Đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì II Khối 5 - Năm học: 2017-2018

doc 9 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì II Khối 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt giữa học kì II Khối 5 - Năm học: 2017-2018
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II KHỐI 5
NĂM HỌC: 2017-2018
Mạch kiến thức, 
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
KQ
TL
HT Khác
TNKQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
HT Khác
TN
KQ
TL
HT khác
TN
KQ
TL
Ht khác
Đọc
Đọc thành tiếng
Số câu
1
Số điểm
3
Đọc – hiểu
Số câu
03
01
02
02
02
04
06
Câu số
1,2,7
3
4,8
5,9
6,10
1,2,3,7
4,5,6,8, 9, 10
Số điểm
1,5
0,5
1
2
2
2
5
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
01
01
01
01
01
03
Câu số
7
8
9
10
7
8,9,10
Số điểm
0,5
0,5
1
1
0,5
2,5
Viết 
a, Chính tả
Số điểm
2
2
b, Đoạn bài
Số điểm
8
8
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Thời gian : 85 phút
( Không kể thời gian giao đề)
 Điểm
Bằng số: 
Bằng chữ:...
Họ tên học sinh:Lớp:.............
GT1:..GT 2:. 
GK1: GK2:.
i. Chính tả - Nghe viết:
II. PHẦN ĐỌC- HIỂU: 
Cho văn bản sau: 
 CHIẾC KÉN BƯỚM
 Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
 Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
 (Theo Nông Lương Hoài)
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: 
 Có một anh chàng..một cái kén bướm.
Câu 2: Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? 
 A. Khỏi bị ngạt thở. B.	Nhìn thấy ánh sáng. 
 C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. D. Bò loanh quanh.
Câu 3: Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào?
 Viết câu trả lời của em:
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.
Thông tin
Trả lời
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu.
Đúng / Sai
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm.
Đúng / Sai
Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng.
Đúng / Sai
Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại.
Đúng / Sai
Câu 5: Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén ?
Câu 6 Đóng vai chú bướm nhỏ, viết vào dòng trống những điều chú bướm muốn nói với chàng thanh niên. (Viết 2-3 câu)
Câu 7: Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì? 
A.Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có..
B.Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi. 
	C. Sức mạnh để làm những việc phi thường.
D. Sức mạnh bình thường.
Câu 8: Hai câu “Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ” được liên kết với nhau bằng cách nào. ?
Viết câu trả lời của em:
Câu 9:Câu “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy từ láy đó là các từ nào?
 Câu 10: Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
Viết câu trả lời của em:
c
III. Tập làm văn
Đề bài: Trong khuôn viên trường em có trồng rất nhiều các loài cây Em hãy tả lại một cây mà em thích nhất.
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
	Hà Nội đêm về thật đẹp và thật yên tĩnh. Thành phố đã rũ bỏ chiếc áo khoác đầy bụi bặm, xô bồ của ban ngày, đem về miền yên lành, tĩnh lặng. Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước Hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục vắng dần những dòng xe qua. Cả không gian phố phường đông đúc dần chìm vào bóng đêm với ánh đèn vàng ấm áp.
 Theo: Tạp chí tác phẩm mới
Câu hỏi 1: Hình ảnh nào trong đoạn văn cho thấy Hà Nội về đêm thật yên tĩnh và thanh bình?
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
San hô là thực vật hay động vật
	Nhiều người vẫn nghĩ san hô là thực vật sống dưới đáy biển vì dựa vào hình dáng của nó. Nhưng thực chất san hô là loài động vật bậc thấp. Dưới đáy biển nhiều loại san hô khác nhau liên kết tạo thành những quần thể san hô với những màu sắc rực rỡ, trở thành nơi sinh sống và ẩn nấp của những sinh vật như cá, tôm, rắn biển.
	Ngày nay, do tác động xấu của biến đổi khí hậu, các dải san hô đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Các nhà khoa học nhận định con người là tác nhân lớn nhất trực tiếp đe dọa sự sống còn của các rặng san hô tuyệt đẹp
Câu hỏi 2: Tác nhân lớn nhất gây đe dọa trực tiếp loài san hô là gì?
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
PHẦN VIẾT
Giáo viên đọc cho học sinh viết
Nghĩa thầy trò
 Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: 
	- Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
	Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
	Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
 Theo Hà Ân
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
MÔN TIẾNG VIỆT 5 GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
PHẦN ĐỌC- HIỂU: 7 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
Tìm thấy
0,5đ
C
0,5đ
0,5đ
0,5 đ
1đ
1 đ
A
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
Câu 3: Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm. (0,5 đ)
Câu 4: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 đ)
Thông tin
Trả lời
Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu.
	 Đúng 
Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm.
Sai
Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng.
 Sai
Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại.
 Đúng 
Câu 5: (1 đ)Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa.
Câu 6: (1 đ) Cảm ơn anh đã có lòng tốt giúp đỡ tôi nhưng mong anh hãy để cho tôi tự chui ra. Cho dù có khó khăn nhưng khi tôi tự chui ra được thì tôi đã thực sự trưởng thành.
Câu 8: (0,5 đ) Dùng từ ngữ nối ( từ “vì thế”)
Câu 9: (1đ ) có hai từ láy đó là từ: dễ dàng, nhăn nhúm.
Câu 10: (1 đ) 3 vế câu. Vế 1 nối với vế 2 bằng quan hệ từ, vế 2 nối trực tiếp với vế 3 bằng dấu phẩy.
PHẦN VIẾT: ( 10 điểm)
1.Chính tả nghe - viết ( 2điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm
2.Tập làm văn: ( 8 điểm)
a. Yêu cầu của đề:
- Thể loại: Văn tả cây cối .
b. Thang điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 8 điểm.
+ Đúng cấu tạo bài văn tả cây cối
Mở bài: 1 điểm
+ Giới thiệu cây mà em định tả.
+ Nêu thời điểm em quan sát cây đó.
Thân bài: (4 điểm): 
- Tả bao quát toàn bộ cây. (1 điểm)
- Tả từng bộ phận của cây hoặc sự thay đổi của cây theo thời gian. (1 điểm)
- Chú ý khi tả vận dụng các giác quan: Thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác(1 điểm)
- Tả cảnh thiên nhiên xung quanh, hoạt động của con người ( học sinh, bác lao công) động vật ( chim chóc, ong bướm..) liên quan đến cây đó.(1 điểm)
- Kết bài: (1 điểm)
+ Nêu được cảm nghĩ của mình về về cái cây đó.
- Chữ viết, chính tả(0,5 điểm)
- Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm)
- Sáng tạo (1 điểm)
 Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5;...).
 PHÒNG GD&ĐT VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TH HY CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 
MÔN TIẾNG VIỆT 5 GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017 – 2018
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)
Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm 
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng 
tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm 
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 
Đáp án câu hỏi 1: Ví dụ: Đường phố thưa thớt, vài người làm ca đêm hối hả phóng xe về. Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác trở nên yên tĩnh sau lễ hạ cờ. Hồ Hoàn Kiếm sau 11 giờ đêm chỉ còn lại vài đôi trẻ bên ghế đá và mấy nhóm người tập thể dục khuya. Tháp Rùa soi bóng mặt nước Hồ Gươm lung linh, quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục vắng dần những dòng xe qua.
Đáp án câu hỏi 2: Các nhà khoa học nhận định con người là tác nhân lớn nhất trực tiếp đe dọa sự sống còn của các rặng san hô tuyệt đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_giua_hoc_ki_ii_khoi_5_nam_hoc_201.doc