Đề tài Nâng cao thể lực bóng chuyền nam và xây dựng phong trào tại sơ sở

doc 17 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1323Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao thể lực bóng chuyền nam và xây dựng phong trào tại sơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Nâng cao thể lực bóng chuyền nam và xây dựng phong trào tại sơ sở
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
 Bóng Chuyền là môn thể thao được xã hội hiện nay rất quan tâm, bóng chuyền áp dụng cho mọi lứa tuổi, giới tính bởi vì từ môn bóng chuyền cứng mô hình này đã được nhân rộng bằng cách thay đổi dựng cụ, kích thước, sân bãi, để phù hợp với lứa tuổi đó là bóng chuyền hơi, hiện nay cho thấy môn bóng chuyền nói chung ở tất cả các địa phương, thị xã, thị trấn, thành thị hay nông thôn đều có hình thức hoạt động môn bóng chuyền. Đặc biệt ở cấp xã, phường ở các ngày lễ lớn đều tổ chức tập luyện, tổ chức giải đấu thu hút hầu hết các lứa tuổi, ngoài tính phong trào ra bóng chuyền là một phương tiện giáo dục thể chất rất tốt giúp cho những người tham gia tập luyện tăng cường sức khỏe, phát triển và nâng cao tố chất vận động, tăng cường sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khả năng quan sát sử lý các tình huống, quyết đoán trong cách chơi, mạnh mẽ trong cuộc sống, từ hoạt động của môn bóng chuyền đã góp phần vào xây dựng nhân cách, phảm chất, kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng sử cho mỗi học sinh trong nhà trường cũng như ngoài xã hội
 Trước hết để "phát triển thể lực và xây dựng được phong trào môn bóng chuyền nam" nâng cao sức khỏe tại nhà trường thì các nhà giáo dục thể chất ( Môn Thể Dục) chính là những người khơi dậy và đưa phong trào đi lên, bằng cách tổ chức các giải đấu trong nhà trường, phát huy tính tích cực, khả năng và năng lực cá nhân học sinh đó là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tìm ra những hạt nhân tốt nhất để xây dựng đội tuyển và đội tuyển dự bị kế cận, từ những nhận định trên Tôi mạnh dạn chọn giải pháp thực hiện sáng kiến " Phát triển thể lực bóng chuyền Nam và xây dựng phong trào tại nhà trường, địa phương thuộc 8 xã vùng bắc - Huyện Kim Bôi nơi địa bàn tuyển sinh của nhà trường 
 Bằng quan sát thực tế chúng ta có thể nhìn thấy và khẳng định rằng nước nào có nền thể thao phát triển mạnh thì nước đó có nền kinh vững trắc, hay nói cách khác nước nào có nền kinh tế phát triển được sự quan tâm của nhà nước trắc chắn nền thể thao của nước đó cũng phát triển, hai mặt này hỗ trợ tích cực cho nhau, chúng ta có thể nói hẹp lại ở một tỉnh hay một nhà trường thi đấu đạt nhiều thành tích cao khẳng định phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, hay địa phương và sự nỗ lực cố gắng của ban chuyên môn, hay ngược lại nếu có sự quan tâm của lãnh đạo thì chắc chắn sẽ có thành tích cao, bên cạnh đó là vấn đề phong trào thể dục thể thao quần chúng sẽ phát triển rộng khắp mà chúng ta cũng đã biết thể thao thành tích cao bắt nguồn và phát triển đi lên từ phong trào thể dục thể thao quần chúng.
 Hiện nay Bóng Chuyền là một trong những môn thể thao có một vai trò rất quan trọng, thông qua việc giao lưu bóng chuyền hoặc những môn thể thao khác để tìm hiểu về nền văn hoá thể thao nhân loại đồng thời cũng là cầu nối chính trị giữa các quốc gia, khu vực, ban ngành trong mọi lĩnh vực để giao lưu hay bắt đầu từ mối quan hệ nào đó. 
 Hòa Bình là tỉnh miền núi là một trong những tỉnh có phong trào bóng chuyền cũng rất mạnh và rộng khắp, qua thực tế cho thấy ở các huyện, thị, công sở đều có sân bóng chuyền, đặc biệt ở các xóm, xã thuộc các Huyện, được các ban ngành rất quan tâm tạo điều kiện sân chơi bóng chuyền có quy mô lâu dài, ở các xóm cũng rất tích cực tự giác tạo ra các sân chơi rất hợp lý ở những nơi đông người mà sau lao động, vụ mùa hay công việc gì đó mọi người có thể cùng chơi và truyền cho nhau những kinh nghiệm những kỹ năng chơi bóng mặc dù chưa chính xác kể cả những kỹ năng chuyền miệng cho nhau cách chơi.
 Qua các hoạt động phong trào rất tự giác, tích cực này cũng đã truyền lại những kinh nghiệm nhất định trong các kỹ thuật hay trong thi đấu, đơn giản nhất chuyền bóng thấp tay, cao tay , các bước di chuyển hay tấn công số 2, số 4.. thường là phổ biến.
 Bằng các quan sát của mình qua các giải thi đấu bóng chuyền hằng năm từ giải xã, khu vực các xã, huyện, tỉnh Hoà Bình, Hội Khoẻ Phù Đổng toàn quốc. Tôi có rút ra kinh nghiêm và có nhận xét đánh giá sự chênh lệch về thể lực rất lớn không đồng đều giữa các đội mà biểu hiện của nó thực hiện các bài tập chiến thuật không chính xác, kể cả sự không chính xác khi thực hiện các kỹ thuật đơn lẻ, hay nói cách khác các giải thi đấu ở cấp huyện chỉ thi đấu dùng lại ở các kỹ năng tự phát không thay đổi trong tấn công hay phòng thủ, vấn đề thể lực được biểu hiện rõ nhất ở những hiệp thi đấu quyết thắng.
 Trường THPT 19-5 là một đơn vị được đóng trên địa bàn của 12 xã vùng bắc- Kim Bôi, có phong trào bóng chuyền cũng rất mạnh trong đó phải kể đến bóng chuyền nam ,các em học sinh cũng được thừa hưởng một nền tảng phong trào có thể nói là tính truyền thống liên tục trong năm, ở bất cứ một xóm, xã nào cũng có sân thi đấu. Cùng với chủ chương của nhà nước trong năm vừa qua đầu tư cho vùng 135 điện, đường, trường, trạm, các công sở được xây dựng kiên cố, bê tông hoá, với tính truyền thống và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thì các công sở của 12 xã vùng bắc Huyện Kim Bôi mà có các em học sinh ở đội tuyển trong đó, các công sở này đều có sân Bóng Chuyền nền bê tông cột lưới đảm bảo cho thi đấu, sân tập đảm bảo sạch sẽ cũng là một yếu tố quan tâm tăng tính thu hút, gây hứng thú kích thích phong trào Bóng Chuyền nam càng phát triển tốt hơn, song chỉ dừng lại ở cách chơi và trình độ nhất định.
Chúng ta là các nhà giáo dục cụ thể hơn là nhà giáo dục thể chất có chuyên môn, có cái nhìn đúng đắn về kỹ chiến thuật, để thực hiện được kỹ chiến thuật được thành thạo và duy trì trong suốt thời gian thi đấu thì phaỉ có một nền tảng thể lực tốt mà ở đây là thể lực chuyên môn có tính hệ thống cao hơn so với tính phong trào của địa phương thì chắc chắn mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm sẽ đạt được đó là " nâng cao thể lực bóng chuyền nam và xây dựng phong trào tại sơ sở " 
CHƯƠNG HAI
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 1 Nêu vấn đề của sáng kiến 
 Bài tập phát triển thể lực bóng chuyền nam trong trường trung học phổ thông có tính giáo dục thể chất rất cao đó là nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất trong trường phổ thông lên một cách rõ rệt đặc biệt là ở các môn tự chọn trong chương trình cải cách của sách lớp 10,11, nếu bóng chuyền ở địa phương phát triển tốt đồng nghĩa với việc tất cả các em học sinh cũng biết và nắm được một số yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản thì việc đưa môn bóng chuyền vào học để phát triển thể lực, xây dựng phong trào và tuyển chọn những cá nhân tốt làm đội tuyển nòng cốt cũng rất quan trọng và thiết thực trong cách xây dựng đội tuyển của trường THPT 19-5 ở môn bóng chuyền nam, tác dụng của bài tập có tính linh hoạt rất cao: nhanh, mạnh, bột phát và chú trọng sức bền trong thi đấu, từ những bài tập có hệ thống, có phương pháp tác động tốt đến cơ thể như: tác phong nhanh nhẹn đĩnh đạc, đoàn kết, giao tiếp ứng sử, tính quyết đoán, khả năng giáo tiếp trong trường và ngoài xã hội
 Các bài tập của giáo viên đưa ra phải được thực hiện liên tục có hệ thống, đặc biệt trong thi đấu Bóng Chuyền không còn những động tác thừa ở những kỹ thuật hay thực hiện chiến thuật, các động tác kỹ thuật đơn lẻ phải thực hiện một cách thuần thục, nhanh gọn, thể lực được duy trì trong suốt các hiệp đấu, qua đó khẳng định bài tập đưa vào đã có tác dụng thiết thực đến cơ thể và sự thích ứng của cơ thể đối với bài tập.
