Đề tài Phát huy vai trò chỉ đạo của cán sự lớp trong một giờ học thể dục nội khóa

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2679Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát huy vai trò chỉ đạo của cán sự lớp trong một giờ học thể dục nội khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Phát huy vai trò chỉ đạo của cán sự lớp trong một giờ học thể dục nội khóa
Ph¸t huy vai trß chØ ®¹o cña c¸n sù líp trong mét giê häc thÓ dôc néi khãa
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận: Quan điểm chủ trương của Đảng về giáo dục thể chất trong trường học:
 Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận hết sức quan trọng của phong trào thể thao quần chúng nói chung, nhưng do đối tượng là tuổi trẻ, học sinh, sinh viên đông đảo, được học và tập luyện theo chương trình bắt buộc, có bài bản và nề nếp cho nên giáo dục thể chất trong trường học được coi là một thành phần, một bộ phận cơ bản của nền thể dục thể thao.
 Giáo dục thể chất trong trường học còn có tác dụng tạo ra tiềm năng lớn về lực lượng vận động viên năng khiếu, cung cấp cho đất nước ngày càng nhiều tài năng thể thao. Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta rất quan tâm tới công tác giáo dục thể chất trong trường học.
 Năm 1964 Đảng ta có chủ trương “Phải thực hiện giáo dục toàn diện: Đạo đức, trí tuệ, thể dục, mỹ dục và lao động cho thanh thiếu niên trong trường học” .Và quyết định: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học”(Nghị quyết TW VIII khóa III) 
Trong thời kỳ mới hiện nay, Đảng ta chủ trương phải phán đấu: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học”(Chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư TW Đảng khóa VII)
Từ năm 1992 Đảng và Nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của TDTT trong chiến lược phát triển con người nên đã đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục trong các trường học: “ Công tác giáo dục thể chất trong các trường học các cấp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẳn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”.
2. Cơ sở thực tiển
 Ngày nay, trong bối cảnh tòan ngành giáo dục đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học, cùng với các môn khoa học khác giáo dục thể chất cũng được quan tâm đổi mới. Với chương trình đổi mới đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em.
 Quan sát thực tế tôi thấy việc phát huy hết vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục còn ít nên giáo viên thường mệt mỏi đồng thời tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh, ít gây hứng thú học tập nên chất lượng tiếp thu của học sinh chưa cao.
Với khả năng hiện có của mình và những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm “ Phát huy vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp trong tiết học thể dục ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Nghiên cứu tổng kết lý luận và tìm hiểu vai trò chỉ đạo của Ban cán sự trong việc chỉ đạo lớp học thể dục và biện pháp nhằm thúc đẩy vai trò này.Từ đó để áp dụng vào giảng dạy tiết thể dục.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 1. Xác định vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp và biện pháp phát huy vai trò này.
 2. Áp dụng vào thực tế giảng dạy ở bậc THCS.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc sách, nghiên cứu tài liệu.
- Thu thập, tổng kết tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế. 
PHẦN II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ 1: 
“Xác định vai trò chỉ đạo của Ban cán sự lớp và biện pháp phát huy vai trò đó”
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN:
1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS:
	Học sinh THCS thuộc lứa tuổi từ 12 đến 15 là tuổi thiếu niên, chuyển tiếp từ thời thơ ấu lên trưởng thành vẩn mang tính trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn. Đây chính là thời kì phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu cân đối cả về cơ thể, thể chất, tâm lý lẫn trí tuệ. Do đó việc đổi mới phương pháp dạy – học ở THCS theo hướng phát huy tích cực chủ động cần chú ý những điểm sau:
a. Động cơ học tập:
	Hoạt động học tập dần được các em xem như để thỏa mãn nhu cầu về nhận thức. Tuy nhiên động cơ học tập rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn từ rất tích cực đến thờ ơ lười biếng, tù nổ lực học tập sang thụ động học tập.
	Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn thì giáo viên phải biết gợi ý cho học sinh nhu cầu tìm hiểu, giúp các em có phương pháp học tập phù hợp để tránh bị thất bại gây tâm lý chán nản.
b. Về chú ý:
	Chú ý có chủ định, bền vững được hình thành dần dần. Mặt khác chú ý dễ bị phân tán, không bền vững. Biện pháp tốt để gây sự chú ý của các em là phải thành thạo về thuật ngữ trong TDTT, tổ chức tốt các họat động học tập cho hợp lí, không có nhiều thời gian nhàn rổi để chú ý bị phân tán. Tạo ra các hoạt động học tập hào hứng mới thu hút sự chú ý của các em.
c. Về ghi nhớ:
	Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chổ cho ghi nhớ có chủ định dựa trên sự trên sự so sánh, phân loại, hệ thống hóa. Tốc độ và khối lượng cần ghi nhớ tăng lên đã có khuynh hướng tái hiện lại kiến thức đã học theo cách diễn đạt của mình.
	Giáo viên cần dạy cho học sinh kĩ năng ghi nhớ lôgic, biết tìm ra điểm tựa để nhớ, kĩ năng ghi nhớ bằng hành động.
d. Về tư duy:
	Tư duy có trừu tượng hóa, khái quát hóa càng phát triển giúp cho việc lĩnh hội bản chất các khái niệm khoa học về môn học. Tuy nhiên tư duy hình tượng cụ thể vẫn giữ vai trò quan trọng.
e. Quan hệ giao tiếp:
	Ở độ tuổi này thường nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và nhu cầu thừa nhận đã là người lớn, các em mong muốn được người lớn tôn trọng nhân cách, tin tưởng và mở rộng tính dộc lập của mình. Nếu người lớn không thừa nhận nhu cầu này để thay đổi quan hệ giao tiếp thì sẽ gây ra những phản ứng bất lợi như bướng bỉnh, không vâng lời, xa vắng.
	Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp với bạn bè, khao khát được hành động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng, công nhận năng lực của mình.
	Chính vì vậy giáo viên phải nắm chắc đặc điểm này thì mới có tác dụng tốt đến giáo dục, tạo cho học sinh phát triển tốt quan hệ giao tiếp hợp tác với nhau trong họat động tập thể và uốn nắn các em hoạt động theo hướng phục vụ các mục tiêu giáo dục.
	Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS có những yếu tố thuận lợi cho phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên khai thác nhưng cũng có yếu tố bất lợi mà giáo viên cần nắm vững đẻ chủ động phòng tránh.
2. So sánh phương pháp dạy - học giáo viên làm trung tâm và học sinh làm trung tâm:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Mục tiêu
- Quan tâm trước hết là lợi ích của giáo viên
- Giáo viên chăm lo đén việc truyền đạt hết nội dung chương trình, chuẩn bị tốt cho học sinh những mảng kiến thức mới.
- Tôn trọng lợi ích, nhu cầu và tiềm năng của học sinh
- Chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng, thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng.
Nội dung
- Chú ý hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật và thuyết khoa học.
- Không chỉ quan tâm đến kiến thức lí thuyết mà còn chú trọng đến các kĩ năng thực hành vận dụng kiến thức năng lực , phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Phương pháp
- Chủ yếu thuyết trình, giải thích, minh họa.
- Giáo viên trình bày cặn kẽ nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình.
- Trên lớp giáo viên chủ động thực hiện theo giáo án đã chuẩn bị.
- Hoạt động theo nhóm, tổ qua đó học sinh tự nắm các tri thức mới đồng thời rèn luyện được phương pháp tự học, tập dượt tìm tòi nghiên cứu.
- Những dự kiến của giáo viến chủ yếu tập trung vào các họat động của học sinh, cách thức tổ chức các hoạt động đó cùng với những khả khăn diễn bíen để khi lên lớpcó thể linh họat điều chỉnh thực hiện giờ học, phân hóa trình độ năng lực của học sinh tạo điều kiện cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em.
Phương tiện
- Thiết bị dạy học chủ yếu thực hiện minh họa cho lời nói, trình bày của giáo viên, tạo thuận lợi cho sự tiếp thu của học sinh.
- Thiết bị dạy học được sử dụng như nguồn thông tin dẫn học sinh đến tri thức mới, quan tâm vận dụng phương tiện dạy học hiện đại để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo tiến độ phù hợp với sức mình
Tổ chức
- Các tiết học tiến hành chủ yếu dưới sự chủ động chỉ đạo của giáo viên. Người giáo viên trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của học sinh
- Hình thức tổ chức lớp học dể dang thay đổi linh hoạt phù hợp với dạy học cá thể, phân chia nhóm nhỏ, thực hiện theo nhóm học sinh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự lớp, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động học tập của học sinh
Đánh giá
- Giáo viên là người trực tiếp đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Giáo viên chú ý đến khả năng tái hiện, ghi nhớ các kiến thức do giáo viên cung cấp
- Học sinh tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham gia đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt mục tiêu từng phầntrong chương trình học tập.
- Giáo viên quan tâm hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực đánh giá để tự điều chỉnh cách học, khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo biết giải quyết các vấn đề. 
3. Các dấu hiệu đặc trưng của hương pháp tích cực
a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học của học sinh:
	Nhân cách các em được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hoạt động có ý thức. Trí tuệ của các em nhờ sự “ đối thoại ” giữa chủ thể với đối tượng và mội trường. Mối quan hệ giữa học và làm là “ suy nghĩ tức là hành động ” và “ cách tốt nhất để hiểu là làm ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng “ Học để hành, học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì thì hành không trôi chảy ”.
	 Trong phương pháp tích cực, người học – chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mà mình chưa biết chứ không phải tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được sắp đặt sẳn. Được đặt vào những tình huống đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới bộc lộ và phát huy tiềm năng và sáng tạo.
b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
	Đã từ lâu các nhà khoa họcđã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học. Đây là cách hữu hiệu chuẩn bị cho lớp kế tục thích ứng với xã hội học tập trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục suốt đời.
	Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học thỉ sẽ tạo ra lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người thì dễ dẫn đến sự thành công.
c. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác:
	Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Ý chí và năng lực của học sinh trong một lớp không đồng đều do đó phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ và tiến trình hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập, được giao cho từng cá nhân thực hiện.
Trong kiểu dạy thông báo đồng loạt, thông tin đi từ thầy đến trò, quan hệ giao tiếp chủ yếu là thầy - trò. Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có thể giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên là mối quan hệ giữa trò – trò.
 Trong giáo dục việc học tập được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, hoặc trường nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hợp tác nhóm nhỏ từ 4 – 6 người.
d. Kết hợp đánh giá giữa thầy và trò:
	Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động học tập của học trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, giáo viên giữ chủ đạo đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá.
	Ngày nay, trong phương pháp tích cực để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục suốt đời thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học.
4. Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực:
	Phương pháp tích cực có mầm mống từ xa cưa. Ngày nay do có những yêu cầu đổi mới giáo dục phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời đại CNH – HĐH, phương pháp tích cực cần được sự phát triển nhanh chóng trở thành phổ biến trong nhà trường của chúng ta.
	Tuy nhiên, nó không thể loại trừ, không thể thay thế hòan tòan các phương pháp dạy học truyền thống. Không phải mọi kiến thức đều có thể do học sinh chiếm lĩnh bằng họat động tự lực dù có đủ phương tiện học tập. Không phải mọi học sinh đều tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động tích cực.
	Phương pháp tích cực đòi hỏi một số điều kiện, trong đó quan trọng nhất là người giáo viên. Phương pháp tích cực không hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò của người giáo viên. Giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với nhiệm vụ đa dạng. Từ dạy học thông báo, giải thích, minh họa sang dạy học tích cực, giáo viên không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động đậc lập học theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp học học sinh hoạt động là chính nhưng trước đó khi sọan bài giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn trong các hoạt động tìm tòi, hào hứng, tranh luận của học sinh. Giáo viên phải có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề biết xử lý và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để có thể định hướng sự phát triển của học sinh nhưng cũng đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động học tập.
	Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các phương pháp tích cực như giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện tham các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kế quả chung của lớp
	Hình thức tổ chức lóp học phải dễ dàng thay đổi linh hoạt, phù hợp với cá thể, dạy học hợp tác.
	Việc kiểm tra đánh giá học sinh phải có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, hình thức, tổ chức theo hướng phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế. Việc kiểm tra đánh giá học sinh chừng nào chưa thoát khỏi quỷ đạo học tập thụ động, sách vở thì chưa phát triển học tập tích cực.
