Đề tài Sử dụng ngân hàng câu hỏi chương cơ học vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1109Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng ngân hàng câu hỏi chương cơ học vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Sử dụng ngân hàng câu hỏi chương cơ học vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh
SỬ DỤNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHƯƠNG CƠ HỌC VẬT LÝ 8 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Nhằm thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn ngành giáo dục quyết tâm thực hiện thành công chủ đề của năm học 2015-2016 “Tập trung xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống và tay nghề”. Theo đó, xuất hiện yêu cầu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đối với từng người dạy - người học - người quản lý, trong đó có yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng khiếu, tư duy và phẩm chất học sinh. 
	Một trong những xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay là chuyển từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêu chuẩn và tiêu 	chí đánh giá. Việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí cho học sinh được biết là vấn đề cốt lõi của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Thực vậy, khi nắm được hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, học sinh sẽ hình thành nhu cầu chiếm hữu được kiến thức thỏa mãn được các tiêu chuẩn và tiêu chí đó. Học sinh chưa giỏi sẽ có mục tiêu phấn đấu và cố gắng, đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí nền tảng, học sinh giỏi cũng sẽ có mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ tiêu chuẩn, tiêu chí được đề ra để đạt điểm tối đa trong các bài kiểm tra. 
	Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn tiêu chí giới thiệu đến học sinh không thể là hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng được phổ biến trong giáo viên toàn ngành vì đối tượng khác nhau. Các em học sinh không thể hiểu được các kiến thức chuyên ngành trong hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng dành để phổ biến cho giáo viên. Do đó, giáo viên cần phải gia công thay đổi hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng thành ngân hàng câu hỏi và bài tập. Những câu hỏi và bài tập gần gũi hơn với học sinh, cụ thể hơn và có kết quả tốt hơn.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng ngân hàng câu hỏi chương Cơ học Vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh”.
II/ NỘI DUNG:
1) Thực trạng của vấn đề:
	Hiện nay, các yêu cầu đổi mới trong kiểm tra, đánh giá đặt ra với mỗi giáo viên đã trở nên hết sức rõ ràng thông qua học tập module 23 "Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh". Hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng đã được cụ thể hóa đến từng chi tiết, phổ biến rộng rãi đến từng giáo viên và được nhắc lại đầu mỗi năm học. Việc còn lại của người giáo viên là trên hệ thống kiến thức và tài liệu đó, tạo ra một ngân hàng câu hỏi và bài tập phù hợp với trình độ học sinh mà mình phụ trách. Giáo viên cần "hiểu" các tài liệu theo cách "hiểu" của học sinh và diễn đạt hệ thống câu hỏi và bài tập sao cho các em cảm thấy gần gũi và có mong muốn được chiếm hữu.
	Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập chưa được giáo viên chú ý cao. Có giáo viên quan tâm đến từng tiết dạy để kiến thức trở nên dễ hiểu với từng học sinh, gần như các em có thể chiếm lĩnh được ngay nhưng lại hạn chế ở khâu hướng dẫn cho học sinh ôn tập kiến thức ở nhà. Có giáo viên lại dành nhiều công sức để ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức để phục vụ thật tốt yêu cầu kiểm tra, đánh giá và do đó, còn rất ít thời gian để xây dựng kiến thức mới cho học sinh. Cả hai biểu hiện đó đều không ổn. Người giáo viên thuộc kiểu thứ nhất sẽ đau lòng phát hiện ra sau một tuần lễ, các em quên rất nhanh, rất nhiều những kiến thức mà khó khăn lắm mới xây dựng được trong học sinh. Người giáo viên thuộc kiểu thứ hai sẽ càng ôn tập càng cảm thấy khó khăn vì bản thân học sinh không chiếm lĩnh được ngay từ đầu nên việc ôn tập chỉ là học vẹt, học trước quên sau và không nhớ lâu. 
	Đối với cả hai kiểu giảng dạy nói trên, việc bổ sung một ngân hàng câu hỏi và bài tập giúp ích rất nhiều. Với giáo viên kiểu thứ nhất, hệ thống câu hỏi như một người thầy ở nhà giúp học sinh tự ôn tập. Còn đối với giáo viên kiểu thứ hai thì sẽ có thời gian hơn để đầu tư cho bài giảng xây dựng kiến thức mới.Giúp ích cho việc giảng dạy của giáo viên thì kết quả học tập của học sinh trong quan hệ biện chứng của quá trình dạy - học cũng sẽ được nâng cao theo.
2) Cơ sở lý luận:
	2.1. Các lĩnh vực đổi mới giáo dục:
+ Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các hoạt động giáo dục toàn diện tại đơn vị.
+ Đổi mới việc tổ chức, xây dựng các phong trào thi đua tích cực và đạt hiệu quả cao.
+ Đổi mới việc đánh giá, bình chọn thi đua, phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến tại đơn vị.
+ Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng khiếu, tư duy và phẩm chất học sinh.
+ Những kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý, dạy học giúp học sinh học tập tích cực.
+ Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại giúp học sinh phát triển năng khiếu, tự nghiên cứu khoa học, tự học.
+ Đổi mới việc thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị, thí nghiệm, xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập
+ Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức hoạt động bán trú trong nhà trường.
+ Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động đoàn thể và công tác chủ nhiệm lớp.
Như vậy, chúng ta thấy đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng thời là đổi mới phương pháp giảng dạy, vì sự thật đối với từng giáo viên và học sinh hiện nay là "kiểm tra gì thì dạy cái đó" và "kiểm tra gì thì học cái đó". Đổi mới phương pháp giảng dạy là trung tâm thì đổi mới kiểm tra đánh giá là vấn đề cốt lõi.
	2.2. Các xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay:
	- Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình, đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để thể hiện mình.
	- Từ đánh giá các kĩ năng riêng lẻ, các sự kiện sang các kĩ năng tổng hợp.
	- Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng.
	- Chuyển từ xem đánh giá như một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang là một bộ phận tích hợp của quá trình dạy học, cần được tiến hành liên tục trong quá trình giảng dạy.
	- Từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.
	2.3. Chuẩn kiến thức kỹ năng chương Cơ học Vật lý 8:
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức 
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Kĩ năng
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3) Áp suất
Áp suất chất lỏng
Áp suất khí quyển
Lực đẩy Acsimet
Kiến thức
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức p 
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = d.V. 
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
4. Cơ năng 
a) Công và công suất
b) Định luật bảo toàn công
c) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Kiến thức
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức A = F.s.
- Vận dụng được công thức P = 
3) Ngân hàng câu hỏi: 
	3.1. Ma trận mức độ của ngân hàng câu hỏi:
Nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chuyển động cơ học
1,3
2,4
5
6
Vận tốc
7,8
9
10,11
12
Chuyển động đều – chuyển động không đều
13
14, 15
16
17
Biểu diễn lực
18
19
20
21
Sự cân bằng lực – quán tính
22, 23
24, 25
26
27
Lực ma sát
28
29, 30
31
32
Áp suất
33
34
35
36
Áp suất chất lỏng – bình thông nhau
37,38,39
40
41
42
Áp suất khí quyển
43,44
45
46
47
Lực đẩy acsimet – sự nổi
48,49
50
51
52
Công cơ học – định luật về công
53,54,57
55,58
56,59
60
Công suất
61
62
63
64
Cơ năng – sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
65,66,67, 68 ,70
69
71
72
TỔNG CỘNG
26 câu
18 câu
15 câu
13 câu
	3.2. Các câu hỏi cụ thể:
Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Đứng yên là gì?
Câu 2: Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? 
Câu 3: Kể tên các dạng chuyển động cơ học thường gặp. 
Câu 4 : Hành khác ngồi yên trên chiếc xe buýt đang chạy, hãy cho biết hành khách chuyển động hay đứng yên ? (nói rõ so với vật mốc nào ?) 