 Căn cứ vào đó xây dựng được phong trào Bóng Chuyền nam, để vực được phong trào của bóng chyền nam thì cần linh động phối kết hợp với phong trào đoàn xã tổ chức thi đấu giải tăng lên như: ngày 08/3, 20/11, 26/3..vv
 Bóng Chuyền là một môn thể thao đồng đội rất phổ biến, được các tổ chức trong xã hội rất quan tâm, đầu tư về vật chất, thời gian mà trong đó có yếu tố con người để thi đấu không chỉ mục đích là thi đấu mà còn để vui chơi, giải trí, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đoàn kết giao lưu giữa các đoàn thể khác trong các ban nghành khác nhau, đặc biệt ở cấp xã, huyện, tỉnh và ban nghành chuyên môn tổ chức thi đấu có hệ thống 
 + Tính đối kháng của môn Bóng Chuyền rất cao, tạo ra nhiều tình huống bất ngờ, tính thu hút khán giả cao, nó là trong những yếu tố rất quan trọng của giải dẫn đến những thành công trong thi đấu 
 + Nâng cao tính giáo dục thể chất trong trường THPT, xây dựng được tính phong trào trong nhà trường và khu vực địa bàn chung quanh, tránh được sự lúng túng trong công tác tuyển chọn và huấn luyện môn Bóng Chuyền nam
 + Thể lực và các kỹ năng được củng cố hình thành vững trắc, đảm bảo được tính toàn diện trong giáo dục
 + Đạt được thành tích cao trong hệ thống thi đấu hằng năm ở các cấp: Xã, Huyện, Tỉnh và các giải khác..
 +Phải phối hợp đựơc nhiều phương pháp trong huấn luyện, các bài tập đa dạng và phong phú, luân phiên sen kẽ xây dựng được cảm giác thích, say mê luyện tập phát triển toàn diện trong môn Bóng Chuyền nam 
 + Áp dụng các bài tập thử nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết đưa ra có chính xác không 
 + Sau áp dụng các bài tập thử nghiệm phải có sự đánh giá so sánh và kết luận thực nghiệm của phương pháp nghiên cứu
 + Bảng trước và sau thử nghiệm khi so sánh phải có sự khác biệt đạt kết quả sau khi áp dụng, lúc này chúng ta khẳng định phương pháp nghiên cứu có tính khoa học và thuyết phục
 + Tránh được sự lúng túng trong công tác tuyển chọn, đặc biệt là công tác huấn luyện không bị dồn ép khối lượng vận động
 + Các bài tập được lặp lại nhiều lần do đó các kỹ năng được củng cố và hình thành rất vững trắc, các kỹ năng chơi bóng chính xác, thực hiện tốt một số kỹ chiến thuật trong thi đấu và hình thành tốt những phản xạ chuyên môn.
 + Phát triển thể chất, nâng cao thể lực ở mức độ chuyên sâu hoá hơn
 + Đội tuyển bóng chuyền được duy trì liên tục trong năm học và củng cố các kỹ chiến thuật được tốt hơn, kinh nghiệm thi đấu, tâm lý thi đấu được rèn luyện và điều chỉnh trong các chiến thuật ở từng trận đấu thích hợp và hiệu quả cao. Sẵn sàng tham gia thi đấu các giải để cọ sát trong thực tế như: giải xã, huyện, tỉnh và các giải khác
 + Thấy được tính kết quả và tác dụng phát triển tốt thể lực, trong thực tế đã kiểm tra được chính xác, tính đúng đắn của giả thuyết, cách nhìn nhận đã đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm
 + Về phía giáo viên bổ xung thêm những thiếu sót trong công tác huấn luyện phát triển thể lực cho học sinh chú trọng đến giới tinh là học sinh nữ
 + Lĩnh hội và đưa ra được phương pháp huấn luyện mới phù hợp đạt hiệu quả cao hơn
 + Được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, chắt lọc và vận dụng những kiến thức - phương pháp mới trong giảng dạy.
 Theo su hướng hiện nay phát triển con người được trú trọng toàn diện đến tất cả các mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ.. và kỹ năng sống khác, trong phân phối chương trình giáo dục thể chất trong trường học ngoài những môn học điền kinh quy định trong chương trình học thì sách giáo khoa lớp 10 cũng đã đổi mới theo chương trình của Bộ GD-ĐT, giáo viên phải chú trọng đến tất cả các môn khác không có trong chương trình giáo dục thể chất mà vẫn nằm trong hệ thống thi đấu của địa phương hay ngành giáo dục đào tạo tổ chức hằng năm, sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương hay nhà trường, mảng thể thao mà mình phụ trách và cuối cùng phải thực hiện được nhiệm vụ cơ bản sau đây:
 + Nâng cao được tính hiệu quả của bài tập phát triển thể lực Bóng Chuyền nam 
 + Xây dựng được phong trào lành mạnh trong trường - trên địa bàn
 + Đạt được mục tiêu trong thi đấu mà chính giáo viên còn gọi là nhà giáo dục thể chất phải có một tầm nhìn đúng có chiến lược trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp với đối tượng.
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến 
 Đối với trường THPT 19-5 thì tính phong trào điều kiện con người, cơ sở vật chất và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ban ngành cho phép thực hiện tốt đối với môn Bóng Chuyền nam mà trong các năm vừa qua tôi đã thực nghiệm đã cho kết quả rất tốt là giải nhất Bóng Chuyền nam phong trào trên địa bàn của 8 xã, thì không có lý do nào không thực hiện được môn bóng chuyền nam, muốn thực hiện tốt chì phải lựa chọn các nội dung, bài tập phù hợp nhất với đối tượng; 
 Để đạt được hiệu quả cho năm tới đây tôi đưa ra các bài tập nâng cao thể lực cho các em học sinh đội tuyển nhà trường thi đấu đạt kết quả tốt trong các giải thi đấu hằng năm
 Trong thực tế có rất nhiều phương pháp nghiên cứu ở các môn thể thao thi đấu khác nhau, không có một phương pháp nào là vạn năng, giống nhau, mà mỗi phương pháp sẽ đạt một hiệu quả tối ưu khác nhau riêng của nó, ở đây đối với môn Bóng Chuyền nam tôi sẽ lựa chọn một phương pháp có tính thuyết phục với nó. Trên cơ sở quan sát thực tế qua các giải và các hệ thống thi đấu hằng năm để khắc phục những mặt tồn tại phát huy tốt hơn những mặt ưu đã làm được trong mục tiêu là nâng cao thể lực cho đội tuyển Bóng Chuyền nam trường THPT 19-5
 Quan sát sư phạm là một phương pháp đảm bảo các yếu như: 
 + Đảm bảo tính tự nhiên
+ Đảm bảo tính rõ ràng
 + Tính hiểu biết nhất định
 + Tính đa dạng, phong phú và chính xác
 Song bên cạnh đó còn có cả những sự nghi nhận của giác quan thu thập những mặt ưu và chưa tích cực trong quá trình áp dụng bài tập nâng cao thể lực, có thể là qua phim ảnh, thực tế trong thi đấu.
 Trong phương pháp quan sát, quan sát bố trí hay thăm dò, với vai trò là giáo viên công tác gần 20 năm, trong thực tế những năm vừa qua tôi đã cho đội tuyển bóng chuyền nhà trường đi thi đấu giải các trường THPT trên toàn tỉnh với những thành tích cụ thể: Gải nhất, nhì, ba đã có, cộng với sự quan sát trong thực tế trong đợt huấn luyện đội tuyển Bóng Chuyền nam thi đấu hằng năm ở xã, huyện, ngành giáo dục cho thấy vấn đề thể lực phải được chú trọng hơn
Bài tập thí điểm trong giai đoạn
 Giai đoạn I.: Từ tháng 07 năm 2015 đến tháng 10 năm 2005
 Giai đoạn II: Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 12- 2015
 Giai đoạn III: áp dụng riêng cho thi đấu bóng chuyền nam các giải xã, huyện, HKPĐ 2016
 Khắc phục những yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp nghiên cứu 
 + Điều kiện cơ sở vật chất phải được quan tâm đúng, đủ, hay giáo viên phải có kế hoạch mang tính thuyết phục, ngược lại sẽ có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo hay sự ủng hộ của ban ngành trong trường hay các tổ chức của địa phương lân cận để xây dụng một sân bóng chuyền hay những điều kiện cơ sở vật chất khác 
 + Khắc phục hạn chế do khách quan và chủ quan: ở đây Tôi chỉ nhấn mạnh đến nguyên nhân chủ quan trong đó có yếu tố con người chủ thể trực tiếp làm công tác huấn luyện hay giáo dục thể chất nâng cao thể lực cho đối tượng áp dụng trong quá trình thực nghiệm
* Các nhóm bài tập thử nghiệm 
 Nhóm 1: Các bài tập thể lực tại chỗ (không bóng)
 + Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân và 2 chân
 + Chống đẩy phát triển cơ tay , ngực
 + Nằm ngửa, sấp lấy cơ bụng và cơ lưng 
 Nhóm 2:Các bài tập di chuyển không bóng 
 + Bật nhẩy tại chỗ 2 chân có điểm chuẩn trên không 
 + Bật nhẩy 3 bước đà có điểm chuẩn trên không 
 + Bật chắn lưới ở số 2-3-4 liên tục
 Nhóm 3:Các bài tập với bóng chuyền 
 + Tại chỗ chuyền bong thấp tay, cao tay
 + Di chuyển chuyền bóng thấp tay, cao tay
 Nhóm 4:Đập bóng chung, cao
 + Đập bóng cao ở số 2 và số 4 
 + Đập bóng trung ở số 3
* Căn cứ vào các nhóm bài tập quy định như sau:
 A1 Thực hiện tốt các bài tập nói trên
 A2 Thực hiện tương đối tốt (ở mức khá)
 A3 Thực hiện các bài tập trung bình
 A4 Thực hiện các bài tập chưa đạt yêu cầu
*Lập bảng để so sánh truớc thử nghiệm ở giai đoạn I gồm 14 học sinh nam
( Bắt đầu gọi và xây dựng đội tuyển đầu tháng 07 /2015)
TT
Bài tập đã thử nghiệm
A1
A2
A3
A4
h/s
%
h/s
%
h/s
%
h/s
%
1
Nhóm 1
0
00
0
00
0
00
0
00
2
Nhóm 2
0
00
1
7,2
0
00
0
00
3
Nhóm 3
0
00
0
00
8
57,1
0
00
4
Nhóm 4
0
00
0
00
0
00
5
35,7
* Xây dựng kế hoạch – Thời gian thi đấu 
 + Ngay từ đầu năm học liên hệ với đoàn xã của 8 xã lân cận tổ chức giải
 + Thống nhất được thời gian tổ chức giải ngày 20/11, 26-03 
 + Thời gian thi đấu : Chủ nhật các ngày trong tuần
 + Địa điểm: Tại 02 sân bóng chuyền trường THPT 19-5
Lập bảng so sánh sau thử nghiệm ở giai đoạn I gồm 14 học sinh
( Thời gian từ tháng 07/ 2015 đến tháng 11 /2015)
TT
Bài tập đã thử nghiệm
A1
A2
A3
A4
h/s
%
h/s
%
h/s
%
h/s
%
1
Nhóm 1
2
14,3
0
00
0
00
0
00
2
Nhóm 2
0
00
2
14,3
0
00
0
00
3
Nhóm 3
0
00
0
00
8
57,1
0
00
4
Nhóm 4
0
00
0
00
0
00
2
14,3
 THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHONG TRÀO 
 + Giai đoạn I có 6 đội tham gia thi đấu 
 + Tổ chức đúng kế hoạch - thời gian thi đấu 
 + Thu hút học sinh 70% học sinh toàn trường và 8 xã lân cận 
 + Tính phong trào được nhân lên rất nhiều
 + Kết quả giải ba / 6 đội tham gia
Sau khi lập bảng so sánh các bài tập trước và sau thử nghiệm chúng ta thấy:
A1 Tăng
A2 Tăng
 Như vậy bài tập thử nghiệm có tác dụng, chúng ta cũng sẽ xây dựng được một đội tuyển có thể nói các bài tập có hiệu quả nâng cao được thể lực và dễ dàng hình thành những kỹ năng khác trong quá trình huấn luyện
 Trước thử nghệm ở giai đoạn I chúng ta thấy mặc dù các em học sinh nam đã biết chơi bóng chuyền song đó chỉ là các bài tập đơn lẻ, hình thành và học hỏi lẫn nhau trong quá trình chơi bóng ở địa phương.
 Nên khi vào những bài tập có hệ thống mang tính chuyên môn phát triển thể lực, rất lúng túng hoặc tính liên tục của bài tập không đuợc duy trì và chính xác, đặc biệt là các bài tập với dụng cụ và điều đó khẳng định: thể lực và yêu cầu thực hiện các bài tập chưa đạt tiêu chuẩn thi đấu và phải chú trọng quan tâm đến những trận đấu ở vòng trong có 5 hiệp thì thể lực lại là cả một vấn đề nhìn thấy sự mệt mỏi biểu hiện rõ ràng, ngược lại chúng ta biết vấn đề thể lực đã phát triển tốt đáp ứng được trong thi đấu thì thực hiên các bài tập kỹ chiến thuật chính xác và dành thắng lợi
 Trước thử nghiệm giai đoạn I mặc dù số lần thực hiện các bài tập ở 4 nhóm tôi đưa ra là chưa cao và chỉ đạt ở mức độ trung bình nhưng về cơ bản qua thực hiện các bài tập qua đánh giá là chưa đạt yêu câù. Nếu muốn các em học sinh đội tuyển đạt được một thể lực tốt trong thi đấu, thì trong thử nghiệm chúng ta phải hết sức chú ý đến các nhóm bài tập, đặc biệt là khối lượng vận động thực hiện trong thời gian bao lâu để phù hợp với đối tượng áp dụng tránh trường hợp lượng vận động quá mức sẽ gây ảnh hưởng sấu đến cơ thể, hơn nữa đối tượng sẽ là các em học sinh thì quá trình học tập bị gián đoạn và mục đích cuối cùng là phát triển thể lực cho đội tuyển bóng chuyền nữ sẽ không thực hiện được.
 Kết quả sau thử nghiệm nhìn 2 bảng chúng ta so sánh và đã thấy rất rõ tính khác biệt trong quá trình thực hiện các nội dung bài tập để tăng thể lực trong thi đấu, thể lực tốt trên cơ sở xây dựng những bài tập cơ bản về kỹ chiến thuật trong thi đấu. Trong những năm gần đây công tác tập hay huấn luyện đội tuyển luôn có sự bất cập do nhà trường không tổ chức thi đấu bóng chuyền nam THPT trong khoảng 3 năm trở lại đây, về cơ sở xây dựng là bị động, kế hoạch xây dựng còn có thiếu sót, hoặc kết quả đã đạt được chưa được cao theo mục tiêu ban đầu đề ra, nên vấn đề thử nghiệm là rất quan trọng để điều chỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.Trong thời gian vừa qua với đội tuyển học sinh nam của trường THPT 19-5 chỉ mang tính thời điểm nên cũng cần phải khắc phục được những yếu tố cơ bản sau thì chắc chắn sẽ đạt được kết qủa cao
 + Xây dựng tính kế thưa khi học sinh lớp 12 ra trường 
 + Thường xuyên duy trì đội tuyển( kể cả không có KH thi đấu của sở)
 + Kế hoạch thi đấu nếu có phải được thông báo sớm hơn với các đơn vị 
 + Tham mưu sớm với các cấp lãnh đạo của nhà trường, ban ngành và sự trợ giúp của các địa phương lân cận ( mà chính con cái của họ ở trong đội tuyển bóng chuyền) tập hợp tốt các đồng nghiệp có chuyên môn vững trắc huấn luyện đội tuyển. 
 + Đời sống sinh hoạt và chế độ ăn phải đảm bảo sức khoẻ đáp ứng lượng vân động trong kế hoạch đề ra và chắc chắn rằng cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì đời sống của nhân dân được nâng dần thì chế độ ăn sẽ đảm bảo và không ảnh hưởng gì đến nội dung và kế hoạch thực hiện mục tiêu.
* Lập bảng so sánh thử nghiệm ở giai đoạn II so với giai đoạn I gồm 14 học sinh nam 
 ( Thời gian từ 1 tháng 12 năm 2015 đến 26 tháng 3 năm 2016)
TT
Bài tập thử nghiệm
A1
A2
A3
A4
h/s
%
h/s
%
h/s
%
h/s
%
1
Nhóm 1
3
21,4
0
00
0
00
0
00
2
Nhóm 2
5
35,7
3
Nhóm 3
0
00
0
00
4
28,6
0
00
4
Nhóm 4
0
00
0
00
0
00
2
14,3
Sau khi lập bảng so sánh các bài tập trước và sau thử nghiệm ở giai đoạn II chúng ta thấy:
 A1 từ 2 tăng lên 3 học sinh ( Thực hiện tốt các bài tập) 
 A2 từ 2 tăng lên 5 học sinh ( Thực hiện các bài tập ở dạng khá) 
 Giải nhất Bóng Chyền nam ở 8 xã vùng tuyển sinh của nhà trường
 Thu hút học sinh 75% học sinh toàn trường và các xã lân cận 
 Căn cứ kết quả đội tuyển sẽ có 08 học sinh tốt nhất, có 02 học sinh thực hiện chua đạt yêu cầu các bài tập sẽ bị loại khỏi đội tuyển 
 *Đánh giá thử nghiệm ở giai đoạn II của đội tuyển nam
 + Nguyên nhân có sự biến động học sinh khối 12 là đối tượng nghiên cứu nên phải bổ xung thêm đôí tượng là học sinh lớp 10 làm tính kế thừa cho năm học sau ( Bổ sung khối 10 sau khi tuyển sinh vào khoảng từ 1 đến 15 tháng 8) 
 + Trong quá trình thử nghiệm những đối tượng học sinh cũ đã thử nghiệm sẽ có kinh nghiệm, thời gian hướng dẫn những học sinh mới đưa vào thử nghiệm, mặc dù thời gian ngắn song công việc sẽ dễ thực hiện và tính hiệu hiệu quả sẽ cao hơn lúc mới bắt đầu thực hiện. 
 + Tính hiệu quả ở giao đoạn I đã khẳng định nên ở giai đoạn II sẽ khắc phục được tâm lý , sự tin tưởng ở ban lãnh đạo và các đoàn thể trong nhà trường trong đó đánh giá không thấp vai trò của các địa phương lân cận mà có chính con em mình trong đội tuyển Bóng Chuyền nam của nhà trường 
 + Cơ sở vật chất ở những năm sau được bổ sung, Trường THPT 19-5 trong năm 2012 đã đạt chuẩn quốc gia, đã hoàn thành công trình dành cho học tập, bê tông hoá toàn bộ sân trường, sân học môn Thể Dục được tạo mặt đẹp và bằng phẳng, nơi tập đa dạng lúc đó điều kiện của đội tuyển sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao. 
5. Đánh giá cơ bản công tác phát triển thể lực cho đội tuyển Bóng Chuyền nam
 + Công tác này sẽ duy trì được đội tuyển Bóng Chuyền trong suốt năm học và có tính bổ sung kế thừa cho những học sinh lớp 12 đã ra trường cho năm học sau
 + Tránh cho học sinh tham gia vào những hoạt động mặt trái của xã hội như cờ bạc má tuývvv
 + Xây dựng được nhân cách sống, tính đoàn kết cao trong đội tuyển khi thi đấu hay trong đời sống thường ngày
 + Thể lực được nâng cao rõ rệt, thực hiện tốt các khâu cơ bản về kỹ chiến thuật
 +Số lượng học sinh đăng ký tham gia đội tuyển tăng hơn so với ban đầu
 + Nâng cao được chuyên môn và công tác huấn luyện môn Bóng Chuyền
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến 
 " Bài tập phát triển thể lực Bóng Chuyền nam và xây dựng phong trào tại sơ sở” là những bài tập, là những phương tiện giáo dục thể chất rất có hiệu quả đối với trường THPT 19-5 đã và đang làm và sẽ duy trì tiếp tục công tác này để đội tuyển bóng chuyền nam của nhà trường đựợc phát huy hơn nữa đạt nhiều thành tích cao trong thi đấu. Bởi vì 2 yếu tố phát triển thể lực bóng chuyền nam và xây dựng phong trào nó phải tồn tại song song để hỗ trợ tích cực cho nhau, theo Tôi nghĩ đã áp dụng thành công đối với một trường THPT 19-5 thì có thể sẽ áp dụng tương tự đối với một trường THPT khác nếu đảm bảo nội dung giả thuyết đưa ra và có sự tham mưu đúng đắn của nhóm chuyên môn, sự đồng ý của các cấp lãnh đạo và các ban nghành đoàn thể trong nhà trường, vận động tích cực,tối đa sự ủng hộ của các lãnh đạo địa phương lân cận mà địa bàn của nhà trường đã đóng, đặc biệt là tập hợp được sự chuyên môn hoá sâu của các đồng chí trong ban chuyên môn cùng với sự rút ra kinh nghiệm trong công tác huấn luyện, chỉ đạo để khắc phục tốt những yếu tố khách quan hay chủ quan mà ảnh hưởng trực tiếp đến công tác. 
 Để đạt được kết quả cao trong công tác huấn luyện, xây dựng phong trào tại sơ sở và nhân rộng và áp dụng với các trường THPT khác thì chúng ta phải tập hợp được tất cả các yếu tố cơ bản, quan trọng và phải khắc phục được hai ảnh hưởng sâu sắc trong công tác giáo dục thể chất khó hơn nữa đối với công tác huấn luyện đó là yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có yếu tố con người đóng vai trò chủ thể mà học sinh là đối tượng thử nghiệm phải căn cứ trên tất cả các điều kiện cho phép để công tác huấn luyện nâng cao thể lực được đạt kết quả cao, như đã biết củng cố và thực hiện tốt các bài tập trong môn Bóng Chuyền thì công tác huấn luyện không chỉ đạt đựơc thể lực mà cả về tâm lý mà chúng ta đã biết tâm lý được biểu hiện rất rõ nét ở trong thi đấu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi đấu của từng trận, rõ nét hơn cả là trong những hiệp đấu quyết thắng
 Bên cạnh những yếu tố trên chúng ta cũng phải hết sức chú ý đến các yếu tố khác như: phương tiện giáo dục thể chất để nâng cao thể lực, môi trường hay thời điểm để thích hợp nhất trong đó phải kể đến hệ thống các bài tập phải luân phiên và thường xuyên được thay đổi và sen kẽ sẽ có tác dụng tăng hưng phấn và đạt hiệu quả cao trong mục tiêu đề ra;
 SKKN này khi thực hiện phải có kế hoạch thì không khó và tính hiệu quả cao sẽ nhìn thấy ngay sau khi áp dụng trong thực tiễn, có tính khoa học, có kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết đã đưa ra trước đó để áp dụng trong công tác giáo dục nâng cao thể lực cho môn Bóng Chuyền nam và xây dưng phong trào tại cơ sở địa phương./.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ
1.Kết luận 
 Trọng thực tế khi áp dụng " Bài tập phát triển thể lực Bóng Chuyền nam và xây dựng phong trào” Tôi cũng đã cố gắng lựa chọn các bài tập cơ bản nhất, vận dụng những phương pháp phù hợp với đối tượng áp dụng là học sinh THPT trong đó phải quan tâm, chú trọng đến giới tính, lứa tuổi, thời điểm thích hợp, điểm rơi trong thi đấu, chế độ ăn, tập luyện
 Để đánh giá, kiểm định chất lượng của bài tập có tính hiệu quả hay không thì ở đây tôi đã đưa ra các giai đoan để áp dụng các bài tập thử nghiệm như: Giai đoạn trước thử nghiệm áp dụng bài tập và có số liệu cụ thể. Gai đoạn đầu thử nghiệm và áp dụng bài tập so kết quả với giai đoạn trước thủ nghiệm chúng ta thấy rõ sự tiến bộ của đội tuyển và tính thu hút học sinh và nhân dân các xã xung quyanh khoảng 70 % tham gia. Thể hiện rõ nét hơn là giai đoạn thử nghiệm tiếp theo A1, A2 tăng đó là những học sinh thực hiện thành thạo, rất tốt các bài tập thể lực và có thể tham gia thi đấu tốt cho các giải huyện, ngành giáo dục tỉnh, hội khỏe phù đổng ..vvv ngoài ra tính phong trào còn được nhân rộng với trên 70% học sinh và nhân dân xã lân cận tham gia, qua đó các hoạt động TDTT thu hút giúp cho học sinh, người dân tích cực hoạt động, nâng cao thể chất, rèn luyện sức khỏe tránh xa những tai tệ nạn xã hội như cơ bạc, ma túy, nghiện hút ...vvv
 2. Đề xuất/ kiến nghị 
 - Đối với sở GD&ĐT Hào Bình: Hằng năm thường xuyên tổ chức thi đấu Môn Bóng Chuyền để các trường có phong trào tốt gặp gỡ thi đấu và kiểm định bằng thực tế những giả thuyết đưa ra để nâng cao thể lực môn Bóng Chuyền nói chung và Bóng Chuyền Nam nói riêng 
 - Đối với nhà trường: Quan tâm đến phương tiện giáo dục thể chất đó là Bóng, lưới, và các điều kiện khác như Sân tập, thời gian cho đội tuyển...vv, đặc biệt là kinh phí tham gia thi đấu thử nghiệm các bài tập ở giai đoạn I và II, kinh phí tham gia các giải đấu ở xã, huyện, ngành giáo dục tổ chức
 Với những kết luận được kiểm chứng thông qua thực tiễn và những đề xuất được đảm bảo thì chắc chắn thể lực của đội tuyển Bóng Chuyên nam và phong trào sẽ được phát triển và đạt thành tích cao trong thi đấu./.
 Kim Bôi; ngày 20 Tháng 05 Năm 2012
 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
 Bùi Thành Trung 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 20166.doc