II. VAI TRÒ CHỈ ĐẠO CỦA CÁN SỰ LỚP TRONG TIẾT HỌC THỂ DỤC:
 Việc áp dụng phương pháp phát huy tính tích trong tiết dạy thể dục không những giúp cho học sinh tự giác chiếm linh những kiến thức, kĩ năng mà còn hình thành cho học sinh tính tự giác trong học tập, biết sai và tự sữa sai. Qua thực tế ở trường quan sát một số tiết dạy của đồng nghiệp và của chính bản thân tôi thấy viếc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp chiếm tới 70%. Như vậy việc phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự lớp đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và bồ dưỡng đội ngũ ban cán sự lớp, xây dựng thói quen tập luyện của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp, bên cạnh đó giáo viên cần phải đổi mới về cách sọan giáo án, thay đổi về cách nhận xét đánh giá học sinh tránh tình trạng nhận xét chung chung. Giáo viên phải xây dựng cho học sinh về những khái niệm về kiến thức động tác khi ôn động tác cũ cũng như khi học động tác mới, khi xây dựng giáo viên thị phạm về động tác mẫu và phân tích kĩ từng chi tiết động tác để từ đó học sinh có thể tự hình thành và nắm bắt rõ từng chi tiết của động tác để quản lí và nhận xét đánh giá một cách toàn diện hơn.
B. NHIỆM VỤ 2: 
“ Áp dụng các biện pháp để phát huy hết vai trò của Ban cán sự lớp ”
I. CÁC BIỆN PHÁP:
1. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban cán sự lớp:
a. Lựa chọn:
	Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng.
	Thông thường giáo viên dạy thể dục lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học thể dục và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết học thể dục.
	Chính vì vậy, người giáo viên dạy thể dục phải là người nhạy bén trong vịêc lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết thể dục. Môt yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy người giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để tù đó vai trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao.
b. Bồi dưỡng thường xuyên:
	Nếu ngay từ đầu năm học trong các tiết học đầu tiên, người thầy chỉ đạo là chủ yếu còn ban cán sự là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói quen “ỷ lại ” sự chỉ đạo của thầy. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, người giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự những kĩ năng chỉ đạo lớp từ khâu tập trung, báo cáo, khởi động và các hoạt động tập luyện đến việc thả lõng, nhận xét, đánh giá. Để đạt được điều này, giáo viên phải hướng dẫn các em tĩ mỉ, cụ thể đồng thời giáo viên phải theo dõi uốn nắn, sữa chữa kịp thời cho ban cán sự trong các tiết tiếp theo. Trong một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho lớp trưởng sau đó lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp hoặc giáo viên có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp.
Ví dụ: 
+/ Lớp trưởng chỉ đạo chung cả lớp, quan sát và đôn đốc các bạn.
+/ Tổ trưởng tổ 1: Chỉ đạo các bạn phần khởi động.
+/ Tổ trưởng tổ 2: Chỉ đạo các bạn phần thả láng.
	Trong từng phần cơ bản sau khi giáo viên hướng ẫn chung xong thì cần hướng dẫn thêm cho ban cán sự theo hướng điều hành cần đạt theo mục tiêu bài học đề ra.
	Không chỉ có vậy mà khả năng nhận xét đánh giá về kĩ thuật động tác, thái độ tập luyện cũng rất quan trọng. Nên giáo viên cần xây dựng mối quan hệ đánh giá hai chiều và phải là người trọng tài trong việc đánh giá nhận xét.
2. Xây dựng thói quen tập luyện cho học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự:
	Với học sinh THCS, nhu cầu trong giao tiếp với bạn bè, được hoạt động chung với nhau, muốn được bạn bè tôn trọng công nhận năng lực của mình, rất sợ bạn bè xa lánh song các em luôn có cảm giác, thái độ không thích bạn bè chỉ đạo mình nên nhiều khi không tuân theo. Do đó việc xây dựng thói quen luyện tập của học sinh dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp là một biện pháp để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự.
	Người giáo viên phải nhận thấy rõ yếu tố này từ đó có biện pháp
xây dựng thói quen luyện tập. Thường xuyên nhắc nhở ban cán sự có thái độ hòa nhã, đồng thời thể hiện tốt khả năng chỉ đạo để các bạn thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của mình.
	Giáo viên phải quan tâm động viên,nhắc nhở các học sinh khác tập luyện có ý thức.
	Ngoài ra không chỉ có ban cán sự chỉ đạo lớp hoạt động mà giáo viên cần rèn luyện cho tất cả các học sinh trong lớp đều có thể tự điều khiển tập luyện.
3. Đổi mới sọan giáo án:
	Để nâng cao chất lượng một tiết dạy học thì đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về: 
+/ Bài sọan đúng mẫu.