Câu 5 : Một người ngồi trên tàu hoả bảo rằng mình thấy sân ga chuyển động và đoàn tàu kế bên đứng yên, hãy cho biết so với một cây xanh trồng cạnh sân ga thì đoàn tàu kế bên chuyển động hay đứng yên ? Vì sao ? 
Câu 6 : Có người nói : khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc. Theo em, nói như thế có đúng không ? hãy cho ví dụ chứng minh câu trả lời của mình ? 
Câu 7 : Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì ? Được tính như thế nào ? 
Câu 8 : Nêu công thức tính vận tốc ? 
Câu 9 : Nếu nói vận tốc của một tàu hoả là 40km/h thì điều đó có nghĩa là gì ? 
Câu 10 : Một đoàn tàu trong thời gian 1,5h đi được quãng đường dài 81 km. Tính vận tốc của tàu ra km/h và m/s. 
Câu 11 : Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Tính quãng đường đi được. 
Câu 12 : Một người chủ và con chó của ông ấy xuất phát từ công viên về nhà vào lúc 6h sáng. Người chủ đi với vận tốc 4km/h trong khi con chó chạy với vận tốc 8km/h. Con chó đến nhà thì lập tức quay lại tìm chủ, ngay khi gặp chủ thì quay đầu chạy ngay về nhà, cứ thế cho đến khi đến nhà cùng một lúc. Tính quãng đường con chó đã chạy trong thời gian đó, biết quãng đường từ công viên về nhà dài 2 km. 
Câu 13 : Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều ? 
Câu 14 : Nêu cách tính vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường của một vật khi vật đó đi hết quãng đường s1 trong thời gian t1 và quãng đường s2 trong thời gian t2. 
Câu 15 : Nói vận tốc của một xe hơi đi từ Hà Nội tới Vinh là 50km/h thì ta đang nói tới vận tốc nào ? Vì sao ? 
Câu 16 : Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe tiếp tục đi tới 60m nữa trong 24s rồi mới dừng. Tính vận tốc trung bình của xe đạp trên cả 2 quãng đường ? 
Câu 17 : Trong nửa quãng đường đầu, một người đi với vận tốc 10 km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc 5km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trong cả 2 quãng đường. 
Câu 18 : Lực được biểu diễn như thế nào ? 
Câu 19 : Hãy vẽ lực tác dụng lên vật theo mô tả sau đây : điểm đặt ở vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải, độ lớn 20N. 
Câu 20 : Vẽ và diễn tả bằng lời các yếu tố của trọng lực tác dụng lên vật nặng 5kg nằm trên mặt phẳng nằm ngang. 
Câu 21 : Vẽ và diễn tả bằng lời các yếu tố của trọng lực tác dụng lên một thiên thạch nặng 50kg đang sắp đâm xuống trái đất. 
Câu 22 : Thế nào là hai lực cân bằng ? 
Câu 23 : Nêu tác dụng của 2 lực cân bằng ? 
Câu 24 : Em hiểu thế nào về quán tính ? 
Câu 25 : Cho ví dụ 1 vật đang chịu tác dụng của 2 lực cân bằng ? 
Câu 26 : Tại sao khi bút máy tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại viết tiếp được ? 
Câu 27 : Em hãy cho biết một chiếc máy giặt hiện đại sử dụng kiến thức về lực quán tính vào khâu hoạt động nào ? 
Câu 28 : Nêu hiểu biết của em về các loại lực ma sát. 
Câu 29 : Khi ta viết bảng, lực ma sát là có ích hay có hại ? Vì sao ? 
Câu 30 : Khi ta đạp xe đạp, lực ma sát là có ích hay có hại ? Vì sao ? 
Câu 31 : Tại sao vỏ xe tải phải có khía sâu hơn vỏ xe đạp. 
Câu 32 : Để một chiếc xe vận hành tốt và an toàn, vận dụng kiến thức về lực ma sát, em hãy cho biết những yêu cầu nào phải thực hiện ? 
Câu 33 : Áp lực là gì ? Áp suất được tính bằng công thức nào ? 
Câu 34 : Dựa vào công thức tính áp suất, cho biết cách tăng hay giảm áp suất ? 
