Đề tài Nghiên cứu động cơ học thể dục của học sinh trường thpt Thủ Đức từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục

pdf 47 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu động cơ học thể dục của học sinh trường thpt Thủ Đức từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Nghiên cứu động cơ học thể dục của học sinh trường thpt Thủ Đức từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 11 Năm 2011 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC 
*** 
Đề Tài Nghiên Cứu Sư Phạm ứng Dụng Trong Giáo Dục 
“NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC THỂ DỤC CỦA HỌC 
SINH TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TỪ ĐÓ NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC” 
Giáo viên thực hiện 
Phạm Quốc Đạt 
(Gv Thể dục Trường THPT Thủ Đức) 
MỤC LỤC 
*** 
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ i 
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT HOẶC CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI ....................... iii 
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iv 
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... v 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... vi 
PHẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 
1.Câu Hỏi Nghiên Cứu: ........................................................................................... 3 
2/.Giả thuyết nghiên cứu – {Hypothesis (H)}: .......................................................... 3 
3/.Giới Hạn Nghiên Cứu: ......................................................................................... 3 
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 4 
1.1/. Động cơ bên trong............................................................................................ 4 
1.2/. Động cơ bên ngoài. .......................................................................................... 5 
1.2.1/. Quy chế bên ngoài của động cơ .................................................................... 6 
1.2.2/. Quy chế tự chủ của động cơ .......................................................................... 7 
1.2.3/. Quy chế xác của định động cơ ...................................................................... 7 
1.2.4/. Quy chế tích hợp của động cơ ....................................................................... 7 
1.3/. Đặc điểm động cơ của con người. .................................................................... 7 
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 9 
2.1/. Thời gian nghiên cứu: ...................................................................................... 9 
2.2/. Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................ 9 
2.3/. Quy trình nghiên cứu: .................................................................................... 10 
2.4/. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .................................................... 11 
2.5/. Phương pháp phỏng vấn: ................................................................................ 12 
2.6/. Phương pháp toán học thống kê. .................................................................... 12 
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................... 14 
3.1/. Dùng SPSS để kiểm định thang đo. ................................................................ 14 
3.2/. Trả lời câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................ 20 
3.2.1/. Trả lời câu hỏi nghiên cứu 1: ...................................................................... 20 
3.2.2/. Trả lời câu hỏi nghiên cứu 2: ....................................................................... 22 
3.3/. Kiểm Chứng Các Giả Thuyết Nghiên Cứu – {Hypothesis (H)}: .................... 24 
3.3.1/. Kiểm định giả thuyết H1 ............................................................................. 24 
3.3.2/. Kiểm định giả thuyết H2: ............................................................................ 26 
Chương 4 - KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ........................................................................ 27 
4.1/. Kết luận ......................................................................................................... 27 
4.2/. Kiến Nghị ...................................................................................................... 27 
Phụ lục 1: Phiếu Phỏng Vấn ................................................................................... 29 
Phụ lục 2: Tài Liệu Tham Khảo. ............................................................................ 31 
Phụ Lục 4: Cách Thức Sử Lí Số Liệu Trong SPSS. ............................................... 34 
- Giá trị P(valua) ..................................................................................................... 34 
- Cách Thức Tiến Hành Lệnh Frequencies (Tính tần số) ...................................... 34 
- Cách Thức Tiến Hành Lệnh Descriptives (Tính Giá Trị Trung Bình) ................. 34 
- Cách Thức Tiến Hành Kiểm Định T-Test Giả Thuyết Về Trị Trung Bình Của 2 
Tổng Thể Độc Lập (Independent Samples T-Test) .............................................. 34 
- Cách Thức Tiến Hành Phân Tích Phương Sai Một Yếu Tố (One-Way Anova – 
Analysis Of Variance) ........................................................................................ 36 
Phụ lục 5: Số Liệu phỏng vấn và lời kết ................................................................. 38 
i 
DANH MỤC HÌNH ẢNH 
*** 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu động cơ của Deci & Ryan (1985 -2000). ....................... 4 
Hình 2: Mô hình nghiên cứu động cơ học Thể Dục của Hs Trường Thủ Đức .............. 9 
Hình 3: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 10 
Hình 4: Mô hình phân tích tài liệu ............................................................................ 11 
Hình 5: Mô hình phân tích và kiểm định toán học thống kê nghiên cứu động cơ học thể 
dục của học sinh Trường THPT Thủ Đức .................................................................. 12 
ii 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
*** 
Bảng 3. 1: Phép xoay nhân tố EFA lần 1 {Rotated Component Matrix(a) 1}. ............ 15 
Bảng 3. 2: Phép xoay nhân tố EFA lần 2 {Rotated Component Matrix(a) 2}. ............ 16 
Bảng 3. 3: Kiểm định KMO and Bartlett's Test .......................................................... 17 
Bảng 3. 4: Kiểm định Cronbach's Alpha. ................................................................... 18 
Bảng 3. 5: Bảng phương sai trích lần 2 (Total Variance Explained 2). ...................... 19 
Bảng 3. 6: Thống kê mô tả về giới tính và số học sinh học ở các khối lớp:................. 20 
Bảng 3. 7: Bảng thống kê tần xuất chọn lựa các mục câu hỏi động cơ của học sinh 
THPT Thủ Đức. ......................................................................................................... 21 
Bảng 3. 8: Thống kê mô tả giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (Std.De) về động 
cơ học thể dục của học sinh Trường Trung Học Phổ Thông Thủ Đức. ....................... 22 
Bảng 3. 9; Động cơ học thể dục của học sinh trường thủ đức. ................................... 24 
Bảng 3. 10: Giá trị ttest so sánh giữa giới tính và các yếu tố động cơ .......................... 25 
Bảng 3. 11: Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) giữa giới các khối lớp 
và các yếu tố động cơ................................................................................................. 26 
iii 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT HOẶC CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI 
*** 
 TDTT: ............................................... Thể dục thể thao. 
 GDTC: ............................................. Giáo dục thể chất. 
 THPT: ............................................... Trung học phổ thông. 
 Hs:..................................................... Học Sinh. 
 EFA: .................................................. Yếu tố phân tích Exploratoty. 
 One-way Anova ................................ Phân tích phương sai một yếu tố. 
 Sig: .................................................... Giá trị p(valua) 
 Mean: ................................................ Giá trị trung bình. 
 Std. Dev: ............................................ Độ lệch chuẩn. 
 SDT (Self-Determination Theory) ...... Lý thuyết tự xác định. 
 H: .......................................................... Hypothesis (Giả thuyết nghiên cứu). 
 Q: .......................................................... Question (câu hỏi nghiên cứu). 
 SPSS .................................................. (Phần mềm sử lý thống kê).
iv 
LỜI CAM ĐOAN 
*** 
Tôi đã đọc và hiểu về luật bản quyền tác giả. Tôi xin cam 
đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được công 
bố trên bất kỳ các công trình nào khác, các kết quả và số liệu sử 
lý trong nghiên cứu là trung thực, các số liệu trích dẫn đều rõ 
ràng và có nguồn gốc. 
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực của 
nghiên cứu này. 
 Tác giả nghiên cứu 
Phạm Quốc Đạt 
v 
LỜI CẢM ƠN 
*** 
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Tổ Thể dục Trường THPT Thủ 
Đức đã giúp tôi thu thập số liệu, cảm ơn các em học sinh các khối 
lớp 10, 11, 12 đã tiếp nhận phiếu phỏng vấn và trả lời các phiếu 
phỏng vấn một cách khách quan giúp cho đề tài nghiên cứu sư 
phạm ứng dụng này hoàn thành !. 
 Tác giả 
Phạm Quốc Đạt 
vi 
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 
*** 
Động cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi 
của con người. Các nhà tâm lí học chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan 
trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy 
con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính 
là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Con người không 
thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. 
Trong học tập văn hóa, thể dục thể thao cũng vậy khi học sinh thực hiện 
các công việc học tập sẽ xuất hiện nhiều động cơ khác nhau v.v ví dụ như (học 
sinh coi việc học là trách nhiệm của bản thân, học là để hài lòng cha mẹ, học là 
để không thua thiệt bạn bè, học là để có tương lai sau này .v.v ). Chúng tôi 
nghiên cứu động cơ học thể dục của học sinh Trường THPT Thủ Đức có những 
mục đích sau: 
- Tìm hiểu hiểu động cơ học và tập các môn thể dục thể thao của học sinh 
Trường THPT Thủ Đức là gì ?. từ đó có những định hướng phát triển 
phong trào TTDTT trong nhà trường. 
