Đề tài Nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém

pdf 76 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 926Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém
 Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 01 Năm 2013 
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC 
*** 
Đề Tài Nghiên Cứu Sư Phạm ứng Dụng Trong Giáo Dục 
“NGHIÊN CỨU NHỮNG KHẢ NĂNG HỌC TẬP CỦA 
HỌC SINH TỪ ĐÓ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP 
TỐT CHO CÁC HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU KÉM” 
 GV: Thực Hiện 
Phạm Quốc Đạt 
(Gv Thể Dục Trường THPT 
i 
MỤC LỤC 
*** 
MỤC LỤC ....................................................................................................................................................... i 
Danh Mục Các Bảng ......................................................................................................................................iv 
Danh Mục Hình Ảnh Biểu Đồ .........................................................................................................................v 
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................................................vi 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................................... vii 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................................ix 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................................x 
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................................................1 
Mục đích của nghiên cứu .............................................................................................................................. 1 
Câu Hỏi Nghiên Cứu. ................................................................................................................................... 2 
Giới hạn và giả định ..................................................................................................................................... 2 
Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................................................... 2 
Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................................................................... 2 
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................4 
2.1. Làm Thế Nào Để Học Giỏi: ................................................................................................................ 4 
2.2. Tìm Phương Pháp Học Cho Riêng Cho Mình. ..................................................................................... 7 
2.3. Phát Triển Kỹ Năng Sắp Xếp Thời Gian .............................................................................................10 
2.4. Trí Nhớ Chìa Khóa Để Học Tập Tốt:..................................................................................................11 
 Rèn luyện trí nhớ - Tài sản vô giá .......................................................................................................14 
2.5. Động Cơ Học Tập & Quá Trình Học Tập Tốt. ....................................................................................15 
Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 18 
2.1. Thời gian nghiên cứu: ........................................................................................................................18 
2.2. Mô hình nghiên cứu: ..........................................................................................................................18 
2.1. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................................................19 
2.3. Phương Pháp Phân Tích Và Tổng Hợp Tài Liệu .................................................................................20 
2.4. Phương Pháp Phỏng Vấn: ..................................................................................................................20 
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................................................. 21 
3.1. Dùng SPSS Để Kiểm Định Thang Đo.................................................................................................21 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
ii 
3.1.1. Kiểm Định Hệ Số Maiser Meyer Olkin (KMO): .........................................................................22 
3.1.2. Kiểm Tra Độ Tin Cậy Cronbach's Alpha Của Thang Đo. ............................................................22 
3.1.3. Kiểm Định Phương Sai Trích Principal Component. ...................................................................23 
3.2. Trả Lời Câu Hỏi Nghiên Cứu: ............................................................................................................23 
3.2.1. Thành tích học tập của cách em năm vừa qua thế nào?. Giới tính có ảnh hưởng đến thành tích học tập 
hay không ?. .............................................................................................................................................23 
3.2.2. Thành Phần Kinh Tế Gia Đình Của Học Sinh Như Thế Nào?. ..........................................................25 
3.2.3. Thành Phần Kinh Tế Có Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Học Tập Của Học Sinh Không?. .......................26 
3.2.4. Nghề Nghiệp Của Cha Mẹ Học Sinh Là Gì?. ..................................................................................27 
3.2.5. Nghề Nghiệp Của Cha và Mẹ Có Ảnh Hưởng Đến Thành Tích Học Tập Của Học Sinh Hay Không ?...29 
3.2.6. Các Yếu Tố Để Học Sinh Học Tốt Trong Nhà Trường Là Gì ?. .........................................................31 
 Môi Trường Gia Đình - Động Cơ Cá Nhân Để Học Sinh Học Tập Tốt. ...............................................31 
3.2.7. Các Phương Pháp Để Học Sinh Học Tập Tốt ......................................................................................33 
 Đối Với Môn Tự Nhiên: .....................................................................................................................33 
