Đề kiểm tra môn Địa Lý Khối 6 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Nguyễn Ngọc Hiền

doc 6 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Khối 6 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Nguyễn Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Địa Lý Khối 6 - Học kỳ I năm học 2015-2016 - Nguyễn Ngọc Hiền
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP TÂY NINH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC.
I. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH THEO CHỦ ĐỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG LỚP 6 HỌC KỲ I:
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
Trái Đất
- Trình bày được tự quyay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất, hướng thời gian, quỹ đạo và tính chất của Mặt Trời 
Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
- Nêu tên được các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp.
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của Trái Đất.
- Biết được tỉ lệ lục địa, và đại dương và sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất.
- Giải thích được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Kể ra được các ngày trong năm nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau.
- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nêu đặc điểm địa hình, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi núi.
- Nêu được các khái niệm khoáng sản, mỏ khoáng sản, và nêu được công dụng các mỏ khoáng sản phổ biến.
- Hiểu được 4 dạng địa hình (núi, đối, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh
- Đọc bản đồ lược đồ.
- Kể tên được các dạng địa hình chính của tỉnh Tây Ninh.
- Nêu được giá trị, ý nghĩa của dạng địa hình bình nguyên đối với phát triển nông nghiệp.
Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tranh ảnh, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 2/11/2015. 
1. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Giúp học sinh ghi nhớ kiến thức khái quát và vững chắc về kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội.
- Kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản của các chủ đề: về Vị trí các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Ý nghĩa quan trọng của Trái Đất trong hệ MT.
- Cách xác định toạ độ địa lí và phương hướng trên bản đồ.
- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả của vận động đó.
- Rèn và cũng cố kỹ năng về cách xác định tọa độ địa lý của một địa điểm, xác định phương hướng trên bản đồ..
 - Kiểm tra ở 3 cấp độ nhân thức: Nhân biết, thông hiểu, vận dụng.
2. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra tự luận.
3.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I: MÔN: ĐỊA LÍ 6
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
1/ Trái Đất 
 Biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của từng lớp ?
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? 
 Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 
 3 đ
 30 %
1 
 3 đ
 30 %
2 
 6đ 
 60 %
2. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Phân biệt 2 dạng địa hình: bình nguyên và cao nguyên.
- Địa phương em có những dạng địa hình nào? 
 - Ý nghĩa của bình nguyên đối với phát triển nông nghiệp ?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 
 2 đ
 20 %
1/2
1 đ
10%
1/2
1 đ
10%
2 
 4 đ 
 40 %
TS câu 
TS điểm
Tỉ lệ
 2
 5đ
50%
1
 3đ
30%
1/2
 1đ 
10%
1/2
 1đ 
10%
4
 10đ
100%
 A. CÂU HỎI.
Câu 1 (3 điểm): 
Dựa vào hình vẽ dưới đây, em hãy cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Kể ra? Nêu đặc điểm của lớp vỏ?
Câu 2 (3 điểm): 
Dựa vào hình vẽ dưới đây và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? 
b. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau ?
Câu 3 (2 điểm): 
Dựa vào hình vẽ dưới đây:
Em hãy phân biệt 2 dạng địa hình: bình nguyên và cao nguyên ?
Câu 4 (2 điểm): 
Địa phương em có những dạng địa hình nào ? Hãy cho biết ý nghĩa của bình nguyên đối với phát triển nông nghiệp ?
B. GỢI Ý TRẢ LỜI:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
3 điểm
Mức đầy đủ:
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, lớp ở giữa là lớp trung gian và lớp trong cùng là lõi. 
- Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất:
 + Lớp vỏ Trái Đất: dày từ 5 - 70 km, vật chất ở trạng thái rắn chắc. càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ 10000C. 
Mức tương đối đầy đủ: trả lời được 1 trong 2 ý trên.
Mức không tính điểm: trả lời các ý khác hoặc không trả lời. 
1,5 đ
1,5 đ
Câu 2
3 điểm
Mức đầy đủ:
a. Nguyên nhân: 
- Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trên mặt phẳng quỹ đạo nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. 
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, lúc đó là mùa nóng của nửa cầu đó và ngược lại. 
b. Nửa cầu Bắc và Nam nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau vào ngày 21-3 và ngày 23-9. 
Mức tương đối đầy đủ: trả lời được 2 trong 3 ý trên.
Mức không tính điểm: trả lời các ý khác hoặc không trả lời. 
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
Câu 3
2 điểm
Mức đầy đủ:
- Bình nguyên: Độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 200m. Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. 
- Cao nguyên: Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. Có sườn dốc, nhiều khi dựng thành vách. 
Mức tương đối đầy đủ: trả lời được 2 trong 3 ý trên.
Mức không tính điểm: trả lời các ý khác hoặc không trả lời. 
1,0 đ
1,0 đ
Câu 4
2 điểm
Mức đầy đủ:
- Địa phương em (Tây Ninh) có các dạng địa hình chủ yếu là: núi, đồi, đồi dốc thoải và đồng bằng. 
- Bình nguyên (đồng bằng) do phù sa bồi tụ thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm, dân cư đông đúc,
Mức tương đối đầy đủ: trả lời được 2 trong 3 ý trên.
Mức không tính điểm: trả lời các ý khác hoặc không trả lời. 
1,0 đ
1,0 đ
Duyệt của tổ phó
Dương Nguyễn Thu Trang
Ngày .. tháng 11 năm 2015
GVBM
Nguyễn Ngọc Hiền
Duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docBẢNG MÔ TẢ ĐỊA 6 (2).doc