- Nhằm giúp cho công tác giảng dạy thể chất trong nhà trường được tốt 
hơn, học sinh có hứng thú học môn Thể dục hơn. 
- Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra những kết luận nhận xét có 
tính khách quan về tình hình thực tiển TDTT của Trường THPT Thủ Đức 
từ đó có những kiến nghị đề xuất nâng cao động cơ học tập thể dục nói 
riêng và các môn văn hóa nói chung. 
1 
PHẦN GIỚI THIỆU 
*** 
Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan 
tâm. Nhiều công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành 
động thế này hay thế khác về thực chất là đều là những công trình nghiên cứu về 
động cơ của con người. 
Điều gì đã thúc đẩy Jean Beliveau người Canada đi bộ suốt 10 năm vòng quanh thế 
giới, điều gì đã khiến một cậu bé Braxton Bilbrey 7 tuổi đã dám bơi vượt qua eo biển từ hòn 
đảo Alcatraz tới thành phố San Francisco dài 2,24 km trong vòng 47 phút với nhiệt độ của 
nước lúc bấy giờ là 10 độ C, hoặc điều gì khiến một vận động viên leo núi đam mê theo đuổi 
cuộc chơi mặc dù họ thừa sự hiểu biết rằng công việc họ đang làm rất nguy hiểm. v.v.. . và 
có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành 
động thế này hay thế khác, về thực chất là đều là những công trình nghiên cứu về 
động cơ của con người. Vì vậy chúng ta có thể kết luận động cơ của con người 
thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người. 
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng 
trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con 
người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là 
yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. 
 Tác giả Weiner (1990) mô tả động cơ của con người là "việc nghiên cứu 
các yếu tố và quyết định, suy nghĩ và hành động, đó là lý do tại sao hình thành ra 
những hành động liên quan đến động lực của con người, Weiner (1990) chỉ ra 
rằng lý thuyết hành vi có xu hướng tập trung vào các động lực bên ngoài (ví dụ, 
phần thưởng). 
2 
 Tác giả M c. Clelland (1985) cho rằng động cơ là các hành động của con 
người được thể hiện nhiều dạng khác nhau có thể xuất hiện từ một lợi ích mà họ 
cảm nhận được trước đó 
 Còn Csikszentmihalyi (1975) định nghĩa động cơ là một chức năng của 
con người. 
 v.v 
 Khái niệm động cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí 
giải hành vi của con người. Các nhà tâm lí học chỉ ra rằng động cơ có một vai trò 
quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc 
đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ 
chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Con người 
không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ. 
Trong học tập văn hóa, thể dục thể thao cũng vậy khi học sinh thực hiện 
công việc học tập sẽ xuất hiện nhiều động cơ khác nhau v.v để tìm hiểu hiểu 
động cơ học và tập các môn thể dục thể thao của học sinh trường THPT Thủ Đức 
như thế nào từ đó định hướng nâng cao chất lượng giờ dạy thể dục, nay chúng 
tôi chọn đề tài “Nghiên cứu động cơ học thể dục của học sinh trường THPT Thủ 
Đức từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục” làm đề tài nghiên cứu 
khoa học sư phạm ứng dụng. 
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu động cơ học thể dục thể thao của 
học sinh 3 khối (khối 10, khối 11 và khối 12) là gì ?. từ đó có phương hướng xây 
dựng những giải pháp cải thiện chất lượng các giờ học thể dục của học sinh 
trường THPT Thủ Đức, đề xuất các kiến nghị để nâng cao động cơ học tập thể 
dục nói riêng và các môn văn hóa nói chung. 
Từ mục đích nghiên cứu chúng tôi có những câu hỏi và giả thiết nghiên 
cứu được đặt ra để giải quyết mục đích nghiên cứu như sau: 
3 
1.Câu Hỏi Nghiên Cứu: 
1. Các yếu tố về độ tuổi, giới tính của học sinh trường THPT Thủ Đức là gì ?. 
2. Động cơ học thể dục của học sinh trường THPT Thủ Đức là gì ?. 
