên phù hai chân, gan lớn và nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến tử vong. Muốn tránh tình trạng cao huyết áp, chúng ta phải có một chế độ ăn hợp lý: ít muối, giảm mỡ và chất béo, nhiều rau xanh và trái cây tươi Nếu có điều kiện nên sử dụng cá làm thực phẩm chính, kết hợp thêm dầu ôliu, uống một chút rượu vang Hình minh họa: Chế độ ăn tốt cho tim mạch Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá: các loại chất độc trong khói thuốc cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tim. Chúng gây nên tình trạng viêm tắc động mạch trong đó có cả động mạch vành. Nhất là khi kết hợp với các bệnh khác mà chủ nhân của trái tim mắc phải như béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch thì thật là tai hại. Trước đây, người ta tưởng rằng thuốc lá chỉ gây ra bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi, nhưng thật sự tác hại của nó trên tim mạch là rất lớn và vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy không nên hút thuốc lá hay bỏ hút thuốc lá là một thông điệp vô cùng quan trọng với sức khỏe của trái tim. Rượu bia nhiều: uống quá nhiều rượu và bia sẽ làm cho con người cao huyết áp và rồi vòng xoắn bệnh lý liên quan giữa cao huyết áp và bệnh mạch vành cùng với suy tim sẽ xảy ra và làm trái tim càng ngày càng yếu dần. Tuy có khá nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng nếu uống rượu bia vừa phải, có điều độ nhất là rượu vàng có thể làm cho trái tim tốt hơn lên. Nhưng cũng phải rất cẩn thận vì ranh giới giữa uống ít điều độ với uống nhiều trở thành nghiện bia rượu là rất mỏng manh đặc biệt là ở người Việt Nam. Cà phê hay trà xanh: nếu sử dụng ít thì rất tốt cho trái tim và cả bộ não. Nó giúp cho con người cảm thấy sảng khoái hơn, yêu đời hơn, tốt cho những người huyết áp thấp vì nó có thể làm tăng nhịp tim giúp sức co bóp của cơ tim tăng lên và huyết áp được cải thiện. Tuy nhiên, mọi cái nếu thái quá đều là không tốt, nếu dùng quá 5 ly cà phê mỗi ngày tim sẽ đập nhanh hơn, huyết áp sẽ tăng cao và mất ngủ. Hình minh họa: Dùng ít cà phê và trà xanh sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch Bệnh thấp tim: những yếu tố thấp sinh ra trong quá trình nhiễm khuẩn vùng họng và đường hô hấp sẽ tấn công vào các van tim làm cho nó bị hư hỏng và đưa đến bệnh hẹp hay hở van tim. Căn bệnh này đã từng giết chết biết bao nhiêu con người, nếu không được can thiệp kịp thời bằng phẫu thuật. Nhưng do tính chất nặng nề của việc mổ tim, chi phí cho một ca mổ rất cao, không phải ai cũng kham nổi trong khi bệnh này hay gặp ở những người có thu nhập thấp, điều kiện sinh sống không được tốt. Với loại bệnh này việc phòng ngừa nhiễm trùng vùng họng và đường hô hấp trên là rất quan trọng, nhất là vào mùa lạnh. Bên cạnh đó, việc nâng cao mức sống và điều kiện sống cũng là một biện pháp rất tốt giữ cho trái tim khỏe mạnh không bị bệnh thấp tim tấn công. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Sử dụng các tư liệu tham khảo: • Sách giáo khoa cấp trung học phổ thông các môn: sinh học, hóa học, văn học, giáo dục công dân, tin học • Sách chuyên môn và báo • các trang mạng xã hội. - Phương pháp thực hiện: • tìm hiểu kiến thức qua sách, báo • Tham khảo ý kiến của các thầy cô bộ môn • Sử dụng công nghệ thông tin • Sử dụng hình ảnh sinh động - Tiến trình thực hiện: ◙ Bước 1: Phân tích làm dõ vấn đề về các bênh tim mạch đang được mọi người quan tâm. Đây là vấn đề mang tính thực tiễn cao vì nó liên quan tới sức khỏe của cộng đồng. ◙ Bước 2: • Trình bày cấu tạo chung của hệ tuần hoàn để giúp mọi người có sự nhìn nhận khái quát và dễ nắm bắt các vấn đề về việc bảo vệ một trái tim khỏe mạnh. • Tìm hiểu cơ chế gây bệnh tim mạch từ đó đưa ra nguyên nhân căn bệnh. • Dựa trên nguyên nhân mắc bệnh về tim mạch để đưa ra phương pháp giữ cho trái tim thật khỏe mạnh. • Đưa ra “7 bước để bảo vệ trái tim khỏe mạnh”. Kiểm soát huyết áp Kiểm soát cholesterol Giảm đường huyết Hoạt động thể chất Ăn uống lành mạnh Duy trì cân nặng vừa phải Bỏ thuốc lá Hình minh họa 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống 6.1. Thực tiễn học tập - Giúp chúng em nắm vững kiến thức bài học. - Giúp chúng em nắm vững và vận dụng kiến thức của các môn đã học vào hoàn cảnh cụ thể, giải quyết mọi tình huống trong thực tiễn, những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội. 6.2. Thực tiễn đời sống xã hội - Qua tình huống giúp chúng ta có được những biện pháp phòng bệnh về tim mạch đồng thời giữ trái tim luôn khỏe mạnh.
Tài liệu đính kèm: