Đề ôn tập cuối học kỳ II môn Hoạt động trải nghiệm 6 - Năm học 2021-2022

docx 10 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 24/06/2022 Lượt xem 329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối học kỳ II môn Hoạt động trải nghiệm 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập cuối học kỳ II môn Hoạt động trải nghiệm 6 - Năm học 2021-2022
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN: HĐTN 6
Câu 1: Cười hi hi là cười như thế nào?
Cười với âm lượng nhỏ.
Cười với âm lượng hơi to.
Cười với âm lượng to đến rất to.
Cười không phát ra tiếng
Câu 2: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
B. Tranh luận gay gắt trong thư viện.
C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.
D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.
Câu 3: Khi ngồi trên xe bus, thấy có cụ già lên xe, em nên làm gì?
A. Giả vờ ngủ
B. Đứng lên nhường chỗ cho cụ.
C. Không quan tâm vì ai lên trước thì được ngồi trước.
D. Bắt người khác đứng lên để nhường chỗ cho cụ.
Câu 4: Khi có thể giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?
A. Vui vẻ.
B. Tự hào.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?
A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
B. Thờ ơ, không quan tâm.
C. Giả vờ không nhìn thấy.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?
A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Trong các bước sau đây, đâu là bước quan trọng nhất để làm một sản phẩm tuyên truyền?
A. Suy nghĩ, lựa chọn loại sản phẩm.
B. Xây dựng nội dung cho sản phẩm.
C. Thực hiện tạo sản phẩm.
D. Tất cả các bước đều quan trọng như nhau.
Câu 8: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
B. Phát huy các giá trị văn hoá.
C. Phát triển du lịch và xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 10: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?
A. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
B. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
C. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Quan sát và cho biết: Bức tranh dưới đây mô tả hoạt động của nghề truyền thống nào?
A. Nghề làm gốm.
B. Nghề trồng chè.
C. Nghề dệt vải.
D. Nghề làm tranh dân gian.
Câu 12: Theo em, tại sao chúng ta phải giữ gìn và tiếp nối các nghề truyền thống của dân tộc?
A. Vì các nghề truyền thống là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tạo nên các giá trị văn hoá của dân tộc.
B. Vì các làng nghề là nơi lưu giữ và phát triển tinh hoa văn hoá dân tộc.
C. Vì các làng nghề đem lại giá trị về kinh tế, tạo ra việc làm và thu nhập cho rất nhiều gia đình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Đâu là thứ tự đúng để tạo ra một sản phẩm thổ cẩm truyền thống hoàn chỉnh?
A. Bật bông tơi => Kéo thành sợi dài => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.
 B. Bật bông tơi => Xe bông thành chỉ => Kéo thành sợi dài => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.
C. Bật bông tơi => Kéo thành sợi dài => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Dệt => Phơi khô.
D. Kéo thành sợi dài => Bật bông tơi => Xe bông thành chỉ => Ngâm màu => Phơi khô => Dệt.
Câu 14: Nghề nào sau đây thường xuyên phải làm việc ở môi trường nhiều khói bụi?
A. Thợ xây.
B. Cảnh sát.
C. Luật sư.
D. Kĩ sư.
Câu 15: Khi đường ống nước trong nhà bị vỡ, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa? 
A. Thợ sửa ống nước.
B. Thợ thủ công.
C. Thợ điện.
D. Thợ may.
Câu 16: Đâu là phẩm chất cần có của người làm nghề truyền thống?
A. Kiên nhẫn.
B. Chăm chỉ.
C. Trách nhiệm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 17: Chúng ta có thể tái chế các vật dụng nào sau đây?
A. Xốp.
B. Chai, lọ bằng nhựa, thuỷ tinh.
C. Giấy ướt.
D. Pin.
Câu 18: Hoạt động nào dưới đây góp phần gìn giữ các nghề truyền thống?
A. Truyền nghề cho các thế hệ sau.
B. Khuyến khích mọi người sử dụng các sản phẩm truyền thống.
C. Quảng bá du lịch gắn liền với các làng nghề truyền thống.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Khi phân loại rác, nhóm chất thải dễ phân huỷ bao gồm: 
A. Cao su, thuỷ tinh, nhựa,...
B. Vải, quẩn áo cũ,...
C. Thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây,...
D. Túi nilon, đĩa CD, cặp nhiệt độ,... 
Câu 20: Em nên có thái độ như thế nào với nghề nghiệp của bố mẹ? 
A. Tự hào về nghề nghiệp của bố mẹ.
B. Cố gắng học tập, rèn luyện để sau này có thể làm những công việc đáng tự hào như bố mẹ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 21: Bố của C làm lái xe công nghệ. Mỗi buổi sáng bố thường chở C đến trường. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố C. Mặc dù vậy, C vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nếu là C, em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn kia?
A. Bỏ ngoài tai lời của nhóm bạn.
B. Mách với thầy cô giáo.
C. Nói với nhóm bạn về giá trị nghề nghiệp của bố và khuyên các bạn phải biết tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
D. Cãi nhau với các bạn để bảo vệ bố.
Câu 22: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vai trò của việc phân loại rác?
A. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
B. Góp phần làm tăng thu nhập cho các công nhân vệ sinh môi trường.
C. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
D. Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường.
Câu 23: Trường em có bác bảo vệ rất vui tính, làm việc có trách nhiệm. Vào giờ ra chơi, bạn T thường ra cổng nói chuyện với bác bảo vệ và cùng bác làm một số việc như: đánh trống báo giờ, ghỉ chép những người ra vào trưởng,... Theo em, hành động của T thể hiện điều gì? 
A. T luôn có thái độ tôn trọng với mọi người, dù ở bất cứ ngành nghề nào  .
B. T rất giả tạo, luôn muốn lấy lòng mọi người.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 24: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về các hiện tượng thời tiết?
A. Bầu năng, mướp đắp mua, dưa đại hạn.
B. Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy.
C. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 25: Việc làm trong học tập nào sau đây là sai và không giúp rèn luyện các yếu tố tạo nên giá trị của nghề?
A. Luôn cẩn thận, trung thực.
B. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
C. Đi học đúng giờ.
D. Kiên trì giải các bài tập khó.
Câu 26: Tại sao trồng cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu?
A. Cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí, giúp giảm hiệu ứng nhà kính.
B. Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm, giúp làm sạch không khí.
C. Giúp giữ đất, giữ nước ở các sườn núi, hạn chế sạt lở, lũ lụt,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 27: Những việc làm cụ thể nào trong học tập có thể rèn luyện các yếu tố tạo nên giá trị của nghề?
A. Đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập đúng hạn.
B. Kiên trì giải các bài tập khó.
C. Luôn để đồ dùng để gọn gàng, ngăn nắp.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 28: Theo em, là một học sinh, chúng ta cần rèn luyện cho mình những phẩm chất nào?
A. Yêu nước, nhân ái.
B. Chăm chỉ.
C. Trung thực, có trách nhiệm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 29: Cười mỉm là cười như thế nào?
A. Cười không phát ra tiếng.
B. Cười với âm lượng nhỏ.
C. Cười với âm lượng hơi to.
D. Cười với âm lượng to đến rất to.
Câu 30: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?
A. Cãi nhau to tiếng trên đường.
B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.
C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.
D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.
Câu 31: Để giữ gìn vệ sinh lớp học, em không nên làm hành động nào dưới đây?
A. Lau dọn bàn ghế, cửa sổ,... thường xuyên. Tích
B. giấy rác trong ngăn bàn, cuối tuần vứt một thể.
C. Mỗi ngày trực nhật đều lau bảng, giặt khăn lau bảng sạch sẽ.
D. Đề nghị với cô giáo để trồng một vài loại cây xanh ở cửa sổ lớp học.
Câu 32: Khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, chúng ta nên có thái độ như thế nào?
A. Khó chịu.
B. Tức giận.
C. Vui vẻ, biết ơn.
D. Thờ ơ, không quan tâm.
Câu 33: Thấy có người chen ngang, không chịu xếp hàng khi mua vé tham quan, em nên làm gì?
A. Trực tiếp góp ý, yêu cầu họ không chen ngang như vậy.
B. Cũng chen hàng như họ để nhanh chóng mua được vé.
C. Đùn đẩy người phía trước để người chen hàng kia không có chỗ đứng mua vé.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 34. Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?
A. Qua internet.
B. Qua báo, đài.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 35: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
A. Làm mất mĩ quan đô thị.
B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 36: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.
B. Phát huy các giá trị văn hoá.
C. Phát triển du lịch và xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 37: Khi có người nói chuyện to tiếng trong rạp chiếu phim, em nên làm gì?
A. Lặng lẽ đổi chỗ để tiếp tục xem phim.
B. Không lên tiếng vì mọi người xung quanh cũng không ai có ý kiến gì.
C. Góp ý nhẹ nhàng, yêu cầu họ nói chuyện bé tiếng lại.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 38: Quan sát và cho biết: Bức tranh dưới đây mô tả hoạt động của nghề truyền thống nào?
A. Nghề làm gốm.
B. Nghề trồng chè.
C. Nghề dệt vải.
D. Nghề làm tranh dân gian.
Câu 39: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?
A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 40: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?
A. Internet.
B. Tờ rơi, sách báo.
C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 41: Đâu là thứ tự đúng để làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh?
A. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm.
B. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Tráng men => Trang trí hoa văn =>  Nung đốt sản phẩm.
C. Làm đất => Tạo hình sản phẩm gốm => Trang trí hoa văn => Nung đốt sản phẩm => Tráng men.
D. Tạo hình sản phẩm gốm => Làm đất => Trang trí hoa văn => Tráng men => Nung đốt sản phẩm.
Câu 42: Ai là người có trách nhiệm giữ gìn các nghề truyền thống?
A. Tất cả mọi người.
B. Nghệ nhân ở các làng nghề.
C. Học sinh, sinh viên.
D. Những người trưởng thành.
Câu 43: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là câu tục ngữ nói về nghề nào?
A. Thợ điện.
B. Làm nông.
C. Kinh doanh.
D. Tài xế.
Câu 44: Theo em, một người nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào? 
A. Có trách nhiệm.
B. Trung thực.
C. Chăm chỉ.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 45: “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào?
A. Nhân viên văn phòng.
B. Giáo viên.
C. Thẩm phán.
D. Nhà báo.
Câu 46: Là một học sinh, em có thể làm gì để giảm thiểu biến đổi khí hậu? 
A. Đi bằng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đến trường.
B. Tắt các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà, khỏi lớp.
C. Trồng cây xanh tại nhà, ở cửa sổ lớp học,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 47: Nghề nào có thể tạo ra các đồ vật như: giường, tủ, bàn ghế,... để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày? 
A. Kĩ thuật viên.
B. Công nhân.
C. Thợ mộc.
D. Kiến trúc sư.
Câu 48: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vai trò của việc phân loại rác?
A. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm.
B. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
C. Góp phần làm tăng thu nhập cho các công nhân vệ sinh môi trường. D. Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường.
Câu 49: Khi đi siêu thị, D thường mang túi vải từ nhà đi để đựng và rất hạn chế việc sử dụng túi nilon. Việc làm của D đem lại lợi ích gì? 
A. Nhanh và gọn nhẹ hơn.
B. Tiết kiệm chi phí.
C. Giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra môi trường.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 50: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ tôn trọng đối với người lao động? 
A. Không tắt điện khi ra khỏi phòng.
B. Dành thời gian đọc sách báo, tìm hiểu về các nghề truyền thống.
C. Không mời nước bác thợ sửa ống nước khi bác đến nhà mình sửa chữa.
D. Phớt lờ các bác nhân viên vệ sinh ở khu chung cư.
Câu 51: Hành động nào sau đây thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với người lao động? 
A. Để thừa cơm và thức ăn
B. Mua ủng hộ và động viên bác bán trứng ở chợ khi bác không bán được hàng.
C. Sẵn lòng giúp cô lao công đẩy xe rác nặng.
D. Không gần ngại cùng bố mẹ đẩy rau ra chợ bán. 
Câu 52: Tại sao trồng cây xanh là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm thiểu biến đổi khí hậu?
A. Cây hấp thụ CO2, loại bỏ và dự trữ carbon trong khi giải phóng oxy trở lại vào không khí, giúp giảm hiệu ứng nhà kính.
B. Cây hấp thụ mùi hôi và các loại khí gây ô nhiễm, giúp làm sạch không khí.
C. Giúp giữ đất, giữ nước ở các sườn núi, hạn chế sạt lở, lũ lụt,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 53: Yếu tố nào sau đây ở người lao động không tạo nên giá trị của nghề?
A. Đúng thời gian.
B. Cẩu thả.
C. Kiên trì.
D. Tận tâm.
Câu 54: Theo em, giữa các nghề: giáo viên, công nhân, lao công, chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng với nghề nào?
A. Giáo viên.
B. Công nhân.
C. Lao công.
D. Cả ba nghề đều đáng được tôn trọng như nhau.
Câu 55: Đi làm đúng giờ, không đi muộn, về sớm là biểu hiện của yếu tố nào?
A. Gọn gàng.
B. Tận tâm
C. Kiên trì.
D. Đúng thời gian.
Câu 56: Theo em, là một học sinh, chúng ta cần rèn luyện cho mình những phẩm chất nào?
A. Yêu nước, nhân ái.
B. Chăm chỉ.
C. Trung thực, có trách nhiệm.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 57 : Những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng người lao động
Câu 58: Tại nơi em sống có những thiên tai nào và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân tại địa phương em như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_hoc_ky_ii_mon_hoat_dong_trai_nghiem_6_nam_hoc.docx