2/.Giả thuyết nghiên cứu – {Hypothesis (H)}: 
Từ những mục đích nghiên cứu chúng tôi đặt ra 2 giả thuyết nghiên cứu 
như sau: 
1. H1 _ Không có sự khác biệt giữa giới tính và động cơ học thể dục của học 
sinh trường THPT Thủ Đức. . 
2. H2 _ Động cơ học thể dục của các học sinh khối 10, khối 11, khối 12 trường 
THPT Thủ Đức là như nhau. 
3/.Giới Hạn Nghiên Cứu: 
 Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở học sinh Trường THPT Thủ 
Đức, với số học sinh được được phỏng vấn nghiên cứu là 150 hs. 
4 
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
*** 
 Theo học thuyết động cơ SDT (Self-Determination Theory) của hai tác giả 
Deci & Ryan (1985 -2000) địa chỉ web 
determination_theory (hai ông phân loại động cơ chủ yếu của con người gồm 2 
loại đó là động cơ bên trong và động cơ bên ngoài. 
1.1/. Động cơ bên trong. 
Động cơ bên trong hay còn gọi là động cơ nội lực gọi là loại động cơ mà 
con người làm điều gì đó trong sự quan tâm của chính bản thân họ bao gồm các 
niềm vui, sự hứng khởi hay nỗi buồn vốn có.Trong khi động cơ bên ngoài là 
loại động cơ của con người chịu sự tác động của môi trường sống và của xã hội. 
Tuy nhiên, hai loại động cơ bên trong và động cơ bên ngoài không xung đột 
nhau, thay vào đó hai loại động cơ bên trong và động cơ bên ngoài bổ trợ lẫn 
nhau và nó tồn tại trong mỗi con người chúng ta. (hình 1) 
Hình 1: Mô hình nghiên cứu động cơ của Deci & Ryan (1985 -2000). 
Quy chế bên ngoài 
Quy chế tự chủ 
Quy chế xác định 
Quy chế tích hợp 
Thành tích 
Sự tiếp xúc cá nhân 
Động cơ bên trong 
Động cơ bên ngoài 
Động Cơ Của Con 
Người 
5 
Khi con người tham gia vào các hoạt động không bị bắt buộc và biểu hiện 
bởi một hoặc nhiều yếu tố động cơ trước đó, và các yếu tố trước đó đã làm cho 
con người có động cơ. Một nhân tố thúc đẩy động cơ của một người là thông qua 
chịu sự ảnh hưởng của người khác, theo tác giả Csikszentmihalyi & Larson 
(1988); Csikszentmihalyi & Nakamura, (1989) thực chất động cơ bên trong là 
những hoạt động mà con người tham gia trực tiếp chịu ảnh hưởng của bên ngoài 
chứ không phải là động cơ bên trong tự con người phát ra. Cameron & Pierce, 
(1994) cho là động cơ bên trong có được là do có sự thúc đẩy từ bên ngoài bao 
gồm các ưu đãi bổ sung và nó phát triển động cơ nội tại (động cơ bên trong), và 
không nhất thiết phải là những kết quả có lợi hay có hại, nếu chúng được thực 
hiện đúng cách có thể tăng cường động cơ bên trong của con người, động cơ bên 
trong tập trung vào các nhu cầu của thẩm quyền và quyền tự chủ cũng như sự 
ảnh hưởng các tuyên bố sự kiện, bối cảnh xã hội, các thông tin phản hồi, công 
tác khen thưởng dẫn đến cảm giác có được thẩm quyền trong con người, và nó 
tăng cường cho động cơ nội tại. Tác giả Deci (1975) với thuyết CET (Cognitive 
Evaluation Theory) cho thấy phản hồi tích cực tăng cường động lực nội tại và 
phản hồi tiêu cực giảm bớt nó. Vallerand, R. J & Reid, G. (1984) tìm hiểu sâu 
hơn và cho rằng những hiệu ứng này đã được trung gian kiểm soát nhận thức về 
động cơ bên trong. 
1.2/. Động cơ bên ngoài. 
Động cơ bên ngoài được phát sinh từ các yếu tố bên ngoài tác động đến, 
các loại phổ biến nhất của động cơ bên ngoài là hình thức khen thưởng liên quan 
đến tiền, sự trao đổi cho và nhận được những điều tốt cho bản thân, nó cũng có 
thể bị ép buộc hoặc do có những mối đe dọa đến bản thân v.v... Cạnh tranh nói 
chung cũng là các yết tố tạo nên động lực bên ngoài bởi vì nó thúc đẩy các khả 
năng tiểm ẩn về mặt hơn thua của con người đánh bại những người khác để 
6 
giành chiến thắng. Một ví dụ khác là động lực bên ngoài là phần thưởng cổ vũ 
người chơi phải chơi thật tốt để nhận được những giải thưởng giải thưởng đang 
chờ đợi người chiến thắng. 
Các nhà nghiên cứu tâm lý xã hội nói rằng phần thưởng bên ngoài có thể 
dẫn đến sự biện hộ quá mức và giảm dần trong các động cơ bên trong. Mặt khác 
cho thấy động lực bên ngoài của con người được tiếp thu một khi nó phù hợp với 
niềm tin của họ và giá trị mà có thể giúp họ trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản 
tâm lý của họ. Một điều quan trọng là chúng ta nên nhớ là SDT (Self-
Determination Theory) nó được hiểu như là một phân khu của trí tuệ cảm xúc 
của một cá nhân. Tác giả Deci & Ryan (1985 -2000) đã nghiên cứu và chỉ ra 
rằng động lực nội tại được thể hiện qua 4 nội dung (4 quy chế_hình 1) 
 Quy chế bên ngoài. 
 Quy chế tự chủ. 
 Quy chế xác định. 
 Quy chế tích hợp. 
1.2.1/. Quy chế bên ngoài của động cơ 
Là hình thức ban đầu hầu hết các quy định mà một cá nhân thông qua để 
đáp ứng một nhu cầu bên ngoài bao gồm phần thưởng (Ryan & Deci, 2000b), 
hoặc quy định này xảy ra khi liên kết với một hành vi cần thiết. Ví dụ, mọi người 
tham gia vào một chương trình chạy để thu quỹ từ thiện như là một phần thưởng 
bất chấp rằng cũng có nhiều người cũng không thích chạy. Trong trường hợp 
này, hành vi (tham gia) được thông qua quy định bởi các yếu tố bên ngoài, đây là 
loại quy định kiểm soát phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. 
7 
1.2.2/. Quy chế tự chủ của động cơ 
Quy chế tự chủ đề cập đến sự cần thiết của hành vi, nhưng không hoàn 
toàn xác định với giá trị của nó. Ví dụ, học sinh tham gia vào hoạt động để tránh 
cảm giác lạc lõng trong lớp (vì ai cũng làm mà mình không làm) trong một lớp 
học giáo dục thể chất. Cá nhân tự điều chỉnh hành vi, với cơ chế này đã thiết lập 
một phiên bản nội bộ để phù hợp với môi trường bên ngoài đó là mức độ tự chủ 
của học sinh (Deci & Ryan, 1985). 
1.2.3/. Quy chế xác của định động cơ 
Quy chế thông qua xác định là một hình thức tự chủ nhiều hơn, tạo động 
lực thúc đẩy con người ra bên ngoài, nó liên quan đến ý thức định giá một mục 
tiêu hoặc quy định để nói hành động được chấp nhận. 
1.2.4/. Quy chế tích hợp của động cơ 
Quy chế tích hợp lệ là loại tự trị nhất của động cơ bên ngoài của con 
người. Xảy ra khi quy định được đồng hóa bao gồm những sự tổng hợp tri trức 
và sự tự đánh giá của con người, niềm tin vào nhu cầu cá nhân từ đó nảy sinh ra 
động cơ của con người. 
1.3/. Đặc điểm động cơ của con người. 
