Đề tài Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh Đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1731Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh Đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh Đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Môn mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục ở bậc THCS. Lấy giáo dục thẩm mĩ làm mục đích giảng dạy.
Là một bộ phận hợp thành của giáo dục xã hội. Giáo dục thẩm mĩ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện trong trường phổ thông.
Là một giáo viên đang giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường THCS Quỳnh Thắng – Quỳnh Lưu - Nghệ An tôi nhận thấy để giáo dục thẩm mĩ cho các em học sinh ta nên xác định mục tiêu dạy học từ khi các em mới tiếp xúc với môn học. Việc uốn nắn từ ý thức học, phương pháp, kỷ năng ngay từ ban đầu để từ đó các em dần dần phát triển tư duy năng lực thẩm mĩ theo chiều hướng tích cực.
Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh rất ham học vẽ nếu chúng ta xây dựng cho các em ý thức học tập tốt không khí thoải mái “Học mà chơi - Chơi mà học” thì kết quả đạt được sẽ rất là cao.
Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường THCS Quỳnh Thắng – Quỳnh Lưu - Nghệ An tôi thấy rằng kết quả học tập của học sinh không ổn định. Có những học sinh khi làm bài rất tốt có khi bài lại chưa tốt. Lại có một số học sinh bước đầu học chương trình mĩ thuật THCS cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, vẽ bài thường rất chậm, việc xác định ý tưởng nội dung bài vẽ không rõ ràng làm ảnh hưởng lớn đến kết quả bài vẽ nên tỏ ra chán nản hay sợ môn học. Nhưng sau khi được giáo viên dùng các phương pháp gợi mở và ý thức rèn luyện thì đã có tiến bộ rõ rệt trở nên đam mê hứng thú với môn học hơn.
Trong chương trình mĩ thuật THCS có bốn phân môn đó là: vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật và vẽ tranh đề tài. Trong đó phân môn vẽ tranh đề tài tôi nhận thấy ở học sinh thường chưa nhận biết cách xác định bố cục cho nội dung tranh sao cho có mảng chính mảng phụ mà thường vẽ theo kiểu dàn trải đồng đều, thậm chí có em không nghĩ ra cách xác dịnh bố cục sao cho hợp lí với nội dung nên dùng cách chép lại tranh trong sách giáo khoa hoặc một số sách tương tự. Nắm bắt nhược điểm đó để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tôi đã chọn đề tài “ Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS” để nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài.
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
Việc sắp xếp bố cục trong tranh đề tài một cách linh hoạt có tính sáng tạo làm cho bức tranh trở nên xinh động hơn trong nội dung tranh đề tài. Bố cục không chỉ làm cho bức tranh đúng nội dung đẹp về hình thức mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong đời sống hàng ngày, việc sắp xếp bố cục giúp các em học sinh hoàn thiện hơn kỷ năng sống, các em biết quan sát mọi vật xung quanh chọn vị trí sắp đặt hợp lí có ý nghĩa và hình thức đẹp.
Mâu thuẩn giữa thực trạng với yêu cầu của đề tài.
Đặc thù môn học thường diễn ra trong lớp học cố định nên có phần hạn chế lúc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thực tế nội dung bài học. Điều thường thấy ở các em là hay mơ hồ về việc chọn hình ảnh trong việc sắp xếp bố cục cho nội dung tranh, lí do là các em chưa biết quan sát đúng cách, khi chọn hình ảnh thì sắp xếp bố cục theo sở thích mà chưa nhận biết được tầm quan trọng của bố cục tranh. Đó là một phân nguyên nhân của việc học sinh không thục hiện đúng theo các bước vẽ tranh mà yêu cầu bài học đề ra.
phạm vi áp dụng của đề tài.
Áp dụng cho học sinh các khối 6-7-8-9
NỘI DUNG.
cơ sở lí luận của việc rèn luyện “ Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS”.
Các khái niệm căn cứ liên quan đến đề tài.
- Phương pháp dạy học: có nhiều cách định nghĩa về phương pháp dạy học và từ đó có nhiều cách phân loại và hiểu thành hệ thống phương pháp dạy học. 
Phương pháp dạy học là hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, để học sinh lĩnh hội vững chắc các vấn đề của nội dung giáo dục nhằm đạt mục tiêu đã định.
- Đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dượng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh “Trích trong điều 24.2 luật giáo dục”.
- Tính tích cực học tập.
“Tính tích cực chính là hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao vì nhiều mặt trong hoạt động học tập”.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động chống thói quen học tập thụ động.
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học, thực chất phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phát huy tính tích cực chủ động của người học.
- Kiểm tra.
Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá. Hoạt động kiểm tra cung cấp những thông tin dự kiến làm cơ sở cho việc đánh giá.
- Đánh giá.
“Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và sử lý kịp thời, có hệ thống các thông tin về hiện tượng khả năng hay nguyên nhân của chất lượng hiệu quả giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hoạt động giáo dục tiếp theo ”.
 Những kiến thức cơ bản để phát huy “ Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS”.
- Ngày nay, cái đẹp trở thành một trong những nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người, tất cả những gì phục vụ cho con người đều mang giá trị đẹp về hình thể và màu sắc.
- Từ quan điểm lấy “Người dạy làm trung tâm” sang quan điểm lấy “Người học làm trung tâm”, đối với mỹ thuật đó là sự sáng tạo độc lập về tư duy hình thể. Cách cảm nhận hình ảnh và cảm xúc của người vẽ, đó là cái đích mà người giáo viên mỹ thuật muốn đạt tới ở học sinh.
- Hình ảnh xây dựng khách thể theo đúng trật tự logic một cách chặt chẽ hài hòa tạo nên xã hội phát triển đồng đều.
- Trong tranh đề tài việc tìm và chọn hình ảnh đã quan trọng việc sắp xếp các hình ảnh đó vào vị trí nào lại càng khó hơn, đây là khâu quyết định cho sự thành công của nội dung đề tài. Vì thế, để phát huy tính tự giác, tư duy độc lập của mỗi học sinh người giáo viên cần từng bước hướng học sinh biết được quy luật của bố cục tranh.
- Song nhìn chung hiện nay việc dạy và học môn mỹ thuật ở trường THCS còn nhiều bất cập trong việc giảng dạy cũng như việc học sinh lĩnh hội kiến thức để ứng dụng vào một bức tranh có hiệu quả cao.
- Chính vì vậy, qua việc giảng dạy thực tế môn mỹ thuật ở bậc THCS. Tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ tranh đề tài.
2. Thực trạng của vấn đề.
Thuận lợi:
Đa phần các em có hứng thú với việc học tập bộ môn mỹ thuật và có ý thức học tập tốt.
Trình độ giáo viên đạt chuẩn các cấp học: Luôn trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy ở các trường với nhau.
Học sinh được sự quan tâm, đầu tư của các bậc phụ huynh nhiều hơn về vật chất cũng như tinh thần lúc đến trường.
Khó khăn.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy : 
Một số học sinh chưa bắt nhịp được với bộ môn. Do quan niệm của một số giáo viên, một số bậc phụ huynh. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
- Bên cạnh đó, còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, hầu hết là con em thuần nông nên điều kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập của các em còn hạn chế.
Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như: Phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, 
Nguyên nhân.
- Trước tiên chúng ta những người trực tiếp xây dựng nền tảng giáo dục đang xem nhẹ tầm quan trọng của môn học.
- Giáo viên hướng dẫn chưa thực sự đúng đắn về tầm quan trọng và sự tác động còn lại của phân môn với các môn học khác.
- Tính liên hệ thực tiễn chưa cao. Dạy theo áp đặt, hoàn thành mục tiêu bài học nhưng ở mức độ thấp, tương đối.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
- Trí tưởng tượng của học sinh là rất phong phú nhưng để phát huy hết khả năng tư duy của các em người dạy cần có các biện pháp, phương pháp phù hợp với từng cấp học, khối học, đối với từng cá nhân học sinh.
- Trong phân phối chương trình mỹ thuật THCS: 
Khối 6: 9 Tiết
Khối 7: 11 Tiết
Khối 8: 10 Tiết
Khối 9: 4 Tiết.
Như vậy chúng ta thấy phân môn vẽ tranh có 34/123 tiết chiếm 1/4 tổng số tiết học . Do đó ta có thể thấy để vẽ một bức tranh theo đề tài đạt hiệu quả cao về nội dung lẫn bố cục là vấn đề tương đối phức tạp.
3.1 Vai trò của giáo viên.
- Tìm tòi các phương pháp mới mẻ để truyền thụ cho học sinh giúp các em hiểu bài nhanh nhất.
- Bản thân tôi mỗi khi đến trường, lên lớp, tôi luôn chuẩn bị những phần kiến thức đầy đủ, tâm lý vững vàng trước khi bước lên bục giảng. Mỗi tiết dạy tôi đều tìm hiểu mình là một người hoàn toàn mới. Tạo không khí học tập “ học mà chơi - chơi mà học” .
* Mỗi giáo viên dạy mỹ thuật nói riêng cần nâng cao tư tưởng và ý thức chủ động sáng tạo trong giảng dạy để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo học sinh trở thành con người năng động
* Các bước tiến hành.
- Thông qua các đợt chuyên đề bồi dưỡng đầu năm đã giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy
Việc trao đổi kiến thức giảng dạy giữa các trường trong cụm khác nhau tạo nên sự hoàn thiện cho phương pháp dạy học cũng như cách đổi mới phương pháp của từng giáo viên.
Hiệu quả.
Chất lượng giảng dạy của môn học được nâng lên một bước tiến mới tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội được cái đẹp trong tranh mỹ thuật cũng như cuộc sống xung quanh.
3.2 Điều tra kỹ năng vẽ tranh và sắp xếp bố cục tranh đề tài.
Vai trò: 
Qua việc điều tra giúp giáo viên nắm bắt được khả năng tư duy của học sinh đối với học sinh đề tài, cách vận dụng hình ảnh liên quan đến nội dung đề tài có hiệu quả hay không? ở mức độ nào? 
Tác dụng:
Từ cuộc điều tra giáo viên có thể rút ra kinh nghiệm dạy học sáng tạo, kịp thời uốn nắn hướng dẫn học sinh các bước sắp xếp bố cục nội dung tranh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nội dung đề tài.
Các bước tiến hành
Để nắm bắt tình hình học tập của học sinh đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập của các em. Thông qua khảo sát giờ học rút ra những nhận định chính xác về vấn đề mình quan tâm.
Ví dụ: thông qua tiết 5 bài vẽ tranh phong cảnh (Lớp 7). Kiểm tra các bước cơ bản khi tiến hành một bài vẽ tranh đề tài. Thông qua phát biểu, điều tra học sinh khối 7 có 114 học sinh kết quả cho thấy: 80 em = 70% trả lời đựợc yêu cầu đặt ra 34 em = 30 % chưa nêu đầy đủ và đúng các bước vẽ.Nhưng chủ yếu các em năm được kiến thức một cách thụ động, rập khuôn mà chưa vận dụng hết tính sáng tạo trong các bước tiến hành vẽ tranh.
Cụ thể điều tra bài vẽ phác thảo bố cục của một tranh vẽ đề tài kết quả thu được:
TT
HS
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
%
khá
%
Trung bình
%
Yếu
%
Khối 6
131
30
22%
60
45%
25
19%
16
12%
Khối 7
114
35
30%
57
50%
10
8.5%
12
10.5%
Khối 8
111
28
25%
80
72%
3
3%
Trong đó chủ yếu là khối 6,7 còn yếu về cách xác định bố cục tranh
3.3. Tình hình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.
- Giáo viên phải đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng thích hợp đáp ứng yêu cầu bài dạy. 
Đồ dùng phải đáp ứng được tính thẩm mỹ không tùy tiện, cẩu thả mà phong phú đa dạng.
Ngoài đồ dùng giáo viên còn phải sưu tầm thêm tranh vẽ của học sinh, giúp các em rút ra kinh nghiệm của các bạn về cách chọn hình ảnh và xây dựng bố cục tranh. Khi đó các em sẽ cảm thấy được cái đẹp đa dạng trong nội dung tranh đề tài thông qua các cách sắp xếp bố cục khi cùng vẽ một nội dung.
Để bức tranh có tính thẩm mĩ đòi hỏi học sinh cần phải có trí tưởng tượng phong phú, quan sát ghi nhớ hình ảnh thật nhanh.
Tùy khối học yêu cầu đưa ra đối với học sinh cũng khác nhau.
Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS.
Vai trò:
Thông qua việc thực hiện các biện pháp tích cực trong việc thực hiện và nâng cao kỷ năng trong bài vẽ tranh đề tài, tôi nhận thấy đối với giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức về lý thuyết cũng như thực hành để có thể đáp ứng nhu cầu của bài học đề ra.
Đối với học sinh thường xuyen quan sát nắm bắt không gian xung quanh, biêt ghi nhớ lôgic các hình ảnh trực quan từ đó góp phần thành công trong cách xây dựng bố cục tranh nhiều hơn.
Tác dụng:
qua việc sử dụng các biện pháp dạy và học cho thấy ngoài việc học lý thuyết thì thực hành đóng vai trò mấu chốt của bài dạy. Nếu nắm được các quy tắc vẽ tranh tốt, học sinh phát huy tính tư duy trừu tượng của bản thân và cách cảm nhận thực tế xung quanh thì bài vẽ chắc chắn sẽ đạt kết quả cao
Các bước tiến hành.
Trên cơ sở điều tra nắm bắt được ưu, nhược điểm của học sinh. Tôi đã áp dụng thêm một số phương pháp dạy học bổ sung nhằm nâng cao kỹ năng thực hành bài vẽ cho các em như sau:
Tổ chức bài học: Các giờ vẽ tranh đề tài ngoài việc hướng dẫn học sinh quan sát tìm và chọn nội dung đề tài theo ý thích của mỗi cá nhân, tôi còn cho các em tham gia các tiết học ngoài trời để các em cảm nhận được những hình ảnh thực tế luôn diễn ra xung quanh chính bản thân mình. Thông qua ghi chép hình ảnh thực tế kết hợp với trí tưởng tượng và phương pháp học vẽ tranh đề tài học sinh sẽ có nhiều ý tưởng hơn trong việc xây dựng bố cục tranh, lúc đó dưới sự trợ giúp của giáo viên hướng dẫn, gợi mở các em sắp xếp bố cục sao cho hợp lý đúng trọng tâm nội dung tranh.
Qua việc được quan sát thực tế cảm nhận bài vẽ theo hướng tự nhiên học sinh trở nên hứng thú hơn với môn học không bị áp lực, ức chế giải tỏa được tâm lý khi cùng học nhiều môn. Học sinh sẽ thấy yêu môn mỹ thuật nhiều hơn cảm nhận được môn “Học mà chơi - Chơi mà học” nhưng lại có kết quả cao.
Ngoài ra tôi còn cho học sinh chọn các hình ảnh giống nhau nhưng sắp xếp thành nhiều kiểu bố cục khác nhau như: Bố cục hình tháp, hình đa giác, sắp xếp nhóm chính nhóm phụ theo các chiều hướng khác nhau để học sinh thấy được sự linh hoạt trong bố cục tranh. Lấy các ví dụ minh họa cụ thể ở các hoạt động học cùng nội dung nhưng có bố cục khác nhau như môn thể dục hay giờ ra chơi của các em để các em hình dung rõ hơn về bố cục tranh.
Tạo hứng thú cho học sinh khi đánh giá kết quả học tập. Khi đánh giá bài vẽ cần căn cứ vào yêu cầu bài học khuyến khích các em bài vẽ còn yếu chưa đạt động viên nhắc nhở để bài sau các em làm tốt hơn, khen ngợi, biểu dương những em có bài vẽ khá.
Việc tự nhận xét bài vẽ của nhau tạo nên tính tư duy độc lập theo cách cảm thụ riêng điều đó kích thích sự hứng thú của học sinh thông qua bài vẽ của bạn để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Lồng ghép các trò chơi giúp học sinh giải tỏa tâm lý nhiều hơn, tổ chức các trò chơi có tác dụng xây dựng nội dung bài học.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
- Từ những phương pháp và cách rèn luyện kỹ năng đó sau quá trình thực hiện tôi thu được kết quả học tập của học sinh như sau:
TT
HHS
Đạt
Chưa đạt
Giỏi
%
khá
%
Trung bình
%
Yếu
%
Khối 6
131
41
31%
90
69%
0
Khối 7
114
40
35%
68
60%
6
5%
Khối 8
111
50
45%
61
55%
0
 Từ kết quả thu được tôi nhận thấy sự tiến bộ của các em học sinh đã có chiều hướng đi lên điều đó là kết quả của sự mong đợi bản thân một giáo viên như tôi.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Thông qua việc áp dụng đề tài tôi nhận thấy có nhiều hữu ích đối với bản thân và cả học sinh.
Đối với giáo viên việc thực hiện giảng dạy đúng phương pháp, gợi mở tư duy sáng tạo cho học sinh tạo điều kiện cho chính bản thân người giáo viên trau dồi kiến thức chịu khó tìm tòi học hỏi hoàn thiện kỹ năng của bản thân đáp ứng nhu cầu dạy và học bộ môn mỹ thuật.
Đối với học sinh, việc học tập và rèn luyện kỹ năng sắp xếp bố cục trong tranh đề tài không những nâng cao kết quả học tập mà còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, vạn vật xung quanh góp phần vào việc hoàn thiện mục tiêu phát triển “ Đức – Trí – Thể - Mỹ” đối với mỗi con người.
Từ những kết quả đạt được bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực có tính chất quan trọng. Việc học sinh tiếp thu bài học phụ thuộc vào người dạy có tạo được hứng thú cho học sinh hay không. Mọi phương pháp đều nhắm tới mục tiêu chung là kích thích tính tự lập tư duy sáng tạo của học sinh để các em phát huy hết khả năng trong học tập.
Kiến nghị.
Để cho việc dạy và học môn mỹ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này và tôi có một số kiến nghị như sau:
- Nhà trường cần có phòng học chức năng đầy đủ về cơ sở vật chất.
- Phát động nhiều cuộc vẽ tranh cho học sinh.
Nên bổ sung tiết học ngoài trời nhiều hơn nhằm tạo ý tưởng học tập cho các em.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến chủ quan. Kính mong hội đồng thẩm định đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
 Quỳnh Thắng, ngày 12 tháng 11 năm 2015
 Người viết
 Phạm Quang Thông
Ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định.
.
Môc lôc
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
2. Ý nghĩa và tác dụng của đề tài
3. Mâu thuẩn giữa thực trạng với yêu cầu của đề tài.
phạm vi áp dụng của đề tài
4. phạm vi áp dụng của đề tài.
II. NỘI DUNG.
1. cơ sở lí luận của việc rèn luyện “ Kỷ năng sắp xếp bố cục hình vẽ trong tranh đề tài ở môn mĩ thuật trường THCS
2. Thực trạng của vấn đề.
 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
 4. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
III. Kết Luận và kiến nghị
Kết luận.
Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa mĩ thuật 6,7,8,9
sách giáo viên mĩ thuật 6,7,8,9
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn mĩ thuật
Một số vấn đề đổi mới PPDH mĩ thuật THCS - NXB Giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn 2015.doc