 Đối Với Môn Xã Hội: ........................................................................................................................35 
3.2.8. Ghi Nhớ Là Chìa Khóa Để Các Em Học Tốt ......................................................................................36 
3.2.9. Các Yếu Tố Để Học Tập Tốt Trong Nhà Trường ................................................................................37 
3.3. Xây Dựng Mô Hình Học Tập Trong Nhà Trường. ...................................................................................38 
3.3.1. Xây Dựng Môi Trường Gia Đình Và Động Cơ Cá Nhân Để Học Sinh Học Tập Tốt. ...........................39 
3.3.2. Xây Dựng Các Phương Pháp Học Tập Giúp Các Em Học Tốt Trong Nhà Trường ...............................41 
a/. Lập Sẵn Chương Trình Học................................................................................................................41 
b/. Cụ Thể Đi Vào Các Môn Học ............................................................................................................42 
 Cách Học Môn Lý: .............................................................................................................................42 
 Cách Học Môn Hóa: ..........................................................................................................................43 
 Cách Học Môn toán: ..........................................................................................................................44 
 Cách Học Môn Ngoại Ngữ: ................................................................................................................47 
 Cách Học Môn Văn: ..........................................................................................................................48 
 Cách Học Các Môn Học Xã Hội: ......................................................................................................48 
3.3.3. Xây Dựng Những Phương Pháp Ghi Nhớ Hiệu Quả Cho Học Sinh .....................................................49 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
iii 
 Tưởng Tượng Và Liên Tưởng: ............................................................................................................49 
 Kết Nối Định Vị Gợi Ý: ......................................................................................................................50 
 Học Thuộc Lòng ................................................................................................................................50 
 Tự Diễn Đạt Theo Ý Của Mình ...........................................................................................................50 
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 54 
PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................................................................................... 55 
CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU TRONG SPSS ............................................................................. 62 
Sử lý thống kê mô tả:...................................................................................................................................62 
Phân tích tần số: ......................................................................................................................................62 
Thống kê mô tả: ......................................................................................................................................63 
Sử lý kiểm định độ tin cậy: ......................................................................................................................64 
Phép xoay, hệ số KMO, Và hệ số truyền tải .........................................................................................64 
Kiểm định cronbach Alpha ..................................................................................................................64 
Cách Thức Tiến Hành Lệnh Frequencies (Tính tần số) .............................................................................65 
Cách Thức Tiến Hành Lệnh Descriptives (Tính Giá Trị Trung Bình) ........................................................65 
Cách Thức Tiến Hành Kiểm Định T-Test Giả Thuyết Về Trị Trung Bình Của 2 Tổng Thể Độc 
Lập(Independent Samples T-Test) ...........................................................................................................65 
Cách Thức Tiến Hành Phân Tích Phương Sai Một Yếu Tố (One-Way Anova – Analysis Of Variance) .....65 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
iv 
Danh Mục Các Bảng 
*** 
Bảng 1: Bảng Ma Trận Phân Tích Một Phương Pháp Học Cụ Thể .................................................................... 9 
Bảng 2: Bảng KMO and Bartlett's Test ............................................................................................................22 
Bảng 3: Bảng Cronbach's Alpha (Reliability Statistics) (n=46) ........................................................................22 
Bảng 4: Bảng Phương Sai Trích Principal Component .....................................................................................23 
Bảng 5 : Thành tích học tập của các học sinh năm học 2011- 1012 (n=577) .....................................................24 
Bảng 6: Bảng ttest kiểm định thành tích học tập và giới tính của học sinh (n=577) ............................................24 
Bảng 7: Thống Kê Mô Tả Thành Phần Kinh Tế Gia Đình Của Học Sinh (n=577)..................................................25 
Bảng 8: Phương Sai Một Yếu Tố Về Sự Khác Biệt Giữa Kinh Tế (thu nhập TB của gia đình) Và Quá Trình Học 
Tập Của Học Sinh ...........................................................................................................................................26 
Bảng 9: Thống kê nghề nghiệp của (thân mẫu) người mẹ của học sinh (n=577) ................................................27 
Bảng 10: Thống kê nghề nghiệp của thân phụ học sinh (n=577) .......................................................................28 
Bảng 11: Phân Tích Phương Sai Một Yếu Tố (One Way ANOVA) Nghề Nghiệp Của Thân Mẫu Học Sinh Đối Với 
