Đề tài Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu của học sinh lớp 4

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu của học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu của học sinh lớp 4
SÁNG KIẾN
RÈN KỸ NĂNG CHIA CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU 
CỦA HỌC SINH LỚP 4 
š&›
NGƯỜI VIẾT: Phạm Thị Hồng 
CHỨC VỤ: Giáo viên
ĐƠN VỊ: Trường Tiểu học Việt Tiến
VIỆT TIẾN
Tháng 12 năm 2015
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng, vì: 
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở Trung học.
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong cuộc sống.
Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. 
 	Trong dạy học Toán, quán triệt nguyên lý giáo dục: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động, nhà trường gắn liền với xã hội” là thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục toán học ở Tiểu học.
	Trước thực tế đó, đầu năm học khi nhận lớp,qua khảo sát thực tế học sinh Tôi nhận thấy: một số em học sinh giỏi, khá đã biết vận dụng kiến thức học vào thực tế bởi các em đã thực hiện thành thạo về cộng ,trừ ,nhân ,chia ... Trong khi đó một bộ phận đông học sinh trung bình, yếu về kiến thức chia chưa thực hiện được nên việc vận dụng vào thực tế là rất khó khăn. Nên để các em làm được điều đó là rất khó. Trong quá trình dạy tôi đã đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Làm như thế nào? Dạy làm sao? Dùng phương pháp nào? Để giảng, dạy các em. Chính vì vậy, ngay đầu năm học tôi lựa chọn đề tài: “Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu” lớp 4.
II- Phạm vi đề tài:
   Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4B trường tiểu học Việt Tiến . 
 Môn nghiên cứu: Phân môn toán, tập trung vào việc rèn kĩ năng chia cho học sinh. 
 Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp dạy chia tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Toán. 
PHẦN II - NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận:
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI, thế kỷ của những công nghệ khoa học hiện đại, thế kỷ của tri thức. Để nền giáo dục nước ta sớm hoà nhập và tiếp cận được với công nghệ tiên tiến của nhân loại thì việc xây dựng những thế hệ học sinh có đủ năng lực, trình độ, sự nhạy bén trong tư duy sáng tạo là rất cần thiết. 
Mặt khác để đạt được những yêu cầu của giáo dục ngày nay, là giáo viên tôi thiết nghĩ cần phải đưa những cải tiến của ngành vào các tiết dạy trong lớp đối với tất cả các môn học, đặc biệt là bậc tiểu học. Vì đây là bậc học nền tảng để các em vững vàng bước lên bậc học trên. Mà ở bậc tiểu học môn toán là môn đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Xuất phát từ những cơ sở trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu của lớp 4” để nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học Việt Tiến.
II. Thực trạng của việc dạy phép tính chia cho học sinh lớp 4.
1. Thực trạng của việc dạy học phân môn Toán nói chung.
	Phân môn Toán có một nhiệm vụ rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy học phân môn Toán hiện nay rất được chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm đưa chất lượng làm toán của các em nâng lên. Nhưng nhìn chung chủ yếu chỉ những HS khá, giỏi thì mới đáp ứng được đầy đủ yêu cầu kiến thức cần đạt ở tất cả các mảng còn những HS trung bình yếu thì bị khuyết rất nhiều kĩ năng tính toán đặc biệt là kĩ năng chia
2. Thực trạng dạy học phân môn Toán lớp 4 ở trường Tiểu học Việt Tiến.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Toán của học sinh lớp 4, bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh trung bình và yếu kĩ năng làm tính còn rất chậm đặc biệt là kĩ năng chia.
Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
- Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức bài học, chóng quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh - nhất là đối với kỹ năng chia. 
- Do còn nhiều gia đình, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em; nhiều phụ huynh làm công nhân phải đi sớm về muộn nên việc quan tâm đến con còn nhiều hạn chế.
