Đề kiểm tra tham khảo học kì II (2015 - 2016 ) môn: Vật lý 6 thời gian: 60 phút

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 867Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tham khảo học kì II (2015 - 2016 ) môn: Vật lý 6 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tham khảo học kì II (2015 - 2016 ) môn: Vật lý 6 thời gian: 60 phút
PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM
TRƯỜNG THCS TRUNG AN
ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO HỌC KÌ II (2015-2016 )
MÔN: VẬT LÝ 6
Thời gian: 60 phút 
 I.Phần trắc nghiệm: (3đ) : Học sinh chọn câu đúng nhất để trả lời mỗi câu 0,25đ.
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây có thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc động.
C. Đòn bẩy. D. Pa lăng.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một vật rắn ?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật giảm.
D. Khối lượng riêng của vật tăng.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Câu 4: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ?
A. Khối lượng riêng. B. Trọng lượng.
C. Khối lượng. D. Trọng lượng riêng.
Câu 5: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu. 
 B. Nhiệt kế thủy ngân. 
C. Nhiệt kế y tế.
D. Nhiệt kế thủy ngân , Nhiệt kế y tế.
 Câu 6: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây , cách sắp xếp nào là đúng?
A. Khí, lỏng , rắn. B. Lỏng , khí, rắn.
C. Rắn, khí,lỏng. D. Rắn ,lỏng, khí.
Câu 7: Pham vi đo của nhiệt kế y tế là:
A. 340c đến 400c. B. 350c đến 400c.
C. 350c đến 420c. D. 340c đến 420c.
Câu 8: Khi đúc đồng người ta áp dụng hiện tượng vật lý nào sau đây?
A. Nóng chảy. B. Đông đặc.
C. Bay hơi. D. Nóng chảy và đông đặc.
Câu 9: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà?
A.Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
B.Vì lát như thế là rất lợi gạch.
C.Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố.
D.Các phương án trên đều đúng.
Câu 10: Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng?
A.Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
B.Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
C.Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
D.Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Câu 11: Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng:
A.Càng tăng. B.Càng giảm.
C.Không thay đổi. D.Càng tăng, càng giảm. 
Câu 12: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A.Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ.
C.Hơ nóng cả nút và cổ lọ. D.Hơ nóng đáy lọ.
 II. Phần tự luận: 7 điểm
 Câu 1: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí? ( 2 điểm)
 Câu 2: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? ( 2 điểm)
 Câu 3:Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc? ( 2 điểm)
 Câu 4: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? ( 1điểm)
ĐÁP ÁN
I.Phần trắc nghiệm: 1D,2C,3C,4A,5B,6D,7C,8D,9A,10B,11B,12B.
II.Phần tự luận:
 Câu 1: 
*Giống nhau: 
- Các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.(0,5 đ)
*Khác nhau:
 + Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0,5 đ)
 + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. ( 0,5 đ)
 + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.(0,5 đ)
 Câu 2: Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài. ( 2 điểm)
Câu 3: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. (2điểm) 
 Câu 4: - Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi đun nóng trong lò. (0,5 đ)
 - Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. (0,5đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 6.doc