Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt

doc 55 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học sinh giỏi lớp 5 môn: Tiếng Việt
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 5
MÔN: TIẾNG VIỆT
TUẦN 1
	Câu 1: (1 điểm) - Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng nào không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh:
“A uôm ếch nói ao chuôm
Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
Âu âu, chó nói đêm thanh
Tetegà nói sáng banh ra rồi”.
 Trần Đăng Khoa.
	Câu 2: (0.5 điểm) - Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm đậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”.
 Tố Hữu.
	Câu 3: (1.5 điểm) - Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu mhân, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân.
Hãy sắp xếp các từ ấy thành 3 nhóm:
Tiếng nhân có nghĩa là “người”.
Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”.
Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
	Câu 4: (1 điểm) - Hãy viết lại 5 câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng.
	Câu 5: (2 điểm)
	 Trong bài : Bè xuôi sông La (TV lớp 4 tập 2) nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ?
	Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
	Câu 6 : (2 điểm)
	Hãy tả lại một cảnh vật thiên nhiên mà em yêu thích ( ngọn núi, cánh rừng, dòng sông, bãi biển, dòng thác, ).
Đáp án và cách cho điểm
	Câu 1 (1 điểm): Trong các câu thơ dưới đây, những tiếng không có đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh là: 
A ; uôm ; ếch ; ao ; âu ; âu.
	Câu 2 (0.5 điểm): Những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ trong bài là: 
Bầy – cây;
Dần – ngân – sân.
	Câu 3 (1.5 điểm): Xếp các từ chứa tiếng nhân thành 3 nhóm :
 a.Tiếng nhân có nghĩa là “người”: nhân loại, nhân tài, nhân viên, bệnh nhân, siêu nhân.
 b.Tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”: nhân ái, nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa.
 c. Tiếng nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”: nhân quả, nguyên nhân.
	Câu 4 (1 điểm): Năm câu tục ngữ hay ca dao có nội dung khuyên bảo về ăn mặc, đi đứng, nói năng là: 
Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi đâu mà vội mà vàng
 Mà vấp phải đá mà quàng phải dây.
Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
	Câu 5: (2 điểm)
	Đoạn thơ giúp ta giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương, nhà thơ đã nhân hóa sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy màu sắc trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm, những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: Bờ tre xanh im mát, mươn mướt đôi hàng mi. Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ vẻ đẹp của người con gái quê hương. Đó cũng là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
	Câu 6: (4 Điểm)
	Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh.
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn gọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽ( Giám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ có thể trừ điểm.
TUẦN 2
	Câu 1 : (1 điểm ) - Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.
 Hãy xắp xếp những từ trên thành các nhóm, theo hai cách:
a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy).
b. Dựa vào từ loại (danh từ, động từ, tính từ).
	Câu 2 (1 điểm): 
 Hãy tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây:
Nhanh, chậm, đen, trắng.
VD: nhanh như cắt.
	Câu 3: (1 điểm) - Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:
a. Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
 b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
 Câu 4: ( 1 điểm) - Từ thật thà trong các câu dưới đây là danh từ hay động từ, tính từ? Hãy chỉ rõ từ thật thà là bộ phận gì (giữ chức vụ nào) trong mỗi câu sau:
 a. Chị Loan rất thật thà.
 b. Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
 c. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
 d. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
 Câu 5: ( 2 điểm) - Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
 Nòi tre đâu chịu mọc cong
 Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
 Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam?
Câu 6:(4 điểm) - “ Cảnh vật trưa hè ở yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.”
 Dựa vào nội dung đoạn văn trên, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, em hãy tả lại cảnh vật một buổi trưa hè. (Bài văn dài khoảng 20-25 dòng).
Đáp án và cách cho điểm
Câu 1 (1 điểm): Sắp xếp những từ đã cho thành các nhóm đúng yêu cầu:
 a. Dựa vào cấu tạo(Cách 1): (0.5 điểm)
 - Từ đơn: vườn, ngọt, ăn;
 - Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập;
 - Từ láy: rực rỡ, chen chúc, dịu dàng.
 b. Dựa vào từ loại (cách 2): (0.5 điểm)
 - Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn;
 - Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn;
 - Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt.
Câu 2 (1 điểm):
 - Nhanh: nhanh như bay, nhanh như điện, nhanh như sóc, nhanh như tên bắn, nhanh như thổi,
 - Chậm: chậm như rùa, chậm như ốc sên
 - Đen: đen như mực, đen như quạ
 - Trắng: trắng như bông, trắng như mây
Câu 3(1 điểm): Xác định đúng bộ phận chủ ngữ (CN), bộ phận vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:
 a. Tiếng cá quấy tũng toẵng/ xôn xao quanh mạn thuyền.