Câu 35 : Một xe tăng nặng 34 tấn có diện tích bánh xích tiếp đất là 1,5 m2. Tính áp suất do xe tăng gây ra ? 
Câu 36 : Hãy giải thích tại sao một cây đinh phải có hình dạng như ta thường thấy. 
Câu 37 : Cho biết đặc điểm của áp suất chất lỏng. 
Câu 38 : Cho biết công thức tính áp suất chất lỏng. 
Câu 39 : Cho biết quy tắc bình thông nhau. 
Câu 40 : Một ấm nước nếu bị cắt cụt vòi thì có ảnh hưởng gì đến sức chứa của nó không ? Vì sao ? 
Câu 41 : Tính áp suất do nước gây ra lên một điểm nằm cách đáy bình 0,4m. Biết cái bình đựng đầy nước, cao 1,2m và trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m2. 
Câu 42 : Rót dầu ăn vào một nhánh của bình thông nhau có 2 nhánh, em hãy dự đoán và vẽ hiện tượng xảy ra. 
Câu 43 : Những vật nào chịu tác dụng của áp suất khí quyển ? 
Câu 44 : Người ta đo áp suất khí quyển bằng cách nào ? 
Câu 45 : Tính độ lớn của áp suất khí quyển, biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3. 
Câu 46 : Nếu không sử dụng thuỷ ngân mà dùng nước thì ống nước ấy phải cao ít nhất là bao nhiêu mới có thể đo được áp suất khí quyển. 
Câu 47 : Tính áp suất ở đáy hồ sâu 10m. 
Câu 48 : Phát biểu về lực đẩy Acsimet ( điều kiện xuất hiện, độ lớn) 
Câu 49 : Nêu công thức tính lực đẩy Acsimet. 
Câu 50 : 3 quả cầu có thể tích giống nhau, làm bằng 3 kim loại khác nhau là sắt, đồng, nhôm. Hỏi khi nhúng vào chất lỏng, quả cầu nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn. 
Câu 51 : Một khối gỗ nặng 8kg thả vào nước thì thấy nó nổi. Tính thể tích phần chìm của gỗ biết trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m3. 
Câu 52 : Một khối gỗ nặng 8kg thả vào nước thì thấy nó nổi. Tính thể tích phần nổi của gỗ biết trọng lượng riêng của nước là 10.000 N/m3 và trọng lượng riêng của gỗ là 8000 N/m3. 
Câu 53 : Khi nào sử dụng thuật ngữ công cơ học ? 
Câu 54 : Nêu công thức tính công cơ học. 
Câu 55 : Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm ngang, khi ấy trái đất có thực hiện công cơ học lên viên bi đó hay không ? 
Câu 56 : Tính công cơ học do trái đất thực hiện khi một quả dừa nặng 2 kg rơi từ trên cây cao 10m xuống đất. 
Câu 57 : Phát biểu định luật về công. 
Câu 58 : Khi có người bày cho bạn là đặt tấm ván nghiêng sẽ dễ dàng đẩy xe lên thềm cao. Theo bạn, khi làm như thế có được lợi về công hay không, hãy giải thích rõ. 
Câu 59 : Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 4m để đưa vật nặng 100 kg lên độ cao 1m. Tính lực dùng để đẩy vật lên, cho rằng không có ma sát. 
Câu 60 : Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 4m để đưa vật nặng 100 kg lên độ cao 1m. Lực dùng để đẩy vật lên là 300N. Trong bài này, định luật về công có được thoả mãn hay không, hãy giảm thích lý do ? 
Câu 61 : Công suất được xác định như thế nào ? (phát biểu, công thức). 
Câu 62 : Nói công suất của một cái máy là 100W, điều đó có ý nghĩa gì ? 
Câu 63 : Tính công suất của một con ngựa kéo xe đi được 9km trong 1h, biết lực kéo là 200N. 
Câu 64 : Tính công suất của một con ngựa kéo xe đi với vận tốc 9km/h, biết lực kéo là 200N. Từ đó, chứng minh P = F.v. 