Quá Trình Học Tậpcủa Học Sinh. ....................................................................................................................30 
Bảng 12: Phân Tích phương sai một yếu Tố (One Way ANOVA nghề nghiệp của (thân phụ) học sinh đối với quá 
trình học tập ....................................................................................................................................................31 
Bảng 13: Thống kê mô tả các yếu tố môi trường, hình thức học tập và động cơ để học sinh học tập tốt. ............31 
Bảng 14: Thống kê mô tả các phương pháp học tập môn tự nhiên của học sinh (n=577) ...................................34 
Bảng 15: Thống kê mô tả các phương pháp học tập môn xã hội của học sinh (n=577) ......................................35 
Bảng 16: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của khả năng ghi nhớ (n=577) ....................................................36 
Bảng 17: Thống kê mô tả các yếu tố để học học sinh học tập tốt (n=577) ........................................................37 
Bảng 18: Tóm tắt mô hình các yếu tố để học học sinh học tập tốt .....................................................................38 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
v 
Danh Mục Hình Ảnh Biểu Đồ 
*** 
Hình 1: Các thủ khoa đại học năm 2003. .......................................................................................................... 4 
Hình 2: Các giai đoạn của quá trình học........................................................................................................... 6 
Hình 3: Minh họa sắp xếp bố trí thời gian hợp lý .............................................................................................10 
Hình 4: Minh họa bộ não và ghi nhớ của con người .........................................................................................12 
Hình 5: Minh họa biểu đồ câu hỏi phỏng vấn động cơ học tập (nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định 
chất lượng giáo dục TP.HCM) .........................................................................................................................16 
Hình 6: Mô hình nghiên cứu khả năng học tập của học sinh .............................................................................18 
Hình 7: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................................................19 
Hình 8: Các phép phân tích kiểm định .............................................................................................................20 
Hình 9: Biểu Đồ Thể Hiện Sự Thu Nhập TB Của Cha Mẹ Học Sinh ..................................................................26 
Hình 10: Biểu đồ minh họa nghề nghiệp thân mẫu học sinh ..............................................................................28 
Hình 11: Đồ thị thể hiện sự phân bố nghề nghiệp của thân phụ học sinh...........................................................29 
Hình 12: Biểu đồ thể hiện các yếu tố động cơ để học sinh học tập tốt chiếm từ mức đồng ý trở lên ....................33 
Hình 13: Biểu đồ phương pháp học tập các môn tự nhiên .................................................................................35 
Hình 14: Biểu đồ phương pháp học tập các môn xã hội ....................................................................................36 
Hình 15: Biểu đồ các yếu tố để học sinh học tập tốt..........................................................................................37 
Hình 16: Mô hình học tập của học sinh ............................................................................................................39 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
vi 
LỜI CAM ĐOAN 
*** 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng 
tôi chưa được công bố trên bất kỳ các công trình nào khác, các 
kết quả và số liệu sử lý trong nghiên cứu là trung thực, Tất cả các 
số liệu, hình ảnh, biểu đồ.v.v nếu lấy từ các nguồn tài liệu tôi 
đều có trích dẫn rõ ràng và có nguồn gốc. 
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực của nghiên 
cứu này. 
 Tác giả nghiên cứu 
 Phạm Quốc Đạt 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
vii 
LỜI CẢM ƠN 
*** 
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Các thầy {Thầy Trần Thế Hòa Tổ 
TD, Thầy Phạm Trần Trọng Trí Tổ TD, Thầy Trần Đình Hữu Tổ TD, 
Thầy Phan Xuân Vinh Tổ Anh Văn} Là các giáo viên Trường THPT 
Thủ Đức đã giúp tôi thu thập số liệu. 
Cảm ơn các em học sinh các khối lớp 10, 11, 12 Trường THPT 
Thủ Đức đã tiếp nhận phiếu phỏng vấn và trả lời các phiếu phỏng vấn 
một cách khách quan giúp cho đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng 
này hoàn thành! 
 Tác giả 
Phạm Quốc Đạt 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
ix 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
**** 
GDTC: ........................................................................................ Giáo dục thể chất. 
H.s .............................................................................................. Học sinh. 
Mean: ......................................................................................... Giá trị trung bình 
Sig. ............................................................................................. Giá trị Pvalua. 
Std.Dev: ...................................................................................... Độ lệch chuẩn 
TP.HCM ..................................................................................... Thành Phố Hồ Chí Minh 
THPT .......................................................................................... Trung học phổ thông 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
x 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 
*** 
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu những 
khả năng học tập của các học sinh Trường THPT Thủ 
Đức cụ thể là 577 học sinh của 3 khối lớp (10, 11, 12) từ 
đó tìm hiểu những điểm chung nhất của các học sinh về 
các điều kiện cần và đủ để một học sinh có thể học tập tốt. 
Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp, phác thảo và xây 
dựng một mô hình học tập cho các học sinh có học lực 
yếu kém, góp phần nâng cao thành tích học tập của học 
sinh và chất lượng giáo dục của Trường THPT Thủ 
Đức.... 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
1 
MỞ ĐẦU 
Trong xã hội ta việc học luôn có ý nghĩa quan trọng đối với mọi người, hầu hết các 
bậc cha mẹ đều muốn con cái của mình học giỏi chăm ngoan, hầu hết các bạn học sinh còn 
ngồi trên ghế nhà trường cũng đều mơ ước được học giỏi. Có người cho rằng học giỏi là phải 
có sự siêng năng (cần cù bù thông minh), người khác lại nói phải nhạy bén tiếp thu thì sẽ học 
tập tốt, cũng có ý kiến cho rằng động lực và không gian là điều quan trọng nhất, còn phương 
pháp học, khả năng nhớ và tổng hợp cũng quan trọng chứ v.v. 
Làm thế nào để học giỏi hả thầy một học sinh lớp 11 hỏi tôi như thế . Tôi mỉm cười 
và đưa ra rất nhiều lời giải thích và phân tích bằng với tất cả những gì tôi biết trong khả năng 
của tôi như: (hãy chăm chỉ, hãy lắng nghe lời giảng của giáo viên, hãy đọc sách thật nhiều, 
hãy học nhóm, học thêm v.v) mỗi mục tôi đều liệt kê những phương án và những mục cụ thể 
để một học sinh như em đang hỏi tôi có thể học tốt và hiểu bài, nhưng tôi không chắc những 
suy nghĩ và lời nói của mình có đúng và có thiết thực với các em không ?, có thiết thực với xu 
thế giáo dục hiện nay không?. Vì các phương pháp mà tôi đang nói ở trên, tôi đã áp dụng cách 
đây gần 20 năm rồi... Để tìm hiểu câu trả lời này đồng thời cũng là một nghiên cứu có thể 
giúp các em học sinh có học lực từ loại yếu đến học lực loại trung bình có thể học tập tốt và 
vươn lên, tôi quyết định phải tìm hiểu cách thức để một học sinh có thể học tập tốt, tôi đã 
tham khảo rất nhiều tài liệu các bài báo, mạng internet viết về các phương pháp học tập, để có 
thể giúp cho các học sinh học tập tốt, và tôi đã thu được rất nhiều đề xuất và những gợi ý xây 
dựng kích thích tiềm năng học tập của các học sinh. Tuy nhiên để một học sinh học tập chăm 
chỉ, tiếp thu bài tốt và đạt được thành tích, thì việc tìm ra một phương pháp không phải là dễ, 
tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu những khả năng học tập của học sinh từ đó xây dựng 
mô hình học tập tốt cho các học sinh có học lực yếu kém”. 
Mục đích của nghiên cứu 
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu những khả năng học tập của học sinh Trường 
THPT Thủ Đức từ đó phác thảo xây dựng một mô hình học tập cho các học sinh có học lực 
yếu góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh. 
Từ mục đích nghiên cứu chúng tôi có những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải 
quyết mục đích nghiên cứu như sau: 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
2 
Câu Hỏi Nghiên Cứu. 
1. Thành tích học tập của cách em năm vừa qua thế nào?. Giới tính có ảnh hưởng đến 
thành tích học tập hay không ?. 
2. Thành phần kinh tế gia đình của học sinh như thế nào?. 
3. Kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh không ?. 
4. Nghề nghiệp của cha mẹ học sinh là gì?. 
5. Nghề nghiệp của cha và của mẹ có ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh hay 
không ?. 
6. Các yếu tố để học sinh học tốt trong nhà trường là gì ?. 
Giới hạn và giả định 
Giới hạn: 
Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu học sinh cấp 3, cụ thể là Trường THPT Thủ 
Đức TP.HCM với số học sinh được phỏng vấn nghiên cứu là 577 học sinh ở 3 khối lớp (lớp 10, 
lớp 11, lớp 12). Kết quả nghiên cứu tác giả hi vọng sẽ góp phần bổ sung nhất định cho các cơ sở 
lý thuyết về các giải pháp nhằm cải thiện năng suất và chất lượng học tập của học sinh Trường 
THPT Thủ Đức nói riêng và các trường cấp 3 nói chung, góp phần cải thiện một phần nào đó 
chất lượng giáo dục và đào tạo trong xu thế GD hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 
Giả định: 
Giả định bảng câu hỏi phỏng vấn được các học sinh trả lời hiểu và cảm nhận được, và học 
sinh được phỏng vấn trả lời đúng những gì mà các em suy nghĩ. 