- Năng lực tư duy còn nhiều hạn chế (nhất là với những học sinh trung bình, yếu kĩ năng thao tác tính kém) nên rất nhiều em khi làm bài tập thường tính sai kết quả. Qua tìm hiểu đồng nghiệp không chỉ học sinh lớp 4 mà ngay cả học sinh lớp 5 vẫn còn một số em chưa biết chia.
Qua kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm 35 em học sinh lớp 4B với đề bài như sau:
 *Đặt tính rồi tính kết quả:
 a. 130 : 5
 b. 816 : 4
 c. 28472 : 6
 d. 740 : 2
 ( Mỗi bài tính đúng cho 2,5 điểm)
 *Kết quả thu được như sau:
Tổng số em tham gia khảo sát
Số em đặt tính đúng
Số em làm đúng hết
Số em làm sai một bài
Số em làm sai hai bài
Số em làm sai ba bài
Số em làm sai cả 4 bài
35
32
8
7
7
7
6
 Từ bảng khảo sát trên, ta có thể biết được tỉ lệ học sinh, chưa biết chia còn cao, nhiều em kĩ năng thao tác còn chưa chắc chắn.
Chính vì vậy tôi đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ khi thực hiện đề tài là:
Giúp học sinh:
* Mục tiêu:
-Có những kiến thức cơ sở ban đầu về kĩ năng chia. 
-Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành tính như: nắm được kĩ năng đặt tính, biết làm các bước tính, ứng dụng thiết thực được trong đời sống.
-Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trìu tượng hoá ,khái quát hoá ,kích thích trí tưởng tượng,gây hứng thú học tập môn toán ,phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời ,bằng viết)các suy luận đơn giản ; góp phần rèn luyện phương pháp học tập làm việc khoa học ,linh hoạt ,sáng tạo.
- Hình thành nhân cách phát triển năng lực trí tuệ ,góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất ,các đức tính rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. 
* Nhiệm vụ:
- Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản đơn giản ,có nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. 
-Rèn luyện để nắm chắc các kĩ năng thực hành tính nhẩm tính viết về phép chia .
-Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng.
- Hình thành tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ ,có kế hoạch ,có kiểm tra có tinh thần hợp tác ,độc lập và sáng tạo có ý thức vượt khó khăn ,cẩn thận ,kiên trì ,tự tin.
* Với mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
III. Các biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu rèn kĩ năng chia:
Qua thực tế của lớp mình, tôi đã hướng dẫn, giúp đỡ các em theo trình tự sau:
*. Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh trong lớp .
 Giỏi, khá, trung bình, yếu, tìm hiểu nguyên nhân việc thực hiện làm tính sai của từng em như : 
-Chưa tập trung theo dõi bài.
-Chưa thuộc bảng nhân, bảng chia.
- Phương tiện học còn thiếu hay ước lượng thương còn yếu ở các em
- Với những em chưa tập trung chú ý các kĩ năng thao tác tính dẫn đến làm tính chia sai thì giáo viên nhắc nhở, dành thời gian, hướng dẫn giúp đỡ các em nắm lại các bước tính. Thường thì những em này tiếp thu lại rất nhanh.
- Còn những em chưa thuộc bảng nhân, bảng chia, thì không thực hiện được chia ngoài bảng là điều tất yếu, cùng với những đối tượng ước lượng thương kém dẫn đến tính sai, vở nháp không cóthì giáo viên dành nhiều thời gian giúp đỡ các em hơn, trong các giờ trống, đầu các buổi học .Đặc biệt giáo viên cần liên hệ với gia đình các em ,giao việc một cách chặt chẻ ở nhà để các em có ý thức thực hiện tốt ,đạt kết quả cao trong học tập.
- Giáo viên cần động viên ,khuyến khích thường xuyên để mỗi học sinh tự coi việc học là trách nhiệm ,là niềm vui khi đến trường . 
*. Hướng dẫn cách thực hiện.
 -Cách đặt tính :Học sinh cần nắm được một cách chính xác .
 (Số bị chia ) (Số chia) 
	(Thương)	
-Cách tính:Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia,nhân,trừ.(từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất)
*Lưu ý: Với các phép chia cho số có một chữ số: Lần chia đầu tiên ,nếu lấy một chữ số đầu tiên của số bị chia mà bé hơn số chia thì phải lấy hai chữ số .
 - Mỗi lần hạ chỉ được phép hạ một chữ số, đã hạ là phải chia, từ lần chia thứ hai nếu số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 vào thương.
 Từ cách hướng dẫn thực hiện như trên.Tôi chia ra thành các giai đoạn và giải pháp sau: 
 GIAI ĐOẠN 1.
Ôn tập lại nội dung cơ bản của 17 tiết chia ngoài bảng ở lớp 3.
Trong một thời gian thực hiện:Tôi chia lớp ra nhiều nhóm, mỗi nhóm có lượng bài khác nhau, mức độ khác nhau và được thể hiện trong các giải pháp sau. 
 Giải pháp 1. Kiểm tra việc học thuộc bảng nhân, bảng chia của học sinh:
 Bất kỳ một dạng toán nào học sinh cũng được đi từ bài dễ đến bài khó. Để thực hiện được chia ngoài bảng, việc đầu tiên là yêu cầu học sinh phải thuộc nhân chia trong bảng. Giáo viên thường xuyên kiểm tra việc học thuộc nhóm chia trong bảng, thường xuyên kiểm tra việc học thuộc lòng các bảng nhân, chia của học sinh( kiểm tra 15 phút đầu giờ, học sinh tự kiểm tra theo nhóm, tổ,cá nhân) cho đến khi các em thật thuộc, thật nhớ.
Giải pháp 2. Ôn lại một số tính chất của phép nhân, phép chia:
 * Tính chất giao hoán của phép nhân.
 *Tính chất kết hợp của phép nhân.
 + Nhân với 1, nhân với 0.
 + 0 chia cho một số bất kì,
 *Chia một tổng cho một số.
 *Chia một hiệu cho một số.... 
Việc ôn lại một số tính chất cơ bản này giúp học sinh có thao tác, kĩ năng tính đúng, tính nhanh.
 Giải pháp 3. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia.
 	Khi học sinh đã nắm được một số yêu cầu cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số bài tập đơn giản nhưng cơ bản làm cơ sở ban đầu cho phép chia ngoài bảng.
 	Bài 1: ( dạng 1).
3 : 3 = 9 : 4 =
 4 : 3 = 8 : 4 =
 5 : 3 = 7 : 4 =
 6 : 3 = 4 : 4 =
 Học sinh dễ dàng làm các phép tính trên.
Cũng với bài tập trên, yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính.
Giáo viên hướng dẫn: Trong mỗi phép chia, khi thực hiện, giáo viên nhấn mạnh có 3 bước tính:
 Bước 1: Chia
 Bước 2: Nhân
 Bước 3: Trừ
Ví dụ:
 6 3 Bước 1: 6 chia 3 được 2, viết 2.
 6 2 Bước 2: 2 nhân 3 bằng 6.
 0 Bước 3: 6 trừ 6 bằng 0.
 9 4 Bước 1: 9 chia 4 được 2, viết 2.
 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8.
 1 Bước 3: 9 trừ 8 bằng 1.
 Vậy thương là 2,số dư là 1
 8 4 Bước 1: 8 chia 4 được 2, viết 2.
 8 2 Bước 2: 2 nhân 4 bằng 8.
