Đề kiểm tra kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LƯƠNG I
Họ và tên: ....................................
Lớp: ............................................
Giáo viên coi: ..............................
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2017 – 2018
Môn: Tiếng Việt :Lớp 5
Thời gian: 25 phút
 Số phách: ...............................................
Số phách: ...............................................
Điểm
Nhận xét của giáo viên
.
GV chấm kí
A - BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I - Đọc thành tiếng (3 điểm) 
II - Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) – Thời gian 25 phút
Đọc thầm mẩu chuyện sau:
Hai mẹ con
 Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Vì vậy, nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
 Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
 Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
 	Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
 (Theo: Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1: Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? (0,5 điểm)
A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D . Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. 
Câu 2: Theo em, khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? (0,5 điểm)
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen. 
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Câu 3: Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ? (0,5 điểm)
.....
Câu 4: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (1 điểm)
.....
.
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các cách liên kết câu trong đoạn đầu của bài (từ: “Lần đầu mẹ đưacách ký tên” )? (0,5 điểm)
A. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ.
B. Lặp từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
C. Thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
D. Lặp từ ngữ; thay thế từ ngữ; dùng từ ngữ nối.
Câu 6: Xác định DT, ĐT,TT trong các từ được gạch chân dưới đây: (1 điểm)
 Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
Câu 7: Xác định thành phần cấu tạo câu trong những câu sau: (0,5 điểm)
 Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo 
dọc thân cây dẻ, mổ lách cách.
Câu 8: Gạch chân từ không thuộc nhóm từ trong các dãy từ sau: (1 điểm)
 a. chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chăm sóc, chăm làm.
 b, đoàn kết, chung sức, ngoan ngoãn, hợp lực, gắn bó, muôn người như một.
 c, tự hào, anh hùng, gan dạ, dũng cảm, dũng mãnh, quả cảm.
Câu 9: Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và nêu rõ tác dụng của dấu phẩy đó. (1 điểm)
Câu 10: Trong câu văn : “ Chiếc giá để sách mà mẹ em mua có giá là 120 000 đồng” có mối quan hệ là: 
A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa
B. Từ nhiều nghĩa D. Từ trái nghĩa
B - BÀI KIỂM TRA VIÊT
I. Chính tả: (2 điểm) HS viết bài: “Tà áo dài Việt Nam" ( TV5 tập 2, trang 122) đoạn từ: “Từ đầu thế kỉ XX rộng gấp đôi vạt phải”.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
 Đề bài: Suốt những năm gắn bó dưới mái trường Tiểu học Phú Lương I, thầy cô nào em cũng quý cũng kính trọng. Bằng tình cảm của mình em hãy tả lại người thầy giáo
( cô giáo ) đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II – 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Câu 1: ( 0,5điểm) A
Câu 2: ( 0,5điểm) B
Câu 3: ( 0,5điểm) Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.
Câu 4: ( 1điểm) HS tự viết. Chẳng hạn: Mẹ ơi, con sai rồi. Con xin lỗi mẹ.
Câu 5: ( 0,5điểm) D
Câu 6: ( 1 điểm) 
 Mỗi khi Tết về là cả làng lại ra giếng lấy nước về đổ đầy chum vại để đón năm mới.
 DT ĐT DT ĐT DT ĐT TT DT ĐT DT
Câu 7: ( 1 điểm) 
 Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo 
 TN CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 
dọc thân cây dẻ, mổ lách cách.
 VN3
Câu 8: a - chăm sóc b- ngoan ngoãn c- tự hào
Câu 9: Đặt câu : 0,5 điểm
 Nêu tác dụng của dấu phẩy: 0,5 điểm
Câu 10: A: Từ đồng âm
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm- thời gian 15 phút) 
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra 
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 
- Ba lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định) .
II-.Tập làm văn (8 điểm) (45 phút)
- Bài viết đủ kết cấu 3 phần : phần mở bài, thân bài, kết bài
- Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.
- Thể hiện được tình cảm vào trong bài
- Bài viết không bị sai lỗi chính tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
- Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc