Đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm lớp 3 - Năm học: 2016-2017

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm lớp 3 - Năm học: 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm lớp 3 - Năm học: 2016-2017
Ma trận đề thi cuối năm môn Tiếng Việt lớp 3
Năm học 2016 – 2017
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.
- Hiểu ý chính của đoạn văn.
- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.
Số câu
2
2
1
1
5
1
Số điểm
1
1
1
1
3
1
Kiến thức Tiếng Việt: 
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Viết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Như thế nào? Bao giờ?...
- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.
- Nhận biết và đặt được câu có biện pháp nhân hóa, so sánh.
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
0.5
0.5
1
2
Tổng
Số câu
3
3
1
1
1
7
2
Số điểm
1.5 
1.5
1
1
1
4
2
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 3
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1-2
3-4
5
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
3
Câu số
7
8
9
Tổng số câu
3
3
2
1
9
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
 (Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
 Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
 Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền ngảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
 - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
 Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
 - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1- 0.5đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2- 0.5đ)
.....
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (M2 - 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3 – 1đ)
Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em.
.....
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (M4 – 1đ)
.....
..
7. Hãy viết tìm 1câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?”. (M1- 0.5đ)
.....
8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: 
(M2- 0.5)
Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: 
(M3- 1)
Vịt con đáp
 - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút)
Mùa thu trong trẻo
 Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức
 Nguyễn Văn Chương
2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn Tiếng Việt lớp 3
 A. Kiểm tra đọc
I) Đọc hiểu: (6 điểm – 35 phút)	
Câu 1: Đáp án (0,5 điểm)
Câu 2: Đáp án (0,5 điểm)
Câu 3: Đáp án A (0,5 điểm)
Câu 4: Đáp án C (0,5 điểm)
Câu 5: Thứ tự cần điền: 1: Để trú đông; 2: Để giúp Én con bay được qua sông; 3: Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. (1 điểm)
Câu 6: Ô trống 1; 2 điền dấu ! (0,5 điểm)
 Ô trống 3 điền dấu?
Câu 7: (0,5 điểm)
 - Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố 
	- Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! 
 - Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
Câu 8: Câu C
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
 	I) Chính tả: ( 4 điểm- 15-20 phút)
– Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 70 chữ /15 phút) 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi):1 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
* Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa): trừ 0.5 điểm. Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.
 II) Tập làm văn: (6 điểm 25-30 phút)
Học sinh kể được một hay nhiều việc làm tốt để bảo vệ môi trường như làm trực nhật lớp, không vứt rác, giấy ra lớp hay thường xuyên lau bàn, ghế, cửa sổ dọn vệ sinh sân trường , nơi ở 
Yêu cầu
Điểm
Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài
3
Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả
1
Biết đặt câu, dùng từ
1
Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_cuoi_nam_lop_3_nam_hoc_2016_2017.doc