Câu 65 : Khi nào vật có cơ năng, cơ năng gồm những dạng nào ? 
Câu 66 : Động năng là gì, động năng phụ thuộc yếu tố nào ? 
Câu 67 : Thế năng hấp dẫn là gì, phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
Câu 68 : Thế năng đàn hồi là gì, phụ thuộc vào yếu tố nào ? 
Câu 69 : Cho ví dụ một vật có động năng, 1 vật có thế năng hấp dẫn, 1 vật có thế năng đàn hồi. 
Câu 70 : Phát biểu sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng. 
Câu 71 : Mô tả sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng trong trường hợp một con lắc đơn đang chuyển động. 
Câu 72 : Quả bóng bằng cao su từ trên cao được thả rơi xuống đất, hãy mô tả chuyển động của quả bóng. Có gì mâu thuẫn với sự bảo toàn cơ năng hay không, hãy giải thích. 
4) Thực nghiệm Sư phạm:
	4.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm sư phạm:
	4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm (TNSP):
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, tức là kiểm chứng xem sau khi học sinh đã được cung cấp hệ thống ngân hàng câu hỏi thuộc chương Cơ học Vật lý 8 thì kết quả học tập của các em có tốt hơn hay không?
	4.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm:
Để thu được số liệu đáng tin cậy, chúng tôi đã tiến hành chọn đối tượng TNSP là các lớp khối 8 ở trường THCS Nguyễn Thái Bình
Lớp thực nghiệm (TN): Học sinh các lớp 8/2, 8/8
Lớp đối chứng (ĐC): Học sinh các lớp 8/5, 8/6
	4.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm:
- Trước hết, tôi chuẩn bị ngân hàng câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng thuộc chương Cơ học Vật lý 8.
- Tiếp theo, tôi đã cung cấp hệ thống ngân hàng câu hỏi đó cho học sinh ở lớp thực nghiệm. Sau đó, tôi đặt các câu hỏi củng cố, các bài kiểm tra đầu giờ, kiểm tra định kỳ đều bám theo ngân hàng câu hỏi.
- Cuối cùng chúng tôi lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 theo đề chung của huyện Bình Chánh làm kết quả đánh giá.
	4.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm:
	4.3.1. Kết quả quan sát định tính
	Nhờ hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập đã nêu, tôi quan sát thấy học sinh nắm vững kiến thức hơn, trả lời được nhiều câu hỏi hơn, giơ tay xung phong nhiều hơn khi được tôi đặt các câu hỏi trong giờ dạy ở lớp.
	4.3.2. Xử lý số liệu thực nghiệm và các kết quả thu được.
	Bài kiểm tra thu được kết quả sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Điểm xi
0-1
1.3-2
2.3-3
3.3-4
4.3-5
5.3-6
6.3-7
7.3-8
8.3-9
9.3-10
TN
72
0
0
0
1
3
5
9
13
26
15
ĐC
80
1
2
4
4
6
10
15
13
16
9
Dựa trên các công thức:
- Giá trị trung bình:	
- Độ lệch chuẩn:	s = 
- Hệ số biến thiên: v = 	
Xử lý số liệu và tính toán theo các công thức trên ta thu được kết quả sau:
Lớp
Tổng số học sinh
Điểm TB
TN
72
8,01
ĐC
80
6,84
Bảng phân phối tần suất:
Lớp
Tổng số học sinh
Số % học sinh đạt điểm xi
0-1
1.3-2
2.3-3
3.3-4
4.3-5
5.3-6
6.3-7
7.3-8
8.3-9
9.3-10
TN
72
0
0
0
1,4
4,2
6,9
12,5
18,1
36,1
20,8
ĐC
80
1,25
2,5
5
5
7,5
12,5
18,8
16,2
20
11.3
Bảng phân phối tần số tích lũy:
Lớp
Tổng số học sinh
Số % học sinh đạt Điểm Xi trở xuống (%)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN
72
0
0
0
1,4
5,6
12,5
25
43,1
79,2
100
ĐC
80
1,25
3,75
8,75
13,75
21,25
33,75
52,5
68,75
88,75
100
Bảng các tham số khác:
Lớp
Tổng số học sinh
Các tham số
± s
s2
v%
TN
72
8,01 + 1,44
2,08
18,0
ĐC
80
6,84 + 2,11
4,46
30,9
	4.3.3. Các đồ thị:
	Đồ thị thống kê:
	Đồ thị đường lũy tích:
	4.3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa vào các bảng thông số đã được tính toán ở trên, đồ thị thống kê và đồ thị các đường lũy tích, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng, đồng thời đường lũy tích ứng với lớp thực nghiệm nằm ở phía bên phải và phía dưới của đường lũy tích ứng với lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ lớp thực nghiệm có kết quả học tập tốt hơn lớp đối chứng 
- Độ phân tán V của lớp thực nghiệm nhỏ hơn độ phân tán của lớp đối chứng, điều này chứng kết quả học tập của các học sinh lớp thực nghiệm đồng đều hơn các lớp đối chứng.