Về đặc điểm động cơ của con người có rất nhiều học thuyết khác nhau như 
học thuyết về động cơ và nhu cầu của maslow (1954), học thuyết động cơ của 
Frederick Herzberg (1957), học thuyết ERG của Clayton P. Alderfer (1969), học 
thuyết SDT (Self-Determination Theory) của hai tác giả Deci & Ryan (1985 -
2000) v.v với đề tài nghiên cứu này chúng tôi chỉ trình bày khái quát học 
thuyết SDT (Self-Determination Theory) của hai tác giả Deci & Ryan (1985 -
2000) về động cơ của con người đặc biệt là đề cập đến đối tượng học sinh cấp 3 
8 
của Trường trung học phổ thông Thủ Đức, và dựa vào học thuyết này để làm đề 
tài nghiên cứu khoa học trong môi trường sư phạm về động cơ học thể dục của 
học sinh, đây cũng là những mục tiêu cao nhất mà giáo dục hiện đại nhắm đến, 
cũng như trong báo cáo của Unesco Learning the Treasure Within, đề cập đến về 
vấn đề học tập của học sinh hiện nay mô tả qua 4 mục của giáo dục (The Four 
Pillars of Education): 
 Learning to know: Học để biết. 
 Learning to do: Học để làm. 
 Learning to live together: Học để chung sống (hoà nhập). 
 Learning to be: Học để tự khẳng định mình. 
9 
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1/. Thời gian nghiên cứu: 
 Từ khi xác định vấn đề nghiên cứu đến khi kết thúc đề tài nghiên cứu dự 
kiến từ ngày 20/08/2011 đến 20/10/2011. 
2.2/. Mô hình nghiên cứu: 
Do thời gian nghiên cứu và quy mô nghiên cứu chúng tôi chỉ lấy một phần 
mô hình thuyết động cơ SDT (Self-Determination Theory) của tác giả Deci & 
Ryan (1985 -2000) (đã được trình bày ở hình 1) để xây dựng mô hình nghiên 
cứu động cơ học thể dục của học sinh trường THPT Thủ Đức như sau: (hình 2) 
Hình 2: Mô hình nghiên cứu động cơ học Thể Dục của Hs Trường Thủ Đức 
Sử
 d
ụ
n
g 
ph
ần
 m
ềm
 S
P
S
S
 1
5.
0 
để
 s
ử
 lý
, p
hâ
n 
tíc
h 
ki
ểm
 n
gh
iệ
m
 từ
 đ
ó 
đi
 đ
ến
 k
ết
 lu
ận
. 
Động cơ học TD của 
HS THPT Thủ Đức 
Động cơ bên trong 
Động cơ bên ngoài 
Động cơ bên trong Câu hỏi . 
Quy chế tích hợp 
Quy chế xác định 
Câu hỏi . 
Câu hỏi . 
10 
2.3/. Quy trình nghiên cứu: 
Để nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu động cơ học môn thể dục của học sinh 
Trường THPT Thủ Đức” chúng tôi xây dựng quy trình nghiên cứu theo các bước 
và thực hiện theo các mốc thời gian như sau (hình 3). 
Hình 3: Quy trình nghiên cứu 
Xác định đề nghiên cứu 
20/08/2011 
Xác định vấn đề nghiên cứu 
30/08/2011 
Tài liệu tham khảo 
30/08/2011 – 20/09/2011 
Thiết kế mô hình nghiên cứu 
20/09/2011 – 25/09/2011 
Xây dựng câu hỏi phỏng vấn 
25/09/2011 - 30/09/2011 
Sử lý số liệu trên SPSS 15.0 
30/09/2011 -10/10/2011 
Kết luận kiến nghị 
10/10/2011 -20/10/2011 
 Xác định các điều kiện tình 
hình nghiên cứu 
 Xác định kế hoạch nghiên cứu 
các vấn đề và phạm vi nghiên cứu. 
 Đọc và thu thập các tài liệu 
liên quan đến đề tài nghiên cứu. 
 Xây dựng cấu trúc nghiên cứu 
và mô hình nghiên cứu (hình 2, 
hình 4, hình 5). 
 Chuyển phiếu hỏi đến đối 
tượng phỏng vấn (150 phiếu). 
 Phân tích kiểm nghiệm, nhận 
xét.. 