+/ Đảm bảo các bước lên lớp và đủ thời gian.
+/ Phương pháp giảng dạy hợp lí.
+/ Về mục tiêu: Phân định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh làm căn cứ đánh giá hiệu quả. Giáo viên phải hình dung được học sinh có thái độ gì? Phải có kĩ năng như thế nào? Bên cạnh mục tiêu cho cả lớp thì cần phải tính đến mục tiêu riêng cho những nhóm học sinh (đặc biệt là cán sự )
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:
 Sau khi xác định một số biện pháp cơ bản để phát huy vai trò chỉ đạo của ban cán sự như:
Đổi mới cách sọan giáo án.
Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự.
Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ đạo của ban cán sự.
Đổi mới cách đánh giá.
Tôi đã tiến hành áp dụng thực tế vào giảng dạy để thực nghiệm: thời gian tiến hành 3 tuần (Từ tuần 4 đến tuần 6) thực hiện trên 6 lớp (04 lớp 7; 02 lớp 9) với tổng số tiết là 36.
+/ Tuần 1: Giáo viên chỉ đạo chủ yếu ở khối 7 và ban cán sự chỉ đạo chủ yếu ở khối 9.
+/ Tuần 2: Học sinh bắt đầu hình thành các kĩ năng chỉ đạo các bạn thực hiện ở khối 7 và ban cán sự ở khối 9 vẩn chỉ đạo là chủ yếu
+/ Tuần 3: Ban cán sự chỉ đạo là chủ yếu ở khối lớp 7
	Với những kết quả trên trong quá trình giảng dạy cho phép tôi rút ra kết luận.
PHẦN III: KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN:
	Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo của Ban cán sự là cần thiết phù hợp với chương trình đổi mới phương pháp dạy và học. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức trong thời gian đầu năm học với các biện pháp sau:
Đổi mới cách sọan giáo án.
Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự.
Rèn luyện thói quen tập luyện dưới sự chỉ đạo của ban cán sự.
Đổi mới cách đánh giá.
Thì mới thu được nhiều thắng lợi trong công tác giảng dạy bộ môn thể dục.
	Với kết quả thu được qua một số năm giảng dạy và qua đợt kiểm nghiệm đã cho phép tôi khẳng định các biện pháp sau là đúng đắn có vai trò quyết định trong việc phát huy sức mạnh của Ban cán sự lớp. Đồng thời khẳng định vai trò của Ban cán sự lớp và sự cần thiết phải sử dụng Ban cán sự lớp.
	Với SKKN này tôi đã áp dụng vào những năm học võa qua trong qu¸ trình thực hiện tối thấy việc phát huy vai trò chỉ đạo của học học sinh đã phần nào có hiệu quả, các em luyện tập với tinh thần tự giác cao, học sinh hưng phấn luyện tập kể cả khi luyện tập nhóm, đa số thực hiện tốt theo sự chỉ huy của ban cán sự lớp phát huy tính vai trò chỉ đạo của người chỉ huy, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn và nhắc nhở các em luyện tập, không mất thời gian để đi sữa sai từng cá nhân hoặc từng nhóm mà mang tính bao quát tập thể học sinh trong quá trình luyện tập để khi tổng quát tiết học từ đó giáo viên có thể đánh giá nhân xét đúng về quá trình luyện tập của học sinh và từng cá nhân trong lớp.
II. ĐỀ XUẤT:
	Với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi phải có sự đổi mới phương pháp giáo dục: Giảm lý thuyết, tăng thực hành, phát huy khả năng của học sinh trong đó có sự tự quản lý chỉ đạo và tự đánh giá nhận xét của các em học sinh. Tuy nhiên việc đổi mới vẫn còn chậm nhất là phát huy vai trò của Ban cán sự lớp.
	SKKN này tôi nghiên cứu không chỉ áp dụng cho học sinh trường THCS mà còn có thể áp dụng cho tất cả các tiết học thể dục ở các cấp học.
Ngoài ra, phát huy vai trò của Ban cán sự lớp có tác dụng mạnh mẽ nhằm đưa công tác giáo dục lên một tầm cao mới, do đó đề tài tối nghiên cứu cũng có thể áp dụng một phần vào các môn học khác.
	Đề tài tôi nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhất định, khả năng bản thân, thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung cho đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn!
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_giai_phap.doc