Qua đây, chúng ta thấy rằng kết quả học tập của học sinh có sử dụng hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập mang lại hiệu quả rất khả quan
	4.3.5. Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thí nghiệm
Sau khi thu được các kết quả thực nghiệm, một câu hỏi đặt ra cho ta là liệu TN > ĐC mà ta đã thu được như trên có phải là kết quả tất yếu do việc áp dụng đề tài hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Ta đề ra giả thiết H0 là TN = ĐC và đối thiết H1 là TN > ĐC và dùng tham số Student để kiểm định.
Thay TN = 8,01 ; ĐC =36,84 ; =2,08 ; S2ĐC =4,46 ; nTN = 72 ; nĐC = 80 vào biểu thức t: 
Ta thu được: ttn = 3,97
Với mức ý nghĩa a = 0.05 Tra bảng phân phối Student ta tìm được:
t ( ) = 1.65. So sánh tTN = 3,97 > t ( ) = 1.65. 
Như vậy, giả thiết H0 bị bác bỏ và giả thiết H1 được chấp nhận hay kết quả TN > ĐC là kết quả đáng tin cậy.
Vậy: 
Tôi đã soạn ra hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập thuộc chương Cơ học Vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Với những kết quả đã đạt được trên đây, cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là chấp nhận được.
III/ KẾT LUẬN:
Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện việc tổng quát cơ sở khoa học về đổi mới kiểm tra đánh giá, chuẩn kiến thức kỹ năng Chương I Vật lý 8, đề ra được hệ thống ngân hàng câu hỏi và bài tập gồm 72 câu để ôn tập tốt cho học sinh. Nội dung đã thể hiện được tính cần thiết phải xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập cho học sinh ở tất cả các khối lớp để kết quả học tập tốt hơn. 
Tôi tin rằng sáng kiến kinh nghiệm có thể là tài liệu tham khảo tốt cho các đồng nghiệp nhằm giới thiệu thêm những câu hỏi và bài tập đến với học sinh theo một hệ thống tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ.
Sáng kiến kinh nghiệm là sự đúc kết của bản thân tôi sau 9 năm giảng dạy. Tất cả các câu hỏi và bài tập được nêu đều được ứng dụng vào thực tiễn và thu được các kết quả khả quan. Chất lượng bộ môn ngày càng cao và ổn định. Đặc biệt, khi giáo viên nâng cao kết quả học tập của học sinh thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng ngày càng thuận lợi. Các em học sinh tự giác tham gia vào đội tuyển, học tập tích cực và đạt kết quả ngày càng cao. Tính từ giai đoạn năm 2005-2006 chưa có học sinh giỏi Vật lý cấp huyện thì 2 năm học liên tiếp 2013-2014 và 2014-2015 trường đều có học sinh giỏi cấp thành phố môn Vật lý.
IV/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
	Không
	Bình Hưng, ngày 15 tháng 02 năm 2016
	Người viết
	La Nguyễn Hoàng Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn2016.doc