Đề tài Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m cho học sinh nữ của trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1833Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m cho học sinh nữ của trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m cho học sinh nữ của trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ
	I - Đặt vấn đề:
	Cái quý giá nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ. Có sức tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp học sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để các em trở thành những con người có ích cho xã hội. TDTT đòi hỏi con người phải có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thựcchính là tác dụng góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách của học sinh.
	TDTT trong nhà trường phổ thông có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.
	TDTT có tác dụng phòng chống, chữa bệnh và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo chính xác.
	TDTT có nhiều lợi ích và tác dụng kỳ diệu, những điều nêu trên chỉ là một phần nhỏ. Chính vì vậy ngay khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là cộng hoà XHCN việt nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc số 199, ngày 27 tháng 03 năm 1946) Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi mọt người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khỏe.	Vậy nên tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập mội ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lực thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ. Bộ Giáo Dục có nhà thể dục, mục đích là để khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ. Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào tôi cũng tập”.
	Nay là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện thể chất nâng cao sức khoẻ. Qua thực tế công tác tại trường THCS Quỳnh Trang, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các em biết cách rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ tốt, để bước vào cuộc sống học tập, lao động sản xuất. Thực tế Quỳnh Trang là một xã thuần nông đa phần học sinh là con em nông thôn, cuộc sống gia đình của các em có nhiều khó khăn. Ngoài việc học tập ở trường, về nhà các em còn phải lao động giúp gia đình. Do vậy chúng ta những người làm công tác dạy học nói chung và môn thể dục nói riêng trong nhà trường phổ thông phải biết giáo dục và hướng dẫn cho các em bài tập luyện tốc độ. Muốn các em có đủ sức khoẻ đã học tập cao hơn và lao động sản xuất sau này thì ngay ở trường phổ thông các em phải có nền móng thể chất vững chắc thì bước tới tương lai mới huy hoàng được.
	Điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 400m nói riêng là môn học chủ yếu ở trường phổ thông. Nó là môn học chính với các nội dung phong phú và đa dạng nhằm mục đích bồi dưỡng đạo đức, ý trí dũng cảm, tinh thần kiên trì, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, năng lực thực hành, kỷ luật động tác, các môn điền kinh như chạy cự ly 600m, chạy cư ly 400m, chạy cự ly 800m, ném bóng , nhảy cao, nhảy xa
	Chạy môn cự ly 400m chắc đã có nhiều tác giả đang nghiên cứu, nhưng mội số bài tập để ứng dụng ở mội lớp học sinh nam nữ trong nhà trường THCS thì chưa ai đề cập tới.Vậy nên ,xuất phát từ những vấn đề 
trên,với kiến thức và kinh ngiệm của bản thân được trau dồi trong những năm công tác giảng dạy tại trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ, bản thân mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và huấn luyện cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m cho học sinh nữ của trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ”.
	II – Tổng quát tài liệu:
	2.1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
	2.1.1. Mục đích của đề tài.
	So sánh hai phương pháp tập luyện, phương pháp tập luyện đối chứng và phương pháp tập luyện thực nghiệm nhằm nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m có hiệu quả nhất .
2.1.2. ý nghĩa của đề tài.
Tiếp tục hoàn thiện quá trình giảng dạy và huấn luyện môn chạy cự ly 400m và góp phần nâng cao chất lượng môn học này trong nhà trường.
	2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu những bài tập để nâng cao thành tích môn chạy cự ly 400m cho học sinh nữ.
Phương pháp tập luyện và hiệu quả của phương pháp trong tập luyện
	2.3. Phương pháp nghiên cứu.
	Để nghiên cứu đề tài này được tốt hơn tôi đã tiến hành sử dụng ngay một số phương pháp sau:
	2.3.1. Phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan.
	 Nhận xét tình hình giảng dạy môn chạy cự ly 400m trong nhà trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ.
Các tài liệu liên quan bao gồm: Sách lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, học thuyết huấn luyện, sách điền kinh, và một số bản in về vấn đề chuyên môn.
	2.3.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
	Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã quan sát về hình dạng, sự phát triển thể lực của học sinh 2 lớp học sinh nữ cùng khối (lớp 9Avà 9B ).
	2.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
	Tôi đã sử dụng phương pháp này để kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả trong quá trình thực nghiệm các bài tập. Sau khi đã lựa chọn và xác định được các bài tập tôi đã tiến hành phân nhóm thực nghiệm.
	19 em nữ học sinh lớp 9A nhóm đối chứng tập các bài tập trò chơi thể lực.
	20 em nữ học sinh lớp 9B nhóm thực nghiệm tập theo các bài tập chuyên môn tôi đã thực nghiệm.
	2.3.4. Phương pháp toán học thống kế.
	Để giải quyết nhiệm vụ một cách chính xác và hoàn thiện, tôi đã sử dụng phương pháp toán học thống kê để rút ra kết quả cụ thể, từ đó có cơ sở đánh giá hiệu quả của từng biện pháp.
	III – Tổ chức nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Tại trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ
- Đối tượng nghiên cứu: 19 em nữ học sinh lớp 9A và 20 em học sinh nữ lớp 9B của trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ.
- Thời gian nghiên cứu: 
+ Tháng 10 - 11 năm 2006 làm đề cương nghiên cứu
	+ Tháng 12 – 01 năm 2006 – 2007 thu thập tài liệu và tổ chức nghiên cứu.
+ Tháng 10 – 03 năm 2007 viết chính thức nộp cho Hội đồng khoa học nghiên cứu góp ý kiến để đề tài được phong phú hơn.
IV – Giải quyết vấn đề:
	Kỷ luật cự ly 400m chia làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn chạy giữa quãng là quan trọng nhất, nó quyết định đến thành tích thi đấu. Chạy là một hoạt động có chu kỳ. Các bước chạy được lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy muốn có thành tích tốt, ngoài kỷ luật còn phải luyện tập, thể lực chuyên môn, nhìn lại, ở trường THCS Quỳnh Trang trong những năm qua, do chương trình của Bộ giáo dục quy định, các kỷ luật môn điền kinh nói chung và môn chạy cự ly 400m nói riêng là một môn chính trong công tác giáo dục thể chất của nhà trường. Do vậy kết quả đạt được chưa cao, nguyên nhân chính là do các em chưa có điều kiện rèn luyện thêm ngoài giờ và tôi cũng mong muốn đưa các em vào việc này
	4.1. Giải quyết nhiệm vụ 1.
	Yếu tố quan trọng trong môn chạy cự ly 400m là vấn đề phát triển sức bền của học sinh trong điều kiện chạy tốc độ cao. Sức bền là khả năng cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó.
	Căn cứ vào đặc thù của từng loại hoạt động, người ta phân biệt một số dạng mệt mỏi: Mệt trí óc, mệt mỏi cảm giác, mệt mỏi cảm xúc, mệt mỏi thể lực. Mặc dù vậy trong bất kỳ loại hoạt động nào cũng xuất hiện các thành phần khác nhau của các dạng mệt nỏi thể lực của dạng cơ bắp gây nên chiếm vị chí chủ yếu. Do đó trong khi giáo dục sức bền cần phải thường xuyên giải quyết các nhiệm vụ phát triển toàn diện các đặc điểm chức năng cơ thể, là cái xác định các loại sức bền chuyên môn .
	Không thể giải quyết nhiệm vụ trên nếu thiếu một hoạt động ra sao với khối lượng tương đối nặng và đơn điệu mà trong quá trình đó nhất thiết phải tiếp tục tập luyện mặc dù hiện tượng mệt mỏi đã xuất hiện, do đó người tập phải có phẩm chất ý trí cao, giáo dục sức bền phải kết hợp với tinh thần cần cù, tinh thần chịu đựng lượng vận động lớn và các cảm giác mệt mỏi xuất hiện rất nặng nề.
	Sức bền chỉ phát triển trong những trường hợp mà trong quá trình tập luyện người học phải thắng được mệt mỏi ở mức độ nhất định, lúc này cơ thể người tập thích ứng với những biến đổi chức năng mà biểu hiện bên ngoài của nó là sức bền được nâng lên mức độ mà đặc điểm của những phản ứng do lượng vận động gây nên.
	Khi giáo dục sức bền con người nhờ những bài tập có chu kỳ và một số bài tập khác lượng vận động tương đối đầy đủ. Nghiên cứu những bài tập chạy cự ly 400m chủ yếu phát triển sức bền tố độ.
	Sức bền giúp cho con người tập môn điền kinh có khả năng hoạt động trong thời gian dài chống lại mệt mỏi chẳng hạn, giúp cho quân đội có khả năng hành quân chiến đấu trong thời gian dài, giúp cho công nhân, nông dân, tri thức có khả năng làm việc liên tục trong thời gian dài vẫn đảm bảo năng xuất lao động. Với người học thể dục thể thao, làm công tác sức khoẻ, sức bền không những cần thiết làm cho việc học tập để thi đấu mà còn cần cho huấn luyện lớn.
	Sức bền phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh, tim mạch, hô hấp với cơ, xương và hình thành kỷ luật với động tác và biết cách tiết kiệm năng lượng trong khi thực hiện động tác.
	Sức bền gồm: Sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung là hoạt động trong thời gian kéo dài với cường độ trung bình thu hút toàn bộ cơ thể tham gia hoạt động còn đối với học sinh học môn thể dục còn là một phần phát triển thể lực toàn diện là kết quả của sự biến đổi thực sự trước tiên ở hệ thống thần kinh trung ương cũng như hệ thống tim mạnh, hô hấp.
	Sức bền chuyên môn là sức bền đối với hoạt động nhất định được chọn lọc đối tượng chuyên môn rõ ràng. Vận động viên chạy cự ly ngắn không thể chạy dai như những vận động viên malatông được. Còn vận động viên chạy malatong không thể chạy tốc độ lớn như 400m được.
Sức bền chuyên môn được xác định bởi trình độ chuẩn bị chuyên môn của cơ quan trong cơ thể vận động viên với khả năng hoạt động tâm lý ở trình độ cao phù hợp với đặc điểm môn lựa chọn.
	Sức bền chuyên môn cũng phụ thuộc vào sự hoàn chỉnh kỹ thuật sao cho thực hiện động tác không bị căng thẳng, thừa và tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt đối với vận động viên chạy, nhìn toàn bộ cự ly trong từng môn, sức bền chuyên môn như sau mà có đặc điểm riêng.
	Trong phương pháp phát triển sức bền chung được tích luỹ dần dần bằng tất cả các bài tập thể lực đương nhiên trong huấn luyện chuyên môn cuả từng môn cũng giúp cho việc tăng sức bền chung. Song phương pháp tốt nhất để phát triển sức bền chung là các bài tập chạy đường dài có cự ly không lớn, đặc biệt là chạy việt dã, đi bộ. Sức bền chung được tăng lên không những do quá trình tác dung với cơ thể sau khi tập luyện mà ngay cả trong khi tập luyện.
	Trong quá trình đó và qua phân tích ở trên tôi thấy rõ ràng sức bền khác với sức nhanh và sức nhanh trước kia trong khi tập luyện lại lẫn lộn giữa tố chất này với tố chất khác để giảng dạy cho học sinh.
	Trong năm học 2006 – 2007 và những năm dạy trong trường THCS Quỳnh Trang tôi đã áp dụng cho học sinh tập 4 tuần các bài tập trò chơi vận động để tập luyện cho học sinh. Do thời gian quá ngắn mới đủ gây hưng phấn thì phải chuyển sang trò chơi khác.
	Ví dụ: Như các trò chơi.
	Hoàng Anh, Hoàng Yến, trò chơi tung tăng múa ca.
	Người thứ ba.
	Bóng chuyền 6.
	Lò cò chạy tiếp sức
Sau thời gian áp dụng 4 tuần và kiểm tra kết quả thì thấy thành tích rất thấp chỉ đạt 70% điểm trung bình trở lên và còn lại điểm yếu kém. Qua tham khảo các đồng nghiệp cùng dậy tôi rút ra kết luận:
	Khi dạy hoặc huấn luyện môn chạy cư ly 400m cho học sinh nếu chỉ dùng các hoạt động bằng trò chơi để chạy và huấn luyện thì hiệu quả rất kém. Bởi vì như chúng ta đã biết mục đích sử dụng các bài tập trò chơi để gây hưng phấn cho học sinh, kích thích để tập luyện hoặc để bổ trợ vì quá ít.
	Mục đích của đề tài này là tìm ra một phương pháp tập luyện khác để nâng cao thành tích chạy cự ly 400m. Vì lẽ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số bài tập sau.
	- Các bài chạy đường daì với cường độ không lớn đặc biệt là chạy việt dã, đi bộ .
	- Các bài tập phát triển đồng đều.
	- Các bài tập giản cách.
	- Chạy lên dốc, xuống dốc trong đó kéo dài thời gian đi, khi chạy tốc độ chậm với bước dài kết hợp với thở sâu rồi nhanh dần theo từng bước.
	- Chạy biến tốc cự ly 200m – 4000m.
	- Chạy lặp lại cự ly 100 – 200m nhiều lần khác nhau.
	- Chạy chậm 2000m.
	- Chạy đạp sau liên tục.
	- Giáo dục tính kiên trì và dũng cảm, ý trí vượt khó
	- Phân loại học tập từ đó có bài tập riêng cho học sinh.
	4.2. Giải quyết nhiệm vụ 2.
	Cho học sinh xem tranh ảnh, làm mẫu cho học sinh xem các động tác đẹp, chính xác, giảng giải và phân tích kỹ thuật, nêu ưu điểm, nhước điểm cách chạy nhịp thở, cách bố trí quảng nghỉ để tập, tập dần dần từ từ
	Trong khi xem và phân tích kỹ thuật, xem làm mẫu chú ý khả năng tiếp thu kỹ thuật và thể lực trong học sinh. Thông thường với hoạt động này thường sử dụng phương pháp chính để nâng cao khả năng ưu khí của cơ thể. Trong giai đoạn này, giáo dục sức bền chung chỉ sử dụng phương pháp rộng rãi, phương pháp đồng đều liên tục.
	Sở dĩ như vậy là khả năng phối hợp hoạt động của các hệ thống đảm đương hấp thụ ô xi trực tiếp trong quá trình hoạt động đồng thời các bài tập sẽ đem lại hiệu quả cao nhất có giá trị học tập.
	* Phương pháp tập luyện:
	Nếu phương pháp tập luyện ở đây không bố trí thời gian tập luyện các phương pháp sử dụng thế nào trong thực tế, áp dụng 8 tuần giảng dạy ở trường THCS Quỳnh Trang – Quỳnh Phụ, 4 tuần đầu áp dụng trò chơi, 4 tuần sau sử dụng các bài tập chuyên môn tôi thu được kết quả như sau:
	19 em học sinh nữ lớp 9A (nhóm đối chứng A2).
	* Tuần 1:
Bài 1: Điều tra cơ bản thành tích chạy 400m .
	Bài 2. - Giới thiệu các động tác làm quen với môn học .
Bài tập phát triển chung về chuyên môn.
Thể lực phát triển chung.
Các trò chơi: 	+ Người thừa thứ ba.
+ Bóng chuyền 6.
	* Tuần 2: 
	Bài 1: - Tập sức bền chuyên môn và phản xạ thi đấu.
Bài tập phát triển chung về chuyên môn .
Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy.
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đằng sau 30m x 3 lần.
Chống đẩy.Trò chơi 	Hoàng Anh, Hoàng Yến.
* Tuần 3:
Bài 1: Phát triển sức bền chung và chuyên môn.
Bài tập phát triển chung và chuyên môn
Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy.
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đằng sau 30m x 3 lần.
Trò chơi ném vào cột vuông.
Bài 2: Phát triển sức nhanh và sức mạnh.
Bài phát triển chung và chuyên môn.
Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy.
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đằng sau 30m x 3 lần.
	* Tuần 4: Bài 1 tâp phản xạ thi đấu.
	- Bài tập phát triển chung về chuyên môn.
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đằng sau 30m x 3 lần.
Trò chơi cướp cờ.
Trò chơi bóng chuyền .
Qua những bài tập áp dụng cho lớp 9A thu được kết quả không cao. Rút kinh nghiệm dạy lớp 9B và sử dụng các phương pháp bổ chợ chuyên môn.
20 em nữ lớp 9B (nhóm thực nghiệm A1)
* Tuần 1:
Bài 1: Điều tra cơ bản môn chạy 400m.
- Bài tập phát triển chung về chuyên môn
- Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy
+ Bước nhỏ 30m x 3 lần
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần
+ Chạy đạp sau 30m x 3 lần
- Chạy tốc độ cao30m x 3 lần(10 phút)
- Tập động tác đánh tay tại chỗ.
- Thả lỏng chuỗi các khớp 5 phút.
* Tuần 2:
Bài 1: Phát triển sức bền chung và sức bền mạnh, nhanh.
- Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân trường.
- Bài tập phát triển chung về chuyên môn.
- Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy:
 + Bước nhỏ 30m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đạp sau 30m x 3 lần.
Chạy tốc độ cao
Tập phản xạ thi đấu
Chạy chậm 1000m
Tập các động tác mềm dẻo khéo léo
Các bài tập bổ trợ chạy ngắn.
Bài 2: Phát triển sức mạnh và sức bền chuyên môn.
Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân trường.
Bài tập phát triển chung về chuyên môn
Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đạp sau 30m x 3 lần.
Chạy 400m với tốc độ gắng sức tối đa.
Thả lỏng.
* Tuần 4.
Bài 1: Phát triển sức bền chung và sức bền chuyên môn.
Phân nhóm tập luyện.
Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân trường
Bài tập phát triển chung về chuyên môn
Tập 3 động tác bổ trợ cho chạy
+ Bước nhỏ 30 m x 3 lần.
+ Nâng cao đùi 30m x 3 lần.
+ Chạy đạp sau 30m x 3 lần.
- Chạy lặp lại 2 lần tốc độ cao 200m.
Tập phản xạ thi đấu.
Bài 2: Kiểm tra chạy cự ly 400m.
Với kết quả thu được chúng tôi dùng toán học thống kê số liệu, so sánh hai phương pháp tập luyện trên xem phương pháp nào ưu việt hơn.
- Gọi 19 em nữ học sinh 9A là nhóm đối chứng A2 tập theo phương pháp dùng các bài tập trò chơi để tập.
- Gọi 20 em nữ học sinh 9B là nhóm đối chứng cơ sở tập theo phương pháp sử dụng các bài tập chuyên môn để tập sự khác nhau thật sự có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất do đó phương pháp tập luyện ở nhóm thực nghiệm ưu việt hơn phương pháp tập luyện ở nhóm đối chứng và có giá trị số áp dụng thực tiễn hơn.
Như vậy các phương pháp tập luyện nghiên cứu ở đây có thể trong quá trình tập luyện THCS.
V – Kết luận và kiến nghị:
5.1. Kết luận.
Sau thời gian tham khảo, nghiên cứu, phân tích tài liệu và căn cứ vào kết quả tính bằng phương pháp toán học thống kê, cùng với sự góp ý của các thầy cô giáo tôi đã rút ra kết luận.
Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung và môn chạy 400m nói riêng, việc đặt ra một số phương pháp tập luyện phù hợp với khối trường THCS là rất cần thiết. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giảng dạy và huấn luyện.
Cụ thể: Chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp thực nghiệm và phương pháp đối chứng từ đó rút ra được kết luận phương pháp thực nghiệm ưu việt hơn. Các bài tập đó là:
- Các bài tập phát triển chung về chuyên môn.
+ Bước nhỏ.
+ Nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
+ Vịn cây hoặc tường chạy đạp sau liên tục.
- Chạy lên dốc, xuống dốc trong đó kéo dài thời gian khi chạy với tốc độ chậm kết hợp với thở sâu và nhanh dần theo bước chạy.
- Chạy lập lại cự lý 100 – 200m nhiều lần khác nhau
	- Chạy biến tốc 200 – 400m.
	- Tập các động tác mềm dẻo khéo léo.
	- Tập phản xạ thi đấu.
	Từ đó chúng tôi đã đề ra các phương pháp giảng dạy môn chạy 400m như đã nêu trên là hợp lý, mang lại hiệu quả tốt. Cụ thể qua xử lý số liệu bằng phương pháp toán học thống kê cho ta thấy rõ.
	Các biện pháp tập luyện nêu ở trên đơn giản để cho học sinh thực hiện và có thể áp dụng cho học sinh ở các trường THCS.
	5.2. Kiến nghị.
	Để có điều kiện phát triển sức khoẻ tốt và thành tích thể thao ngày một nâng cao, các ngành, các cấp, đặc biệt các địa phương, các trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với các em về cơ sở vật chất và phương tiện tập luyện, vì trên thực tế trường tôi hiện nay cũng như các trường khác trong huyện cũng chưa có sân tập độc lập, kích thươc sân tập chưa đủ, vì vậy việc dạy và học gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi mong rằng chính quyền các cấp tạo điều kiện cho chúng tôi sân tập, để dạy và học được tốt hơn, những người làm công tác TDTT luôn luôn nghiên cứu và đưa ra những bài học có tính khoa học và phù hợp đem lại hiệu quả ngày một tốt hơn trong công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ một cách khoa học hợp lí.
1.Đối với các gia đình, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của các em để đảm bảo chất dinh dưỡng cho các em có đầy đủ chất để các em học tập và tập luyện nâng cao sức khoẻ.
 2.Đối với học sinh tham gia học tập và tập luyện ở trường cũng như ở nhà thường xuyên môn học này.
3. giáo viên cần giáo dục cho học sinh nhiều hơn nữa về khả năng tập luyện, đưa hết tài năng, lòng ham thích môn học, tạo thuận lợi cho việc nâng cao thành tích hướng tới thể thao đỉnh cao.
 Do thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn tài liệu tham khảo bà phương tiện kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếy sót, bản thân tôi kiến nghị với các cấp có liên quan, các bạn đồng nghiệp có thể tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, góp phần cho đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
	 Quỳnh Trang, ngày 10 tháng 03 năm 2007
người thực hiện
 Lê Tuấn Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_giai_phap.doc