Phạm vi nghiên cứu 
Đây là một nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu hành vi của con người về động cơ, nhu 
cầu, về ý thức tự học của các học sinh cấp 3 trong đó có một số tác động của các yếu tố ngoại 
cảnh. (tài chính, môi trường, gia đình, xã hội.) điều này sẽ được chứng minh qua phần kết 
quả nghiên cứu. 
Ý nghĩa nghiên cứu 
Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ cho ra những phương pháp phân tích tổng thể, từ đó 
nhận diện được các vấn đề thực trạng về những khả năng học tập tốt của học sinh từ đó chọn 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
3 
lọc và đưa ra mô hình học tập cho các học sinh Trường THPT Thủ Đức, TP.HCM. 
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ nhận diện được các nhu cầu, động cơ, các năng lực tự 
học, các yếu tố ngoại cảnh tác động đến những khả năng học tập của học sinh cấp cải thiện 
được một số yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan trong quan điểm học tập của học sinh, Đề tài 
sẽ góp phần giúp cho thành tích học tập và giảng dạy của thầy trò Trường THPT Thủ Đức 
phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có. 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
4 
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
*** 
2.1. Làm Thế Nào Để Học Giỏi: 
Theo Việt Báo (Tuổi Trẻ) đăng trên website  khi phỏng vấn các thủ 
khoa đại học năm 2003 được đăng như sau: 
Hình 1: Các thủ khoa đại học năm 2003. 
Nguồn Việt Báo (TuoiTre) website  
Đằng sau ánh hào quang của danh hiệu thủ khoa là biết bao mồ hôi khổ luyện. Một 
cuộc gặp gỡ phỏng vấn các thủ khoa có điểm cao nhất của các đại học năm 2003 đó là [(Lê 
Vũ Lâm - thủ khoa ĐH Bách khoa TP.HCM, khối A), (La Lễ Phúc - thủ khoa ĐH Y dược 
TP.HCM, khối B), Phan Thanh Hà - điểm cao nhất khối D1, ĐH Sư phạm TP.HCM) và (Lê 
Thư Phương Quỳnh - điểm cao nhất khối C, ĐH KHXH&NV TP.HCM _ “Hình” )] cùng trò 
chuyện về cách học và đường đi đến ngôi vị quán quân các trường ĐH của mình... đa số các 
bạn đều thống nhất quan điểm: 
- Tẩy chay học vẹt: “Muốn học giỏi phải có “chiêu” học tập riêng của mỗi người” Lê 
Vũ Lâm khẳng định. Với những môn khoa học tự nhiên, bí quyết để học tốt của Lâm và Phúc 
là: “Phải làm nhiều bài tập và tự giải theo cách của mình để tìm ra các dạng bài... Không 
đầu hàng trước các bài khó. Giải chưa được thì tìm bạn tranh cãi, nếu vẫn bí mới hỏi thầy cô. 
Như vậy nhớ rất lâu...”. 
Hệ thống các kiến thức đã học là việc cần thiết vì các bài học thường liên quan với 
nhau. Bất kỳ môn nào nếu lý thuyết được hiểu đến nơi đến chốn sẽ giải quyết bài tập nhanh. 
“Cây văn” Phương Quỳnh từ khi vào cấp III đã “cự tuyệt” với văn mẫu. Quỳnh tìm sách của 
Từ trái qua: Lê Thư Phương 
Quỳnh, La Lễ Phúc, Phan 
Thanh Hà và Lê Vũ Lâm 
Thủ khoa Đại học năm 2003 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
5 
các giảng viên ĐH, đọc và tìm những suy nghĩ của chính mình, luyện cách diễn đạt ý. Với 
môn sử, địa, Quỳnh đọc qua một lượt để hiểu, ghi lại những ý chính; sau đó tìm thêm sách 
đọc, so sánh, bổ sung số liệu. Còn theo Hà, để học tiếng Anh giỏi phải nắm vững ngữ pháp, 
giải bài tập nhiều. Cách học từ vựng dễ nhớ nhất là nên học theo ngữ cảnh, học từng từ dù dễ 
thuộc nhưng lại rất mau quên. Tất cả đều kịch liệt phản đối “chuyện học vẹt” và cho rằng đó 
chỉ là cách đối phó với những bài kiểm tra. Muốn thi ĐH cần phải có kiến thức thật sự của 
mình, phải chịu khó và quyết tâm. 