Quy Trình Nghiên Cứu 
11 
2.4/. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 
Chúng tôi sử dụng phân tích và tổng hợp tài liệu, dữ liệu theo hai hướng 
thăm dò và khẳng định. Các phương pháp thăm dò được chúng tôi sử dụng dùng 
để khán phá ý nghĩa của các dữ liệu thông qua các phiếu phỏng vấn đã sử lí qua 
các phép toán thống kê chủ yếu là (thống kê mô tả) được sử lý bằng phần mềm 
SPSS 15.0, phương pháp khẳng định là dùng các ý tưởng trong lý thuyết xác 
xuất để trả lời các vấn đề nghiên cứu, làm cho những dữ liệu trở thành những 
chứng cứ thống kê có cơ sở cho việc hiểu biết, gia tăng tri thức và đi đến đích 
cuối cùng là ra quyết định. 
Có thể hiểu và diễn tả theo sơ đồ sau (hình 4): 
Hình 4: Mô hình phân tích tài liệu 
Về tổng hợp tài liệu chúng tôi đã sưu tầm đọc, ghi chép có chọn lọc những 
tài liệu bao gồm các văn kiện, các nghị quyết, sách, tạp chí chuyên môn, các địa 
chỉ Web, các thông tin trên internet trong và ngoài nước nhằm tìm hiểu thực 
trạng vấn đề nghiên cứu và các vấn đề có liên quan để xác nhận mục đích, nhiệm 
 Nguồn: “Hosein Arsham, Manchester Metropolitan University”er Metropolitan University” 
 Mức độ chính xác 
Của mô hình thống kê 
Mức cải thiện 
các quyết định 
Thông tin 
Sự kiện 
Hiểu biết 
tri thức 
Dữ liệu 
12 
vụ nghiên cứu, đồng thời xây dựng tổng quan, xử lý và phân tích kết quả nghiên 
cứu của đề tài (được trình bày trong phần tài liệu tham khảo). 
2.5/. Phương pháp phỏng vấn: 
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đến học sinh bằng 
cách xây dựng các phiếu hỏi dựa theo hình 1, các phiếu phỏng vấn được chúng 
tôi xây dựng theo thang đo 5 cấp của Liket (liket scale) tham khảo từ web: 
 trong đó biểu lộ các thông 
tin mà đối tượng được phỏng vấn chấp nhận ở các mức độ từ hoàn toàn không 
đồng ý đến hoàn toàn đồng ý: (1. hoàn toàn không đồng ý; 2. không đồng ý; 
3.không có ý kiến; 4. đồng ý; 5.hoàn toàn đồng đồng ý) các phiếu phỏng vấn 
này chúng tôi gửi đến 150 học sinh 3 khối 10, 11 và 12. 
2.6/. Phương pháp toán học thống kê. 
Đi sâu vào các nghiên cứu và phân tích các thông tin, các số liệu thu thập 
được qua phiếu phỏng vấn chúng tôi sử lý các số liệu bằng phầm mềm SPSS 
15.0. 
Tóm tắt như hình 5: 
Hình 5: Mô hình phân tích và kiểm định toán học thống kê nghiên cứu động 
cơ học thể dục của học sinh Trường THPT Thủ Đức 
1. EFA_ Exploratory Factors Analysis _ (Phân tích thăm dò kiểm 
định độ tin cậy bản câu hỏi và nhóm các nhân tố) 
13 
2. One-way Anova _ (Phân tích phương sai một yếu tố) 
3. ttest _ (Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 tổng thể) 
4. Frequencies Analysis _ (Phân tích tần số) 
5. Descriptive Analysis _ (Thống kê mô tả) 
Từ đó đưa ra những nhận xét khẳng định kết những quả nghiên cứu của đề 
tài “Động Cơ Học Thể Dục Của Học Sinh Trường THPT Thủ Đức”. 
14 
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
*** 
3.1/. Dùng SPSS để kiểm định thang đo. 
Với bản câu hỏi phỏng vấn được phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 
140 phiếu, số phiếu không hợp lệ và không thu về được là 10 phiếu, tỉ phiếu hỏi 
đạt yêu cầu 93,33%. 
Trong phần kiểm định thang đo này này chúng tôi sử dụng SPSS để kiểm 
định độ tin cậy của bản câu hỏi phỏng vấn bằng phân tích nhân tố EFA 
(Exploratoty Factor Analysis) và Kiểm định Cronbach Apha, hệ số 
KMO_Bertlett để chứng minh sự tin cậy của bản hỏi, nếu bản câu hỏi đáp ứng 
độ tin cậy chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, nếu bản câu hỏi không đáp ứng độ tin 
cậy chúng tôi sẽ loại bỏ những biến không đủ độ tin cậy hoặc xây dựng lại bản 
câu hỏi. 