 0 Bước 3: 8 trừ 8 bằng 0.
 Học sinh tự làm các phép tính còn lại:
Ví dụ: 
3 7 4 
1 4 1
 3
Bài 2: ( Dạng 2):
 15 : 5 = 20 : 5 = 35 : 7 =
 16 : 5 = 42 : 7 = 39 : 7 =
 19 : 5 = 40 : 7 = 36 : 7 =
Học sinh vận dụng chia tìm được kết quả các phép tính:
15 : 5 = 3 42 : 7 = 6 
20 : 5 = 4 35 : 7 = 5 
 Giáo viên lưu ý với các trường hợp còn lại:
* 15 chia 5 bằng 3. Vậy các số từ 16 đến 19 chia 5 cũng được 3 nhưng sẽ có dư( số dư bằng các số đó trừ đi tích của 3 và 5) 20 chia cho 5 mới được 4.
 16 : 5 = 3 ( dư 1)
 17 : 5 = 3 ( dư 2)
 18 : 5 = 3 ( dư 3)
 19: 5 = 3 ( dư 4)
* 42 chia 7 bằng 6; 35 chia 7 bằng 5. Vậy các số từ 36 đến 41 chia cho 7 đều bằng 5 và có dư.
 40 : 7 = 5 ( dư 5)
 39 : 7 = 5 ( dư 4)
 36 : 7 = 5 ( dư 1)
Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính:
Giáo viên hướng dẫn một số phép tính:
 15 5 Bước 1: 15 chia 5 được 3, viết 3 
 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15.
 0 Bước 3: 15 trừ 15 bằng 0.
 16 5 Bước 1: 16 chia 5 được 3, viết 3 
 15 3 Bước 2: 3 nhân 5 bằng 15.
 1 Bước 3: 16 trừ 15 bằng 1
 Vậy thương là 3,số dư là 1.
 Giáo viên cho học sinh thực hiện ở bảng con với các phép tính còn lại.
 Giáo viên sửa sai và uốn nắn học sinh kịp thời: Em nào thực hiện sai yêu cầu thực hiện lại.
 20 5 42 7 40 7 36 7 35 7 
 20 4 42 6 35 5 35 5 35 5
 0 5 1 0
 Khi học sinh đã làm thành thạo các bài tập dạng trên, nắm vững các thao tác thực hiện phép chia. Giáo viên cho học sinh vận dụng với các bài tập có số bị chia lớn hơn.
 Ví dụ 48 4
 Gợi ý: Phép tính này có mấy lượt chia? ( 2 lượt).
 Mỗi lượt chia thực hiện mấy bước tính?( 3 bước: Chia- nhân- trừ).
 Bắt đầu từ số nào chia?
Hướng dẫn học sinh thực hiện:
 48 4 Lượt 1: 4 chia 4 được 1, viết 1
 4 12 1 nhân 4 được 4.
 08 4 trừ 4 bằng 0.
 8 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 4 được 2, viết 2.
 0 2 nhân 4 được 8. 
 8 trừ 8 bằng 0.
 Vậy thương là 12.
Cho học sinh vận dụng các bài cùng dạng:
 55 : 5 = 
 46 : 2 = 
 488 : 4 = 
 55 5 46 2 488 4 
 05 11 06 23 08 122 
 0 0 08
 Ví dụ 2: 98 : 3	0
 Đặt tính:
 Tính:
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện:
 98 3 Lượt 1: 9 chia 3 được 3, viết 3
 9 32 3 nhân 3 được 9.
 08 9 trừ 9 bằng 0.
 6 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 3 được 2, viết 2.
 2 2 nhân 3 được 6. 
 8 trừ 6 bằng 2.
 	Vậy thương là 32,số dư là 2.
Học sinh làm các bài cùng dạng:
 57 : 5 968 : 2 8845 : 4
 57 5 968 2 8845 4 
 07 11 16 484 08 2211 
 2 08 04
 0 05
 1
Ví dụ 3: 72 : 9 79 : 9 647 : 3 
 72 9 79 9 647 3 
 72 8 72 8 04 215 
 0 7 17
 2
 Với dạng bài tập thương có chữ số 0, giáo viên cũng đi từ phép chia đơn giản, từ số bị chia có 2 chữ số đến số bị chia có 3, 4, 5 chữ số.
 Cho học sinh nhắc lại: 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
 0 nhân số nào cũng bằng 0.
Ví dụ: 
0 : 9 = 0
1 : 9 = 0 ( dư 1).
4 : 9 = 0 ( dư 4).
7 : 9 = 0 ( dư 7).
8 : 9 = 0 ( dư 8).
5 : 7 = 0 ( dư 5).
6 : 8 = 0 ( dư 6).
Hướng dẫn học sinh vận dụng vào bài tập:
 62 : 3 = 816 : 4 = 9182 : 9 = 
 62 3 816 4 9182 9 
 02 20 016 208 018 1020 
 0 0 02
 2 
GIAI ĐOẠN 2
Dạy 18 tiết phép chia lớp 4
* Giải pháp 1: Dạy chia cho số 1 chữ số, 2 chữ số , 3 chữ số dựa trên: 
 	+ Kế thừa: Học sinh biết cách đặt phép tính, cách thực hiện phép tính.
 	+ Cách dạy: Cho học sinh thực hành, luyện tập là cơ bản.
	Cụ thể: Giáo viên đưa bài tính: Ví dụ: 128472 : 6 = ?
	Đây là phép chia số mấy chữ số cho số có mấy chữ số ?
 	* Số bị chia có số 6 chữ số.
 	* Số chia là số có 1 chữ số.
 	Để tìm thương ta làm như thế nào?
 	* Đặt tính.
 	* Chia theo thứ tự tính từ trái sang phải để tìm thương.
	Em hãy thực hiện tính để tìm thương.
 128472 6 Học sinh nêu kết quả, cách thực hiện.
 08 21412 Lượt 1: 12 chia 6 được 2, viết 2
 24 2 nhân 6 được 12.
 07 12 trừ 12 bằng 0.
 12 Lượt 2: Hạ 8, 8 chia 6 được 1, viết .
 0 1 nhân 6 được 6. 
 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
 Lượt 3: Hạ 4, dược 24 chia 6 được 4, viết 4 .
 4 nhân 6 được 24. 
 24 trừ 24 bằng 0.
 Lượt 4: Hạ 7, 7 chia 6 được 1, viết 1.
 1 nhân 6 được 6. 
 7 trừ 6 bằng 1, viết 1.
 Lượt 5: Hạ 2, được 12 chia 6 được 2, viết 2.
 2 nhân 6 được 12. 
 12 trừ 12 bằng 0.
	Vậy thương là 21412.
Học sinh thực hiện tương tự:
Ví dụ: 475908 : 5
Đặt tính
Chia theo thứ tự trái sang phải.
 475908 5
95181
 09
 40
 08
 3
 Gợi ý học sinh phân tích: Ở lượt chia thứ nhất lấy thương là 9 không lấy 8 nếu chọn thương là 8 thì số dư lớn hơn số chia (không được). Học sinh tiếp tục chia đến hết.
 => Chia hết là trường hợp chia có số dư là mấy? ( bằng 0).
 Số dư lớn nhất có thể có được trong phép chia khi số dư bằng mấy? ( Bằng số chia trừ đi 1).
Giáo viên cho học sinh nhận diện lại tên gọi từ phép chia và đọc:
 475908 chia 5 được 95181 dư 3.
Ví dụ:
 23576 56 Thử chọn thương:
 117 421 Lượt 1: Lấy 235 chia 56 được 4, viết 4.
 56 56 nhân 4 được 224.
	 0 235 trừ 224 bằng 11.
 Lượt 2: Hạ 7, được 117 chia 56 được 2 dư 5.
 Lượt 3: Hạ 6, được 56 chia 56 được 1.
 1 nhân 56 bằng 56; 56 trừ 56 bằng 0, viết 0.
Ví dụ 3: 9060 : 453
 Nhận dạng? Số bị chia là số có 4 chữ số.
