Đê kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Sơn Tây

doc 4 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 1088Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đê kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Sơn Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đê kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Thi chọn học sinh giỏi cấp trường - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Sơn Tây
 PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG SƠN
TRƯỜNG THCS SƠN TÂY
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÍ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút( Không kể giao đề)
Bài 1. a) Một người dự định đi bộ về thăm quê, may nhờ được bạn đèo đi xe đỡ một quãng nên chỉ sau 2 giờ 05 phút đã về đến nơi. Biết vận tốc lúc đi bộ là 6 km/h, lúc đi nhờ xe là 25 km/h, đoạn đường đi bộ dài hơn đoạn đường đi xe là 2,5km. Hãy tính độ dài đoạn đường về thăm quê.
b) Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai cùng xuất phát một lúc với vận tốc tương ứng là v1 = 10 km/h và v2=12 km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau của người thứ ba với hai người trước là 1 giờ. Tìm vận tốc của người thứ ba?
Bài 2. Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40 cm2, cao h = 10cm có khối lượng m = 160g.
A, Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước.Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3.
B, Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện 4cm2 sâu ∆h và lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3. Khi thả vào nước người ta thấy mực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu ∆h của khối gỗ?
Bài 3. Để đưa vật có khối lượng 80kg lên độ cao 1,2m bằng một mặt phẳng nghiêng càn tác dụng một lực 160N. Biết hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 60%. Tính:
a, Chiều dài mặt phẳng nghiêng
b, Công của lực ma sát 
c, Lực ma sát
Bài 4. Hai gương phẳng hình chữ nhật G1, G2 giống nhau được ghép chung theo một cạnh tạo thành góc như hình vẽ
(Điểm M1, M2 nằm trên hai gương và OM1 = OM2). Trong khoảng giữa hai gương gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đến vuông góc với G1, sau khi phản xạ ở G1 thì đến G2, sau khi phản xạ ở G2 thì đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc M1 M2. Tính góc ?
 ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM THI
Năm học:2014-2015
Bài 1 ( 6 điểm )
a ( 3 điểm)
Nội dung
Biểu điểm
Tóm tắt đúng ,đủ ,có đổi đơn vị
0,5 điểm
- Viết được biểu thức tính t1,t2 từ công thức tính vận tốc
- Từ đó có t1 + t2 = 125/60 s
=> t1 = 125/60 - t2 (1)
- Theo đàu bài có: S1 = S2 + 2,5 ( 2)
- Giải (1) và (2) tìm được t1 = 105/60 ; t2 = 20/60
Từ đó tìm được S1 = 10,5km ; S2 = 8km
- Độ dài đoạn đường về thăm quê là S = S1 + S2 = 18,5km
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b, ( 3 điểm)
Nội dung
Biểu điểm
Tóm tắt đúng ,đủ ,có đổi đơn vị
0,25 điểm
- Tính được quãng đường người thứ nhất và người thứ hai đi được sau 30 phút. S1 = 5km ; S2 = 6km
- Người thứ ba xuất phát sau hai người trên 30 phút. Gọi t1 ,t2 là thời gian người thứ ba xuất phát cho đến khi gặp lần lượt hai người trên.Khi đó người thứ ba đi được các quãng đường tương ứng là: 
 S3 = v3. t1 ; S3’ = v3. t2 
- Sau t1 ,t2 người thứ nhất và người thứ hai đi được các quãng đường:
 S1’ = 5 + v1. t1 ; S2’ = 6 + v2. t2 
-Người thứ ba gặp người thứ nhất khi:
 S3 = S1’=> v3. t1 = 5 + v1. t1 => t1 = 5/ (v3 – 10) 
 -Người thứ ba gặp người thứ nhất khi:
 S3’ = S2’=> v3. t2 =6 + v2. t2 => t2 = 6/ (v3 – 12) 
Theo đầu bài : t2 – t1 = 1
 => v32 - 23 v3 +120 = 0 
Giải pt ta có v3 = 15 và v3 = 8
Xuất phát từ đầu bài cho v3 = 15 km/h là phù hợp.
Vậy vận tốc của người thứ ba là 15 km/h
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Bài 2 ( 5 điểm )
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Tóm tắt đúng ,đủ ,có đổi đơn vị
0,5 điểm
a
-Vẽ hình ,đặt x là phần nổi trên mặt nước .lập luận chỉ ra khi khối gỗ nổi thì trọng lực cân bằng với lựcđẩy Ác – si – mét: 
 P = FA
0,5 điểm
- Viết các biểu thức tương ứng: 10.m = d0.S.(h-x)
-Thay các dữ kiện tính được x = 6 ( cm)
0,5 điểm
0,5 điểm
b
-Tìm được khối lượng của khúc gỗ sau khi khoét:
m 1= D1(S.h - ∆s.∆h) = m.(1 - ∆s.∆h/S.h)
-Tìm được biểu thức khối lượng chì lấp vào:
m 2= D2..∆s.∆h 
-Khối lượng tổng cộng : M = m1 + m2
Mặt khác : P = FA
 =>10. d0.S.(h-x) = 10.M
	=>∆h = 5,5 cm
0,75 điểm
0,75 điểm
0, 5 điểm
1 điểm
Bài 3 ( 4 điểm )
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Tóm tắt đúng ,đủ ,có đổi đơn vị
0,5 điểm
a
-Viết được các biểu thức:
 + Công có ích : Aci = P.h = 10.m.h =960(J)
 + Công của lực nâng vật: Atp = Aci / H =1600 (J)
-Chiều dài mặt phẳng nghiêng:
 Atp= F.s => s = 10m
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
b
-Công của lực ma sát:
 Ams = Atp - Aci = 640 (J)
0,75 điểm
c
-Ta có :
 Ams= Fms.s
Lực ma sát giữa ván và thùng:
 Fms = Ams / s =64 (N)
0,5 điểm
0,75 điểm
Bài 4. 5 điểm
( góc có cạnh tương ứng vuông góc )
( I2N1 là đường pháp tuyến của G2 )
cân tại O 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Vat_li_lop_8_nam_hoc_20152016.doc