Theo tác giả Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) viết về mức 
độ ý nghĩa của dữ liệu phân tích thì các nhân tố khi được phân tích phải được 
thực hiện với phép trích Principle Component với phép xoay Varimax với các 
tiêu chuẩn Communality > = 0.5, hệ số chuyển tải (factor loading) > 0.4, 
eigenvalue >=1 và tổng phương sai trích >=0.5 (50%). Và hệ số KMO (Maiser-
Meyer-Olkin) phải > 0.5 để đảm bảo tập dữ liệu đưa vào là có ý nghĩa cho phân 
tích nhân tố. 
Số liệu phỏng vấn học sinh trường THPT Thủ Đức Sau khi nhập vào máy 
tính chúng tôi thực hiện phép xoay Nhân tố EFA (Exploratoty Factor Analysis) 
lần 1 cho bản câu hỏi chúng tôi thu được kết quả sau: (bảng 3.1) 
15 
Bảng 3. 1: Phép xoay nhân tố EFA lần 1 {Rotated Component Matrix(a) 
1}. 
 Component 
 1 2 3 4 5 
Q1 - Toi rat thich hoc mon the duc va choi cac mon the 
thao. 
.815 
Q2 - Toi nghi rang mon the duc rat thu vi de hoc va nhung 
mon the thao ma toi dang choi rat thu vi. 
.790 
Q3 - The duc la mon hoc yeu thich cua toi, toi cam thay 
thich thu khi hoc no, va toi cung rat thich choi cac mon the 
thao 
.796 
Q4 - Hoc the duc va choi cac mon the thao lam cho toi 
cam thay giai toa stress va khoe hon. 
.762 
Q5 - Hoc the duc va choi the thao la mot thach thuc ma toi 
yeu thich de co. 
 .658 
Q6 - Toi hoc the duc va choi the thao la vi cac mon tren la 
do quy dinh va yeu cau cua chuong trinh mon hoc ma toi 
dang hoc. 
 .798 
Q7 - Toi hoc the duc va choi the thao la vi TDTT la mot 
mon pho bien trong xa hoi. 
 .808 
Q8 - Toi hoc the duc va choi TDTT vi do la mot xu huong 
cua cac gioi tre ngay nay. 
Q9 - Toi hoc the duc va choi cac mon TDTT boi vi do la ky 
nang ma tat ca moi nguoi can thiet. 
 .704 
Q10 - Toi hoc va choi cac mon TDTT vi no co the giup toi 
de dang giao luu ket ban voi nhung nguoi khac. 
 .914 
Q11 - Toi hoc va choi cac mon TDTT vi no co the giup tu 
tin hon trong cuoc song. 
 .584 
Q12 - Toi hoc va choi cac mon TDTT la de cho moi nguoi 
thay kha nang cua toi truoc nguoi khac. 
 .694 
Q13 - Toi se cam thay tu hao neu toi hoc va choi cac mon 
the thao gioi. 
.514 
16 
Q14 - Toi hoc va choi cac mon TDTT de thi dua voi cac 
ban cung trang lua. 
 .669 
Q15 - Toi hoc va choi cac mon TDTT de co duoc cac phan 
thuong tu nha truong va tu xa hoi cua toi. 
 .676 
Q16 - Toi hoc TD vi day la mot mon hoc bat buoc theo quy 
che cua bo giao duc. 
 .766 
Q17 - Toi hoc va choi cac mon the duc the thao vi toi 
khong muon minh phai thua thiet ban be. 
 .776 
Có 3 câu hỏi không nằm trong nhóm đã bị loại đó là các câu: Q8_ Tôi học 
thể dục và chơi thể thao đó là xu hướng của giới trẻ ngày nay, Q9 _ Tôi học thể 
dục và chơi thể thao vì đó là một kỹ năng mà tất cả mọi người cần thiết và Q13 _ 
Tôi sẽ cảm thấy tự hào nếu tôi học và chơi các 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfNghien_cuu_su_pham_ung_dung.pdf