Đề kiểm tra một tiết môn Địa Lý Lớp 8 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Thái Học

doc 7 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Địa Lý Lớp 8 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Địa Lý Lớp 8 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Trường THCS Nguyễn Thái Học
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ 
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ KINH TẾ
NỘI DUNG (chủ đề)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta (Số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số)
- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng dân số nước ta.
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, phân tích bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta qua các năm 1989-1999 để thấy rõ sự thay đổi cơ cấu dân số của nướ ta
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta.
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư đô thị ở nước ta.
- Giải thích sự phân bố dân cư không đều.
- Phân tích bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
LAO ĐỘNG VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.
- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới.
- Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê. 
- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
- Xác định vị trí các ngư trường trọng điểm.
- Nêu vai trò của từng loại rừng.
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
- Phân tích bản đồ, lược đồ lâm nghiệp, thủy sản hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm cá.
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ.
- Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung
- Biết xác định trên lược đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, bến cảng lớn, các sân bay, các cảng lớn.
- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ.
- Phân tích số liệu, lược đồ giao thông vận tải hoặc Atlat Địa lí Việt Nam nhận xét cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Tư duy tổng hợp theo năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp; năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp dân cư, kinh tế; năng lực vẽ biểu đồ, năng lực sử dụng hình, tranh ảnh...
KIỂM TRA VIẾT MỘT TIẾT
Tuần 8. 
Tiết 18.
NKT: /10/2015
1.MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
	- Học sinh biết nhận xét được tình hình phân bố dân cư nước ta. 
	- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ. Biết phân tích và xử lý số liệu.
	- Học sinh hiểu số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
1.2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng nhật xét biểu đồ, vẽ biểu đồ.
1.3.Thái độ:
	- Có ý thức tự giác, nghiêm túc, trung thực khi kiểm tra. 
2.XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA:
	- Kiểm tra tự luận. 
3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT:
Nội dung
(chủ đề)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng cộng
Thấp
Cao
Đặc điểm cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ.
- Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
 2đ
20%
1 câu
 2đ
20%
Địa lí dân cư.
- Nêu nhận xét sự phân bố dân cư nước ta.
Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
 3đ
30%
1 câu
 2đ
20%
2 câu
 5đ
50%
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản.
- Phân tích bảng số liệu của ngành lâm nghiệp.
- Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ. Nhận xét. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
 1đ
10%
1 câu
 2đ
20%
1 câu
 3đ
30%
Tổng số câu
 Số điểm
Tỉ lệ
2 câu
 5đ
50%
1 câu
 2đ
20%
1 câu
 1đ
10%
1 câu
 2đ
20%
4 câu
 10đ
100%
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1 (2,0 điểm)
 Cho biết cơ cấu ngành dịch vụ? Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? 
Câu 2 (3,0 điểm)
Qua đoạn văn dưới đây, em hãy nêu nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. Giải thích nguyên nhân ( Nguồn niên giáp thống kê 2011)
 “ Sự phân bố dân cư nước ta ở đồng bằng tập trung 75% số dân cà nước, diện tích chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng 1258,6 người/km2; đồng bằng sông Cửu Long 427,0 người/km2. Trong khi đó ở trung du và miền núi diện tích rộng lớn chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng số dân chỉ chiếm 25% số dân cả nước. Mật độ dân số Tây Nguyên 97,0 người/km2; trung du miền núi Bắc Bộ 119,0 người/km2 ”. 
Câu 3 (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì 1990 – 2010, em hãy nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta.
 Năm 
Tiêu chí
1990
1995
2000
2003
2010
Số dân thành thị 
(nghìn người)
Tỉ lệ dân thành thị (%)
12880,3
19,51
14938,1
20,75
18771,9
24,18
20869,5
25,80
26880,4
30,6
Câu 4 (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng nước ta năm 2000 (nghìn ha) 
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Tổng cộng
4733,0
5397,5
1442,5
11573,0
Tính tỉ lệ % các loại rừng.
Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu các loại rừng nước ta năm 2002. Nhận xét 
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1: (2,0 điểm)
Mức đầy đủ:
	- Cơ cấu ngành dịch vụ gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. (0,5 đ)
	- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế. (0,5 đ)
	- Tạo ra mối liên hệ giũa các vùng trong và ngoài nước. (0,5 đ)
	- Tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. (0,5 đ)
Mức không đầy đủ: Trả lời được 2 hoặc 3 ý.
Mức không tính điểm: Các ý khác hoặc không trả lời.
Câu 2: (3,0điểm)
Mức đầy đầy đủ: Các đáp án a,b.
a) Nhận xét:
- Dân cư nước ta phân bố không đều. (0,5đ)
 +Tập trung đông ở đông bằng và các đô thị (mật độ dân số cao nhất là đồng bằng sông Hồng 1258,6 người/km2). (0,5đ)
 + Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên (mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên 97 người/km2). (0,5đ)
b) Giải thích:
- Vùng đồng bằng, ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi và cao nguyên. (0,5đ)
- Đồng bằng ven biển là khu vực khai thác lâu đời, có trình độ phát triển lực lượng sản xuất. (0,5đ)
- Nhân dân có tập quán trồng lúa nước ở đồng bằng (0,5 đ)
Mức không đầy đủ: Trả lời được 1 ý a hoặc ý b.
Mức không tính điểm: Các lựa chọn khác hoặc không trả lời.
Câu 3: (2,0 điểm)
Mức đầy đầy đủ
 - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta đều tăng. (1,0 đ)
+ Số dân thành thị tăng: từ 12880,3 lên 26880,4 nghìn người. (0,5đ)
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,51 % lên 30,6 %. (0,5đ)
Mức không đầy đủ: Trả lời được 1 trong 3 ý trên.
Mức không tính điểm: Các lựa chọn khác hoặc không trả lời.
Câu 4 (3,0đ)
Mức đầy đầy đủ
- Tính được tỉ lệ %.
- Vẽ biểu đồ đúng, chia tỉ lệ chính xác.
- Nhận xét được.
a/ Tính tỉ lệ % (0,75đ)
- Rừng sản xuất = 4733 x 100: 11573 = 40,9%
- Rừng phòng hộ = 5397,5 x 100: 11573 = 46,6%
- Rừng đặc dụng = 1442,5 x 100: 11573 = 12,5%
b/ Vẽ biểu đồ: (1,5đ)
40,9 %
Biểu đồ cơ cấu rừng nước ta năm 2000
c/ Nhận xét: (0,75)
+ Rừng phòng hộ và rừng sản xuất chiếm tỉ lệ lớn. (lớn nhất là rừng phòng hộ 46,6%)
+ Rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ (12,5%). 
Mức không đầy đủ: Trả lời được 1 trong 3 ý trên.
Mức không tính điểm: Các lựa chọn khác hoặc không trả lời.
4. Câu hỏi và bài tập củng cố:
	Thu bài kiểm tra, nhận xét tiết kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
	+ Đối với bài học tiết học này: Về xem lại các câu hỏi kiểm tra.
	+ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài “Thương mại và du lịch.”
	Tìm hiểu nội thương là gì, ngoại thương là gì?
	Cho ví dụ về tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch tự nhiên.
6. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày 9 tháng 10 năm 2015
Duyệt của tổ phó
Dương Nguyễn Thu Trang

Tài liệu đính kèm:

  • docKT1 TIET DIA 9 HKI TP-TN ĐA HOAN CHINH.doc