 Số chia là số có 3 chữ số.
 Cách thực hiện?
+ Đặt tính
+ Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Cách tìm thương? Làm phép thử chọn.
* Lượt 1: Lấy 906 chia cho 453.
Cách nhẩm: 9 chia 4 được 2Thử thương là 2 ; 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0, viết 0; 2 nhân 5 bằng 10, 10 trừ 10 bằng 0, viết 0; 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9, 9 trừ 9 bằng 0, viết 0; hạ 0, 0 chia 453 bằng 0, viết 0.
 9060 453 
 00 20 
 0 	 
- Giáo viên yêu cầu HS nhân hàng nào thì trừ nhẩm hàng đó theo thứ tự từ phải sang trái như vậy thì HS sẽ dễ tính và không nhầm lẫn.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện chia nhiều bài, luyện kĩ cách tìm thương vì số chia càng lớn việc thử chọn tìm thương càng khó hơn.
 	Giải pháp 2.Vận dụng vào thực tiễn.
 	Trong quá trình hướng dẫn học sinh, giáo viên phải kiên trì, đi từng dạng bài tập. Với mỗi dạng, giáo viên hướng dẫn thật kĩ. Sau khi làm thành thạo thì cho học sinh áp dụng làm nhiều bài tập với từng dạng đó. Khi đã nắm vững kĩ năng, thao tác từng bước tính thì hướng dẫn học sinh thực hiện bước tính trừ nhẩm để phép tính được trình bày ở dạng ngắn gọn hơn.
 Sau mỗi bài toán, khi tìm được kết quả phép tính, giáo viên nên tập cho học sinh thử lại kết quả: Lấy thương nhân số chia, cộng số dư( nếu có), nếu cho kết quả bằng số bị chia thì phép chia đó đúng
 Ngoài ra việc tổ chức “ Trò chơi” trong quá trình học tập cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc củng cố các lượt chia, cách viết đúng.
 Ví dụ: 
 Bài 1: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất của mỗi lượt chia sau và giải thích.
 8469 : 241= ?
 Lượt 1: A. 846 : 241 = 3 dư 113 
 B. 846 : 241 = 3 dư 123
 C. 846 : 241 = 3 dư 122
Lượt 2: Hạ 9; 1239 : 241
 A. 1239 : 241 = 5 dư 34
 B. 1239 : 241 = 4 dư 275
 C. 1239 : 241 = 5 dư 43
 Bài 2: Khoanh vào đáp án em cho là đúng nhất và giải thích. 
 83120 : 92 =? 
 A. 83120 : 92 = 93 (dư 44).
 B. 83120 : 92 = 903 (dư 40).
 C. 83120 : 92 = 903 (dư 44)
	Qua các( Trò chơi) cho thấy học sinh rất hứng thú mỗi khi giáo viên tổ chức xen kẽ trong các tiết học nhất là trò chơi mang tính toán học như trên. 
	* Với những giai đoan thực hiện và từng giải pháp thực hiện cụ thể lớp tôi phụ trách dạy đã đạt được một số kết quả nhất định.
IV. Kết quả đạt được:	
Trên đây tôi đã trình bày một số thủ thuật của mình khi hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tính chia( với đối tượng học sinh trung bình, yếu). Với cách làm này chất lượng môn toán của lớp tôi giảng dạy đã được nâng cao lên rõ rệt. Nhiều em từ chỗ chưa chia được đã thực hiện phép chia một cách thành thạo, chắc chắn.
 Cuối HKI, của năm học: 2015 – 2016 đạt được:	
 * Đặt tính rồi tính kết quả:
 579 : 36
 4674 : 82
 301849 : 7
 81350 : 187
 Mỗi bài tính đúng 2,5 điểm.
 Kết quả thu được như sau:
Tổng số bài
Đúng 4 bài
Sai 1 bài
Sai 2 bài
Sai 3 bài
Sai 4 bài
35
23
6
4
2
0
Với những kết quả đạt được nêu trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau;
* Bài học kinh nghiệm:
	- Đối với giáo viên khi nhận lớp cần nắm rõ đối tượng học sinh và trao đổi với giáo viên phụ trách của năm học trước để biết được mức độ nhận thức, tiếp thu kiến thức của từng em học sinh.
	- Khi đã xác định được đối tượng học sinh cần phải xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
	- Khi dạy cần có sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy và học của giáo viên và học sinh.
	 - Giáo viên xác định rõ mục đích yêu cầu của bài dạy,chuẩn bị đồ dùng dạy học ...
 - Lấy học sinh làm trung tâm ,giáo viên là người tổ chức hướng dẫn ,mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực vào quá trình hoạt động học .Giáo viên cần phối hợp các phương pháp linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo để giờ học được nhẹ nhàng ,thoải mái, kích thích tinh thần học tập của học sinh .
 - Giúp học sinh vận dụng phương thức chung để giải những bài toán cùng loại và lĩnh hội được hệ thống các kiến thức vào thực tiễn.
 - Giáo viên phải có kĩ thuật sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Toán.
 - Hướng hẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới.
 - Hướng dẫn học sinh thực hành,hình thành và rèn luyện kĩ năng trong khi học Toán. 
	- Đặc biệt khi rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu cần tập trung vào các yêu cầu sau:
	- Yêu cầu học sinh thuộc bảng nhân, chia trong bảng.
 	- Nắm vững một số tính chất cơ bản của phép nhân, phép chia, tính chất giao hoán, nhân với 1, nhân với 0, 0 chia cho một số bất kỳ, phép chia mà chữ số cuối của số bị chia và số chia là 0,
 	- Hướng dẫn học sinh thực hiện tính chia theo từng dạng từ dễ đến khó( Từ số bị chia có 1 chữ số đến 2, 3, 4, 5, 6 chữ số; số chia từ 1, 2, 3 chữ số).
 	- Kiểm tra, thử lại kết quả.
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn có kế hoạch:“Muốn đầu tư cho chất lượng mũi nhọn thì trước hết phải nâng cao chất lượng đại trà.”Từ những biện pháp và bài học kinh nghiệm Tôi có kết luận như sau.
PHẦN III - KẾT LUẬN CHUNG 
 	Dạy-học Toán cần nắm vững những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nó chỉ như vậy giáo viên mới hiểu được ý đồ lựa chọn nội dung cụ thể ở các bài, của tác giả Sách giáo khoa cũng như quy trình và phương pháp học từng bài trong Sách giáo khoa,Chuẩn kiến thức kĩ năng ,.....Từ đó tổ chức,hướng dẫn và điều khiển tốt mọi hoạt động của mình,của học sinh, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.
 Muốn làm được như vậy giáo viên phải được trang bị những tri thức về phương pháp dạy học tích cực và tạo được điều kiện để các em hoàn thành những kĩ năng cần thiết của phương pháp dạy học này.Tuỳ từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp để làm thế nào cho giờ học Toán đạt kết quả cao nhất.
 Như vậy giáo viên luôn tự bồi dưỡng ,học hỏi đồng nghiệp,tự trau dồi kiến thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn ,nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng,... 
*Đề xuất:
 Qua đây, tôi cũng mong muốn đề nghị các cấp giáo dục ngoài việc tổ chức những chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi .Nên tổ chức các chuyên đề, những buổi nói chuyện, giao lưu về những kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ học sinh đối tượng yếu, trung bình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
 Với điều kiện thời gian, khả năng còn hạn chế, chắc rằng những gì tôi đã trình bày ở trên còn nhiều thiếu sót, mong được đồng nghiệp góp ý.
Việt Tiến, ngày 06 tháng 12 năm 2015
	 Người viết
 Phạm Thị Hồng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_day_toan_chia_lop_4.doc