- Khắc Phục Môn Học Còn Yếu: Bạn nghĩ thủ khoa đâu dễ gì bị bí, nhất là với những 
môn trong khối thi của mình? Thế mà có đấy. Với Hà: “Môn văn hơi yếu nên thường phải bắt 
đầu bằng những đoạn viết ngắn. Khi thấy ổn thì viết tiếp những đoạn dài hơn”. Phúc lại 
luyện môn sinh học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, học từng chi tiết nhỏ, nhớ những ý chính 
rồi học đi học lại nhiều lần cả bài cũ lẫn bài mới... và “thế là nhớ bài thôi”. “Mình hơi ớn khi 
đụng những sơ đồ, lược đồ của môn địa. Vì vậy, cách duy nhất là mở tập hình vẽ bản đồ, nhìn 
thật kỹ để ghi vào bộ nhớ những hình ảnh đó” học bình thường các môn yêu thích và đầu tư 
thời gian cho các môn xã hội yếu, Để tăng thêm vốn Anh ngữ, cần mua các phần mềm Anh 
văn, sách song ngữ về tự học... 
Không Thích Việc “Thầy Đọc Trò Chép”: Dù mỗi người đều tự tìm cho mình một 
phương pháp học riêng nhưng các bạn đều thích học “học nhóm để cùng thi xem ai làm bài 
nhanh hơn, ai có cách giải hay hơn...”. Quan niệm “thầy đọc trò chép” ở phổ thông bị các 
bạn đánh bật. Các bạn khảng định chắc nịch: “Tự ghi chép trong quá trình nghe giảng rất có 
hiệu quả!”. Tất cả đều cho rằng: “Nếu nghe giảng rồi tự ghi lại ý chính, mình đã học bài 
được hai lần. Còn những ý nảy ra lúc đó, mình ghi chú bằng bút chì bên cạnh”.... 
Theo website  phân tích và nhận định để có được một 
phương pháp học tập hiệu quả cần phải có 3 giai đoạn đó là 
1. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn trước khi học, bao gồm: (nhận thức, kiểm soát 
bản thân và lên kế hoạch học tập). 
2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trong quá trình học, được thể hiện: (Thực hiện và 
lựa chọn môn học). 
3. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sau khi học có một yếu tố là cần đúc kết và tổng 
hợp lại bài các vấn đề đã học. 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
6 
Mỗi giai đoạn có đặc thù riêng cần phải chú ý (hình). 
Hình 2: Các giai đoạn của quá trình học 
Nguồn  
(Tác giả vẽ lại từ Mindjet mindmanager) 
Giai đoạn thứ nhất (Trước khi học): Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu 
cầu mà quá trình học đòi hỏi, phải biết quản lý những đặc điểm tính cách Giả sử bạn là một 
người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó 
đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn học nữa  hãy tìm cách để kiểm soát cơn 
giận đó hãy dùng những biện pháp đơn giản chẳng hạn như (trước khi học, hãy viết những 
câu nhắc nhở lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để 
trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó 
lại bắt tay làm lại từ đầu để tìm ra được những vướng mắc của bài toán...). Bước tiếp theo là 
lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một. Ví dụ như bạn quy định 
trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho 
mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia 
đều ra mỗi môn học trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn 
hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó 
phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích 
hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập. 
Giai Đoạn Thứ Hai (Trong Quá Trình Học): Tính linh động trong việc đưa ra những 
lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này chúng ta 
 Phạm Quốc Đạt Tổ Thể Dục 
7 
đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó thì cần áp dụng một bất 
đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh 
bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này chúng ta sẽ phải đặt mình trước 
hai sự lựa chọn. 
- Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn 
khác. 
- Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách 
vở cũ dù mất khá nhiều thời gian. 
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, chúng ta sẽ phải chọn cách 
hai nếu như không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia khi gặp lại bài toán này trong một 
bài kiểm tra, chúng ta có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng 
bất đẳng t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfSang_kien_kinh_nghiem.pdf