ĐỀ SỐ 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương VII: Bài tiết ( 3 tiết) - Các sản phẩm bài tiết - Đơn vị chức năng của thân -Xác định sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận. Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu Số câu 3 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% 2 1 33,3% 1 2 66,7% Chương VIII Da (2 tiết) Biết được cấu tạo da, -Sự bong ra của tầng sừng Giải thích được đặc điểm thích nghi của da Số câu 3 Số điểm 3 Tỉ lệ 30 % 1 câu 0,5đ 16,7% 1 câu 0,5đ 16,7% 1 2 66,6% Chương IX: Thần kinh và giác quan (13 tiết) Biết được đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. -Chức năng của dây thần kinh tủy Xác định được đúng loại phản xạ Phân biệt được sự khác nhau giữa 2 phản xạ Số câu 4 Số điểm 3 Tỉ lệ 30% 1 câu 0,5đ 16,7% 2 1,5 50% 1 1 33,3% Chương X: Tuyến nội tiết (5 tiết) Vai trò tuyến tụy Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10 % 1 1 100% Tổng số câu 11 Tổng điểm 10 Tỉ lệ 100% 4 2 20% 5 5 50% 2 3 30% ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm): Chọn ý đúng trong các câu sau rồi ghi vào giấy làm bài: 1.1. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của bài tiết: a. Khí oxi. b. Nước tiểu c. Mồ hôi. d. Khí cacbônic. 1.2. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: a. Bóng đái và ống đái b.Thận và cầu thận. c. Cầu thận, nang cầu thận và ống thận. d. Ống thận và ống đái. 1.3. Da có cấu tạo lần lượt từ ngoài vào trong là: a.Lớp mỡ dưới da, lớp biểu bì, lớp bì. b.Lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da, lớp bì. c.Lớp bì, lớp biểu bì, lớp mỡ dưới da d.Lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da 1.4. Các tế bào da thường bong ra ngoài là của: a. Tầng tế bào sống b. Lớp sắc tố c.Lớp mô liên kết d. Tầng sừng. 1.5. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là: a.Tế bào thần kinh b.Tế bào biểu bì. c.Tế bào cơ vân d. Tế bào cơ trơn 1.6. Chức năng của dây thần kinh tủy: a. Dẫn truyền xung thị giác b. Dẫn truyền xung cảm giác và xung vận động c. Dẫn truyền xung thính giác d. Không dẫn truyền Câu 2: (2 điểm) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? Câu 3: (2 điểm) a. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi ướt không thấm nước? b.Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc? Câu 4: (2 điểm) Cho 2 ví dụ về phản xạ. a- Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. b-Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc. Phản xạ nào có điều kiện; phản xạ nào không có điều kiện? Hãy chỉ ra một đặc điểm so sánh để phân biệt 2 phản xạ trên. Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu vai trò của tuyến tụy trong sự điều hoà lượng đường trong máu? ĐÁP ÁN ĐỀ 1: Câu Nội dung Điểm Câu 1 ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a c d d a b 0,5 .6 Câu 2 ( 2 điểm ) * Sự tạo thành nước tiểu - Quá trình lọc máu ở cầu thận - Quá trình hấp thụ lại ở ống thận - Quá trình bài tiết tiếp ở ống thận * Các thói quen sống khoa học: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. - Khẩu phần ăn hợp lý: không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua; không ăn thức ăn ôi thiu; uống đủ nước. - Đi tiểu đúng lúc. 0,25 đ 0,25 đ 0,5đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 3 ( 2 điểm) a. Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau nên da không thấm nước. - Trên da có tuyến tiết chất nhờn nên da luôn mềm mại. b- Ta nhận biết cảm giác nhờ da có nhiều cơ quan thụ cảm ( đầu mút của thần kinh) 0,5 đ 0,5 đ 1 đ Câu 4 ( 2 điểm) Phản xạ a là có điều kiện Phản xạ b là không có điều kiện Đặc điểm: Phản xạ a : phải học ( được dạy, sợ bị phạt, thói quen) Phản xạ b : bẩm sinh ( tự nhiên có; tự cơ thể phản ứng lại) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5 ( 1 điểm) -Vai trò của các hoocmôn tuyến tuỵ: đường > 0,12%; tế bào bêta tiết insulin Glucozơ Glicôge đường < 0,12%; tế bào anpha tiết glucagôn - Nhờ tác động đối lập của 2 loại hoocmôn tuyến tuỵ giúp tỉ lệ đường huyết luôn ôn định đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường. 0,5 đ 0,5 đ ĐỀ SỐ 2 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương VII: Bài tiết ( 3 tiết) Những quá trình tạo thành nước tiểu Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức Số câu 2 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% 1 1 50% 1 1 50% Chương VIII Da (2 tiết) Giải thích được đặc điểm thích nghi của da Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % 1 2 100% Chương IX: Thần kinh và giác quan (13 tiết) Các biện pháp bảo vệ và giữ gìn tai Xác định được đúng loại phản xạ Phân biệt được sự khác nhau giữa 2 phản xạ Số câu 3 Số điểm 4 Tỉ lệ 40% 2 3 75% 1 1 25% Chương X: Tuyến nội tiết (5 tiết) Nguyên nhân, hậu quả của bướu cổ Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % 1 2 100% Tổng số câu 7 Tổng điểm 10 Tỉ lệ 100% 1 1 10% 4 6 60% 2 3 30% ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2 điểm) Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính thức ở điểm nào? Câu 2: (2 điểm) a. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi ướt không thấm nước? b.Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc? Câu 3: ( 2 điểm) Biện pháp vệ sinh tai? Câu 4: (2 điểm) Cho 2 ví dụ về phản xạ. a- Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ. b-Trời rét, môi tím tái, người run cầm cập và sởn gai ốc. Phản xạ nào có điều kiện; phản xạ nào không có điều kiện? Hãy chỉ ra một đặc điểm so sánh để phân biệt 2 phản xạ trên. Câu 5: (2 điểm ) Nói rõ nguyên nhân và tác hại của bệnh bướu cổ do thiếu i ốt? ĐÁP ÁN ĐỀ 2: Câu Nội dung Điểm Câu 1 ( 2 điểm) * Sự tạo thành nước tiểu - Quá trình lọc máu ở cầu thận - Quá trình hấp thụ lại ở ống thận - Quá trình bài tiết tiếp ở ống thận * Nước tiểu đầu khác nước tiểu chính thức : - Nước tiểu đầu chứa ít chất cặn bã, độc hại và còn nhiều chất dinh dưỡng - Nước tiểu chính thức chứa nhiều chất cặn bã, độc hại và gần như không còn các chất dinh dưỡng. 0,25 đ 0,25 đ 0,5đ 0,5 đ 0, 5 đ Câu 2 ( 2 điểm) a. Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau nên da không thấm nước. - Trên da có tuyến tiết chất nhờn nên da luôn mềm mại. b- Ta nhận biết cảm giác nhờ da có nhiều cơ quan thụ cảm ( đầu mút của thần kinh) 0,5 đ 0,5 đ 1 đ Câu 3 ( 2 điểm ) - Giữ gìn tai sạch - Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai hay lấy ráy. - Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai. - Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn để bảo vệ màng nhĩ và các tế bào thụ cảm thính giác. 0, 5 đ 0,5đ 0,5đ 0, 5 đ Câu 4 ( 2 điểm) Phản xạ a là có điều kiện Phản xạ b là không có điều kiện Đặc điểm:Phản xạ a : phải học ( được dạy, sợ bị phạt, thói quen) Phản xạ b : bẩm sinh ( tự nhiên có; tự cơ thể phản ứng lại) 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 5 ( 2 điểm) -Nguyên nhân của bệnh bướu cổ do thiếu i ốt: hoocmôn tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động kết quả là tuyến phì to ra thành bướu. -Trẻ bị bệnh chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. 1 đ 1 đ
Tài liệu đính kèm: