PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH SỐ 1 VÂN HÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Cuối học kỳ I - Năm học: 2015 - 2016 Họ và tên học sinh: .... Lớp: 4 Điểm Lời phê của giáo viên ..... ..... ..... ..... ..... A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt Cho bài văn sau: NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biết pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hoá bướm vàng. I. Đọc thành tiếng : Đọc đoạn văn bản trên. II. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút) : Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ngoài giờ học, các bạn nhỏ trong bài bắt bướm ở đâu? A. Bờ sông B. Vườn rau C. Trên nương Câu 2: Để tả màu sắc của các con bướm, tác giả đã dùng: A. Trắng, xanh, vàng, đen. B. Trắng, vàng, nâu, xanh, đen. C. Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen, nâu. Câu 3: Dáng bay của loại bướm nhỏ đen kịt được tác giả so sánh với hình ảnh gì? A. Màu nhung lụa. B. Đôi mắt to tròn, dữ tợn. C. Tàn than của những đám đốt nương. Câu 4: Loại bướm nào bay theo đàn líu ríu như hoa nắng? A. Con bướm quạ. B. Con xanh biết. C. Bướm trắng. Câu 5: Loại bướm nào rụt rè, nhút nhát? A. Con bướm quạ. B. Con bướm vàng. C. Bướm trắng. Câu 6: Tìm một từ trái nghĩa với từ “Nhân hậu” rồi đặt câu với từ đó. .Câu 7: Em hãy đặt một câu hỏi để thể hiện thái độ khen hoặc chê. ... PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH SỐ 1 VÂN HÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Cuối học kỳ I - Năm học: 2015 - 2016 ( Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: .... Lớp: 4 Điểm Lời phê của giáo viên ..... ..... ..... ..... ..... B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: (Nghe viết) : Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4 - tập 1 - trang 129). “ Từ : Sáng sáng, ông cầm que... là người văn hay chữ tốt”. II. Tập làm văn:Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) (khoảng 35 phút) Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập của em mà em yêu thích. PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỶ TRƯỜNG TH SỐ 1 VÂN HÁN GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Cuối học kỳ I – Năm học: 2015 - 2016 A. KIỂM TRA ĐỌC: (5đ) I. Đọc thành tiếng ( 1 đ) * GV cho HS đọc bài: “ Những cánh bướm bên sông” và đặt câu hỏi phù hợp nội dung từng đoạn cho HS trả lời. II. Đọc thầm, làm bài tập ( 4đ) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A B C C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6: (1đ): Tìm đúng từ: độc ác, nham hiểm, thâm độc : 0,5đ Đặt câu đúng: 0,5đ Câu 7: (0,5đ) Đặt câu đúng B. KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm) I. Chính tả: (nghe - viết) (2 điểm). Bài viết: Văn hay chữ tốt - Giáo viên đọc đoạn: (Từ : Sáng sáng, ông cầm que... là người văn hay chữ tốt - Tiếng Việt 4 - tập 1 - trang 129) học sinh nghe – viết (thời gian 15 phút). - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Bốn lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 điểm. - Chữ viết hoa không rõ ràng, trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm. II. Tập làm văn: (3 điểm) (thời gian làm bài 35 phút). - Viết được bài văn tả đồ chơi đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (3 điểm). 1- Mở bài: (0,25 điểm). Giới thiệu đồ vật định tả 2- Thân bài: (2,5 điểm). a) Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về màu sắc, chất liệu) b) Tả hoạt động (những hoạt động nổi bật) 3- Kết bài: (0,25 điểm).Nêu cảm nghĩ ( công dụng) của đồ vật được tả
Tài liệu đính kèm: