Tiết 11, 12: Viết bài tập làm văn số 1 văn tự sự Đề: Người ấy ( bạn, thầy, người thân.....) sống mãi trong lòng tôi. Hết Đỏp ỏn: Yêu cầu: - HS xác định đúng kiểu bài tự sự. - Xác định được ngôi kể, nói được kỉ niệm khó phai về đối tượng ấy. Gợi ý: I/. Mở bài. - Giới thiệu được đối tượng sẽ kể. - ấn tượng khó phai về người ấy. II/. Thân bài. - Kể lại những kỉ niệm khó phai, những tình cảm sâu sắc. * Chú ý: Xác định trình tự kể: - Theo thời gian, không gian. - Theo diễn biến của sự việc. - Theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc... III/. Kết bài. - Khẳng định tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với người ấy. - Mong ước của bản thân dành cho người ấy. * Biểu điểm: + Điểm 9, 10: - Bài viết xác định đúng kiểu bài, xác định được ngôi kể. - Kể một cách chân thành, cảm động về người đã để lại cho mình những ấn tượng khó quên. - Văn viết trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Không sai lỗi chính tả. + Điểm 7, 8: Trình bày khá đầy đủ những yêu cầu đề ra. Văn viết khá trôi chảy, mạch lạc, ít lỗi về dùng từ, đặt câu. + Điểm 5, 6: Biết cách kể song diễn đạt chưa trôi chảy. Có sai chính tả. Điểm 3, 4: Kể còn lan man, chưa xác định đúng yêu cầu cuả đề. Văn viết lủng củng, sai nhiều chính tả. + Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. Viết bài tập làm văn số 2 Đề: “ Nếu là người được chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao thì em hãy ghi lại câu chuyện đó như thế nào?. Hết Đỏp ỏn: + Yêu cầu: - HS xác định đúng kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Xác định đúng ngôi kể ( Xưng tôi, ngoài lão Hạc, ông Giáo). + gợi ý: I/ Mở bài. - Giới thiệu hoàn cảnh chứng kiến câu chuyện. - Giới thiệu khái quát nội dung câu chuyện sẽ kể. II/ Thân bài. 1/. Kể lại Lão Hạc bán chó như thế nào. + Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng...của Lão khi tâm sự với ông Giáo. + Dáng vẽ cử chỉ và nét mặt...................... + Tình cảm của Lão Hạc đối với cậu Vàng khi đã bán nó đi. 2/. Kể lại thái độ, cử chỉ, nét mặt, giọng nói của ông Giáo trong khi được nghe Lão Hạc tâm sự. 3/. Cảm nghĩ của bản thân em đối với ông giáo và Lão Hạc. III/ Kết bài. - ấn tượng của em khi chứng kiến câu chuyện trên. - Suy nghĩ về số phận của người nông dân trước CMT8. + Biểu điểm: + Điểm 9, 10: - Xác định đúng kiểu bài tự sự, có sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp. - Dùng đúng ngôi kể, ghi lại câu chuyện xúc động, tình cảm chân thành, nội dung kể hoàn chỉnh. - Văn viết trôi chảy, mạch lạc, không sai lỗi chính tả. + Điểm 7, 8: Trình bày khá đầy đủ những yêu cầu đề ra ( Có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm ). Văn viết khá trôi chảy, mạch lạc, vấp ít lỗi về dùng từ, đặt câu. + Điểm 5, 6: Biết cách kể chuyện, có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm song diễn đạt chưa trôi chảy, còn sai chính tả. Điểm 3, 4: Kể còn lan man, chưa xác định đúng yêu cầu của đề. Văn viết lủng cũng, sai nhiều chính tả. + Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. Tiết: 41 Kiểm tra văn học Đề bài: I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái của đáp án em cho là đúng nhất. Đọc đoạn văn: " Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mũ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại: - Mày dại quá! Vào Thanh Hoá đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá , sắm sửa cho và bế em bé chứ. Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...". Câu 1: Văn bản "Trong lòng mẹ" của tác giả nào ? A. Thanh Tịnh B. Nam Cao C. Ngô Tất Tố D. Nguyên Hồng Câu 2: Hồi kí "Những ngày thơ ấu" thuộc phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 3: Vì sao em biết Hồi kí "Những ngày thơ ấu" thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu (2)? A. Vì hồi kí trình bày diễn biến sự việc. B. Vì hồi kí tái hiện trạng thái sự vật, con người . C. Vì hồi kí bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Vì hồi kí nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. Câu 4: Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghi luận Câu 5: Vì sao em biết đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã khoanh tròn ở câu (4)? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc . B. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. C. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người. D. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. Câu 6: Theo em chất trữ tình thấm đượm ở đoạn trích" Trong lòng mẹ" được tạo nên từ đâu? A. Từ nội dung câu chuyện kể về hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng. B. Từ những cảm xúc căm giận, xót xa, yêu thương đều lên đến cao độ, thống thiết. C. Từ các hình ảnh giàu gợi cảm, gây ấn tượng, nhất là lời văn mê say khác thường như được viết trong dòng cảm xúc dạt dào. D. Tất cả đều đúng. Câu 7: í nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích "Trong lòng mẹ" ? A. Giàu chất trữ tình. B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm. D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo. Câu 8: Văn bản "Trong lòng mẹ" được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Câu 9: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của văn bản " Trong lòng mẹ" ? A. Văn bản chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của bé Hồng. B. Văn bản chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. C. Văn bản chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng. D Văn bản chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp me. Câu 10: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua văn bản " Trong lòng mẹ" ? A. Là một chú bé phải chịu nhiều đau khổ. B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm. C. Là một chú bé có tình thương yêu vô bờ bến đối với mẹ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 11: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào? Giá những cổ tục đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi" A. Hoạt động của miệng B. Hoạt động của răng C. Hoạt động của lưỡi. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 12: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào? " Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực." A. Cảm xúc của con người. B. Suy nghĩ của con người C. Thái độ của con người. D. Hoạt động của con người II. Tự luận: ( 7 điểm) 1. Em có suy nghĩ gì về số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua hai văn bản "Tức nức vỡ bờ"- Ngô Tất Tố và " Lão Hạc" của Nam Cao? (2 đ) Học xong văn bản " Chiếc lá cuối cùng", theo em vì sao có thể nói " Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác của cụ Bơ- men ? (2 đ ) 3. Đóng vai nhân vật Giôn- xi nói lên những suy nghĩ sau khi biết cụ Bơ- men đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu mình. (3đ) Đáp án: I. Trắc nghiệm: 3điểm (Mỗi câu đúng 0,25đ) Câu 1: D; Câu 2: C. Câu 3: A. Câu 4: C; Câu 5: B; Câu 6: D; Câu 7:C; Câu 8:A Câu 9: C; Câu 10:D; Câu 11:D; câu 12:C; II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 đ) HS trả lơì được các ý sau: - Số phận của người nông dân trước CM tháng Tám: cuộc sống bần cùng, nghèo khổ, bế tắc. - Luôn bị áp bức, bóc lột, coi thường. Câu 2: (2đ) - Chiếc lá được cụ Bơ- men vẽ đẹp, rất giống chiếc lá thật - Vẽ bằng tấm lòng và tình thương yêu của cụ đối với Giôn- xi - Để cứu sống Giôn- Xi ,cụ đã đánh đổi cả mạng sống của mình Câu 3: (3đ) - HS đóng vai nhân vật Giôn- xi trình bày những suy nghĩ của nhân vật về sự việc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, thương tiếc cụ Bơ- men. yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn gọn,lời văn có cảm xúc, nội dung tốt. Tiết 55, 56: Viết bài tập làm văn số 3 Đề: “ Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. .Hết.. Gợi ý: I/. Mở bài. - Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam. II/. Thân bài. - Giới thiệu nguồn gốc, chất liệu, hình dáng, màu sắc. - Giới thiệu quy trình làm nón. - Vai trò và tác dụng của chiếc nón trong đời sống, sinh hoạt của người Việt Nam. III/. Kết bài. - Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam. + Biểu điểm: + Điểm 9, 10: - Bài viết hoàn chỉnh các ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh. Không sai lỗi chính tả, trình bày sạch sẽ đẹp. + Điểm 7, 8: Trình bày khá đầy đủ các ý song diễn đạt chưa thật mạch lạc. + Điểm 5, 6: Đã trình bày được 1 số ý, song còn sai ít lỗi diễn đạt, chính tả Điểm 3, 4: Chưa nắm được phương pháp thuyết minh, bài viết còn sơ sài, thiếu ý. + Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. Tiết 60: Kiểm tra Tiếng Việt Đề bài: Phần I : Trắc nghịêm : (3điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Khoanh tròn chữ cái của đáp án em cho là đúng nhất ‘’ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ‘’ Câu 1 : Trong đoạnvăn trên cómấy từ thuộc trường từ vựng về người(bộ phận cơ thể người) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2 : Trong đoạn văn trên có mấy từ thuộc trường từ vựng về hoạt động của người ? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 3 : Trong đoạn văn trên có mấy từ tượng hình ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4 : Trong đoạn văn trên có mấy câu ghép ? A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 5 : Các từ cùng trường từ vựng ‘’thời gian’’ sau đây từ nào có ý nghĩa khái quát ? A. Hoàng hôn B. Ngày C. Buổi trưa D. Bình minh Câu 6 : Trong các từ sau đây từ nào là từ tượng hình ? A. Sung sướng B. Mơn man C. Rạo rực D. Còm cõi Câu 7 : Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ? A. Lênh khênh B. Vi vu C. Móm mém D. Nghênh nghênh Câu 8 : Từ nào sau đây không cùng trường nghĩa với từ ‘’bơ vơ ‘’ ? A. Chơ vơ B. Lận đận C. Lẻ loi D. Trơ trọi Câu 9 : Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ ? Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp. . Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Xe kia rồi ! Lại cả ông toàn quyền đây rồi. Câu 10 : Câu hay nhóm từ sau đây không có trợ từ ? Ngay cả nó cũng không tin tôi. Em muốn chết là một tội. Em thật là một con bé hư. Cứ mỗi năm vào độ rét, cây mận lại trổ hoa. Câu 11 : Trong các từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ ? Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không ? Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Không, ông giáo ạ ! Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Câu 12 : Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả dùng để làm nổi bật hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong văn bản’’Cô bé bán diêm’’ ? A. Tương phản B. ẩn dụ C. So sánh D. Liệt kê Phần II : Tự luận (7 điểm) Câu 1 : (1 điểm) Điền vào D từ có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở A,B, C Khúc khích Khanh khách Tủm tỉm ................................. Câu 2 : (1 điểm) Gạch chân dưới những từ (câu) có sử dụng biện pháp nói quá ? Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi (Ca dao) Mùa hạ đi rồi, em ở đây Con ve kêu nát cả thân gầy. Câu 3 : (1 điểm) Cho thông tin ‘’An lau nhà’’ Hãy thêm tình thái từ để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến. A................................................................ B................................................................ Câu 4 : (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ, gạch chân và chỉ rõ các từ đó. Đáp án : Phần trắc nghiệm : Câu 1 : B ; Câu 2 : D ; Câu 3 : A ; Câu 4 : C ; Câu 5 : B ; Câu 6 : D ; Câu 7 : B ; Câu 8 : B ; Câu 9 : C ; câu 10 : B ; Câu 11 : B ; Câu 12 : A Phần tự luận : Câu 1 : D. Cười Câu 2 : Cắn tiền vỡ đôi Con ve kêu nát cả thân gầy Câu 3 :A. An lau nhà à ? B. An lau nhà đi ! Câu 4 : HS viết đoạn văn ngắn gọn, có sử dụng các trợ từ, thán từ, tình thái từ và chỉ rõ. Tuỳ theo mứcđộ kết quả của bài làm GV cho điểm phù hợp. Điểm 4,3 : Đoạn văn viết hay, diễn đạt mạch lạc, có sử dụng đủ các từ loại theo yêu cầu. Điểm 2,1 : Nội dung được, có sử dụng nhưng chưa đầy đủ, còn sai lỗi chính tả, dùng từ....
Tài liệu đính kèm: