Đề kiểm tra thi học kỳ 2 - Khối lớp 9 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thi học kỳ 2 - Khối lớp 9 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra thi học kỳ 2 - Khối lớp 9 môn: Lịch sử thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
TRƯỜNG THCS: ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KỲ 2 - KHỐI LỚP 9
 Tổ: Sử-Địa-GDCD MÔN: LỊCH SỬ
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (1.5 điểm)
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? (3.0 điểm)
Câu 3: Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (3.0 điểm)
Câu 4: Tại sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? (1.5 điểm)
Câu 5: Trước và sau hiệp định Sơ bộ , ta có chủ trương với Pháp và Tưởng?(1.0 điểm)
-Hết-
TRƯỜNG THCS: ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KỲ 2 - KHỐI LỚP 9
 Tổ: Sử-Địa-GDCD MÔN: LỊCH SỬ
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (1.5 điểm)
Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? (3.0 điểm)
Câu 3: Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (3.0 điểm)
Câu 4: Tại sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? (1.5 điểm)
Câu 5: Trước và sau hiệp định Sơ bộ , ta có chủ trương với Pháp và Tưởng?(1.0 điểm)
-Hết-
Đáp án 
Câu 1
1.5
- Chính trị: Giặc ngoại xâm đe dọa cả 2 miền
 + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.
 + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.Ngoài ra trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp
 + Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng giữa lúc chính quyền cách mạng chưa được củng cố.
0.75
- Kinh tế:
 + Nạn đói vẫn chưa khắc phục . Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn . 
 + Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.
0.5
- Văn hóa – xã hội: 
 + Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề.
 + Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
0.25
à Tất cả những khó khăn trên đã diễn ra cùng một lúc, vận mệnh của dân tộc ta bị đe dọa như “Ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 2
3.0
So sánh
Chiến tranh cục bộ
Việt Nam hóa chiến tranh
Giống nhau
- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều bị phá sản.
Khác nhau
Thời gian
1965-1968
1969-1973
Quy mô
Mở rộng cả nước
Toàn cõi Đông Dương
Biện pháp tiến hành
Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc.
Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Kết quả
Bị phá sản vào giữa năm 1968
Bị phá sản và cuối năm 1973
Nhận xét
Tuy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” quy mô cả Đông Dương nhưng không mạnh bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
0.5
0.5
1.0
0.5
0.5
Câu 
3
3.0
*Hoàn cảnh lịch sử: 
 - Ngày 31-3-1968, sau đòn bất ngờ Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mĩ bắt đầu nói đến thương lượng.
 - Tháng 5-1968 đàm phám hai bên: VNDCCH và Hoa Kì. 
 - Tháng 1-1969 đàm phán bốn bên: Có thêm MTDTGPMNVN và VNCH. Cuộc đàm phán diễn ra gay gắt, nhiều lúc phải gián đoạn.
Sau thất bại trận “Điện biên phủ trên không” Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
*Nội dung của hiệp định Pa ri:
 - Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
 - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
 - Hoa Kì cam kết rút hết quân đội của mình và quân đồng minh. Cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
 - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
 - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị .
 - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
 - Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương .
*Ý nghĩa:
 - HĐ Pa ri về VN là thắng lợi của sự kết hợp của đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
 - Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi, để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
0.25/ý
Câu 4
1.5
 - Đây là chiến dịch lớn nhất trong cuôc Tỏng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Với chiến dịch này, quân và dân ta đã đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn, tạo ra chiến thắng có ý nghĩa quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến toàn thắng. Trên cơ sở này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
à Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
0.5
1.0
Câu 5
1.0
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
0.5
0.5
-hết-

Tài liệu đính kèm:

  • docLich_su_HKII_De_thi_chon.doc