 CN	VN
 b. Những gà nhỏ như những hòn tơ/ lăn tròn trên bãi cỏ.
 CN VN
Câu 4: ( 1 điểm) - Từ thật thà trong các câu đã cho là tính từ.
 - Tên gọi bộ phận (chức vụ) của từ thật thà trong mỗi câu như sau:
 a. Chị Loan rất thật thà. (thật thà là vị ngữ) ( 0,25điểm)
b. Tính thật thà của chị Loan khiễn ai cũng mến. (thật thà là định ngữ)( 0,25điểm)
c. Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe. (thật thà là bổ ngữ). ( 0,25điểm)
d. Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan. (thật thà là chủ ngữ). ( 0,25điểm)
Câu 5: ( 2 điểm)
* Chú ý những hình ảnh giàu ý nghĩa trong đoạn thơ:
- Hình ảnh:
 Nòi tre đâu chịu mọc cong 
 Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.
 Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất của con người Việt Nam: ngay thẳng, trung thực “đâu chịu mọc cong”, kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu “nhọn như chông”.
- Hình ảnh:
 Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con.
 Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: sẵn sàng chịu đựng mọi thử thách “phơi nắng phơi sương”, biết yêu thường, chia sẻ và nhường nhịn tất cả cho con cái, cho đồng loại “Có manh áo cộc, tre nhường cho con”.
Câu 6 (4 điểm)
- Học sinh cần dựa vào nội dung đoạn văn cho sẵn, kết hợp với sự tưởng tượng, để miêu tả cảnh vật một buổi trưa hè ở nơi mình đang sống (ở thành thị hoặc ở nông thôn, ở miền xuôi hoặc miền núi).
- Cảnh vật ở mỗi vùng miền có thể khác nhau, nhưng phải giống nhau ở chỗ: cảnh trưa hè , yêu tĩnh, nắng chói chang.
- Bài viết dài khoảng 20-25 dòng; viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu tả cảnh); đảm bảo các yêu cầu về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày,
TUẦN 3
Câu 1(1.5 điểm): Hãy xắp xếp các từ dưới đây thành nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm:
 Bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
Câu 2(1 điểm): Tìm từ đồng nghĩa với:
a. Nhỏ
b. Vui
c. Hiền 
Câu 3(1.5 điểm): Viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm từ mỗi câu sau:
a. Mặt trời mọc.
b. Bé Hà hát quan họ.
Câu 4(2 điểm): 
 Bóng mây
 Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hóa đám mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
 (Thanh Hào)
 Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ?
Câu 5(4 điểm): Em yêu nhất cảnh đẹp nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
Đáp án đề 3
Câu 1(1.5 điểm): 
- Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, rộng, thênh thang, thùng thình.
Có nghĩa chung: rộng.
- Nhóm 2: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, vắng teo.
Có nghĩa chung: vắng.
- Nhóm 3: lạnh lẽo, lạnh ngắt, lạnh buốt, cóng.
Có nghĩa chung: lạnh.
Câu 2(1 điểm): Từ đồng nghĩa với:
a. Nhỏ: bé, tí, bé nhỏ, nhỏ bé, tí hon
b. Vui: sướng, mừng, phấn khởi, vui mừng
c. Hiền: lành, hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân từ
Câu 3(1.5 điểm): Từ mỗi câu kể đã cho, viết lại thành 1 câu hỏi, 1 câu cầu khiến, 1 câu cảm (chủ yếu bằng cách thêm từ chuyên dùng ở mỗi kiểu câu) - tổng cộng 6 câu. Ví dụ: 
 	 Câu kể : a. Mặt trời mọc.
 b. Bé Hà hát quan họ. 
 Câu hỏi:
 a. Mặt trời mọc rồi à?
 b. Bé Hà hát quan họ phải không?
Câu cầu khiến:
 a. Mặt trời mọc đi! 
 b. Bé Hà háy hát quan họ đi!
Câu cảm: 
 a. A, mặt trời mọc rồi! 
 b. Ồ, bé Hà hát quan họ!
Câu 4(2 điểm): Nêu rõ được những nét đẹp về tình cảm của của người con đối với mẹ qua bài thơ Bóng mây:
- Thương mẹ phải làm việc thật vất vả: phơi lưng đi cấy cả ngày dưới trời nắng nóng (nắng như nung).
- Ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là tình thương vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Câu 5(4 điểm): Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng; viết đúng thể loại bài văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh). Nội dung bài cần chú ý cần đạt yêu cầu sau:
 - Tả rõ được vài nét nổi về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích nhất (cây đa, hoặc cánh đồng, mái đình, dòng sông, bến nước,).
 - Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc nêu cụ thể thành những ý riêng).
 Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả; trình bày sạch sẽ.
 Đề 4
Câu 1(1 điểm): 
Phân biệt nghĩa của từ “dành” và từ “giành” trong 2 câu sau:
- Em dành quà cho bé.
 - Con cố gắng giành điểm tốt.
 b. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ nói trên.
Câu 2(1 điểm): Thay từ in nghiêng trong các dòng dưới đây bằng những từ đồng nghĩa:
- Cánh đồng rộng.
- Bầu trời cao.
- Dãy núi dài.
- Nước sông trong.
Câu 3(0.5 điểm): Xác định CN, VN, TN trong câu sau:
- Trên nền cát trắng mịn, nơi ngực cô Mai tì xuống, đón lấy đường bay bọn giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Câu 4(1.5 điểm): “ Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
 Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày”
 (Tập 2)
Em hiểu nghĩa của từ “giàu”, “ngủ trưa”, “sang”, “say sưa” trong câu tục ngữ này như thế nào?
Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
Câu 5(2 điểm): Trong bài thơ “ Đàn bò trên đồng cỏ hoàng hôn”, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết: “ Đàn bò trên đồng cỏ xanh xanh
 Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”.
 Đọc hai dòng thơ trên, em thấy có gì mới lạ, có gì hay?
Câu 6(4 điểm): Tả cảnh trường em trước buổi học.
Đáp án đề 4
Câu 1(1 điểm): 
Phân biệt được nghĩa của từ dành và từ giành trong 2 câu đã cho:
- Em dành quà cho bé. ( Từ dành có nghĩa là để riêng cho ai đó một vật gì.)
- Em gắng giành điểm tốt. ( Từ gianh có nghĩa là cố đạt cho được kết quả về mình.)
 b. Từ đồng nghĩa với mỗi từ:
- Dành: để hoặc nhường
- Giành: giật hoặc đoạt
Câu 2(1 điểm): Từ in nghiêng có thể được thay thế như sau:
- Cánh đồng rộng ( bao la, bát ngát, mênh mông, thênh thang, bạt ngàn)
- Bầu trời cao ( thăm thẳm, cao thăm thẳm, cao vời vợi)
- Dãy núi dài (trùng điệp, chạy dài)
- Nước sông trong ( trong vắt, trong xanh, trong veo)
Câu 3(0.5 điểm): Xác định CN, VN, TN của câu sau:
-Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống, đón lấy đường bay của giặc, 
 TN 
 mọc lên / những bông hoa tím.
 VN CN
Câu 4(1.5 điểm): 
 a. Nghĩa của các từ: giàu, ngủ trưa, say sưa trong câu tục ngữ. Cụ thể: 
 - Giàu: có nhiều của cải, tiền bạc.
- Ngủ trưa: ý nói ngủ dậy muộn, lười biếng.
- Sang: sang trong, cao sang; ý nói có địa vị cao trong xã hội.
- Say sưa: ý nói đam mê rượu chè, cờ bạc, thích chơi bời hơn làm ăn.
 b. Câu tục ngữ này phê phán thói lười biếng. Như vạy câu tục ngữ khuyên chúng ta phải cần cù, chăm chỉ trong hoc tập, lao động.
Câu 5: ( 2 điểm)
Nêu rõ được cái lạ đồng thời là cái hay của hai dòng thơ chủ yếu được biểu hiện ở cách nói gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. Cảnh thực nhà thơ miêu tả ở đây là: Chiều muộn, hoàng hôn buông xuống, nhưng đàn bò vẫn mải miết gặm cỏ. Nói cách khác, đàn bò gặm cỏ trong cảnh hoàng hôn, cảnh chiều muộn. Cảnh thực đó được tái hiện qua sự tưởng tượng của nhà thơ: Ở đây, đàn bò dường như không chỉ gặm cỏ, mà gặm cả hoàng hôn bao trùm trên đồng cỏ, gặm cả những tia nắng cuối ngày còn sót lại trên đồng cỏ. Cảnh vật như hòa quyện với nhau thật thơ mộng.
Câu 6: ( 4 điểm)
	+ Yêu cầu chung:
- Biết cách viết bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc đúng về thể loại tả cảnh.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
+ Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau nhưng đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu quang cảnh chung của trường em vào trước buổi học. (1 điểm)
- Ngôi trường trước buổi học còn tinh khôi yên tĩnh nên âm thanh và hình ảnh còn rõ nét. Lúc học sinh đến đông hơn, ngôi trường càng sinh động với những âm thanh náo nhiệt và hình ảnh phong phú. “ Em” càng thêm yêu trường, thấy ngôi trường thấy ngôi trường thật thân thiết, gắn bó. ( 2 điểm)
- Nêu được tình cảm của em với ngôi trường. (1 điểm)
Đề 5
Câu 1(2 điểm): Cho đoạn văn sau: 
 “Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phớiNhững hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.”
 (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Như Trang)
Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn đoạn văn trên.
Đoạn văn có những từ nào là từ tượng hình?
Câu 2(1điểm): Xác định rõ kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong số các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt, lạnh giá.
Câu 3(1 điểm): Từ mỗi tiếng cho trước dưới đây, hãy tạo thành hai từ láy chỉ màu sắc: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen.
Câu 4(0.5 điểm): Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
 “Những hành khách quá mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu không hề vấy tay lại chú bé không quen biết ấy.”
Câu 5(1.5 điểm): 
 Trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, 
 Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con.”
 Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa gì đẹp đẽ?
Câu 6(4 điểm): Hãy tả con đường từ nhà em đến trường vào buổi sáng.
Đáp án 5
Câu 1(2 điểm):
Xác định đúng các từ đơn. từ ghép, từ láy trong đoạn văn: (1 điểm)
 - Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như. (0.5 điểm)
- Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ. (0.5 điểm)
- Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót. (0.5 điểm)
 b. Chỉ rõ 2 từ tượng hình: mềm mại, nhảy nhót (0.5 điểm)
Câu 2(1 điểm): Xác định đúng hai kiểu từ ghép:
 a. Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng ran, nóng giãy, lạnh toát, lạnh ngắt.(0.5 điểm)
 b. Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng nực, lạnh giá. (0.5 điểm)
Câu 3(1 điểm): Tạo được các từ láy đủ và đúng yêu cầu. Ví dụ:
- Đỏ: đo đỏ, đỏ đắn.
- Xanh: xanh xanh, xanh xao.
- Vàng: vàng vàng, vàng vọt.
- Trắng: trăng trắng, trắng trẻo.
- Đen: đen đen, đen đủi.
Câu 4(0.5 điểm): Xác định đúng chủ ngữ - vị ngữ câu sau:
 Những hành khách mệt mỏi vì suốt một ngày ngồi trên tàu/ không hề vẫy tay lại 
	CN VN
chú bé không quen biết ấy.
Câu 5(1.5 điểm): Nêu được ý nghĩa đẹp đẽ:
 Tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã lớn khôn, dù có đi hết cuộc đời (sống trọn cả cuộc đời), tình thương của mẹ đối với con như vẫn còn sống mãi, vẫn theo con để quan tâm, lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. Có thể nói tình thương của mẹ là tình thương bất tử!
Câu 6(4 điểm): Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh (tả con đường từ nhà em đến trường).
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn ngọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽ( Giám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ có thể trừ điểm.
 Tuần 6 Đề 6
Câu 1(1.5 điểm): Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a, Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b, Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c, Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Câu 2(1 điểm): Đặt câu với mỗi từ sau: lành nghề, khéo tay.
Câu 3( 1 điểm): Tìm các thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với các câu sau: 
a, Chịu thương chịu khó.
b, Muôn người như một.
Câu 4(1 điểm): Gạch bỏ những từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng: 
a, Chúng tôi đã đi qua nhiều đất nước.
b, Nhiều nguyên thủ quốc gia đã đến thăm Tổ quốc ta.
Câu 5(1.5 điểm)
	Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả Thanh Hải có viết:
 “ Đất nước bốn nghìn năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước”
	Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương về đất nước?
Câu 6(4 điểm): Tả cảnh đồng làng em vào một buổi sáng đẹp trời.
Đáp án đề 6
Câu 1(1.5 điểm):
+ Nhóm a:
- Từ lạc: Thợ rèn.
- Đặt tên cho nhóm là: chỉ nông dân.
+ Nhóm b:
- Từ lạc: thủ công nghiệp.
- Đặt tên cho nhóm là: chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp.
+Nhóm c:
- Từ lạc: nghiên cứu.
- Đặt tên cho nhóm là: chỉ giới tri thức.
Câu 2(1 điểm): Đặt câu:
- Ví dụ:
+ Bác Hòa/ là một người thợ thủ công lành nghề.
 CN	VN 
+Dì Hường/ đan nón rất khéo tay.
 CN VN
Câu 3(1 điểm): Các thành ngữ - tục ngữ đồng nghĩa với các câu sau là:
a, Thức khuya dậy sớm.
b, Đồng tâm hiệp lực.
Câu 4(1 điểm):
a, Từ dùng sai trong câu là đất nước.
Chữa lại: 
 	Chúng tôi đã đi qua nhiều nước.
b, Từ dùng sai trong câu là: Tổ quốc.
Chữa lại:
 	 Nhiều nguyên thủ quốc gia đã đến thăm đất nước ta.
Câu 5 ( 1,5 điểm)
	Đoạn văn học sinh viết phải đảm bảo các nội dung chính sau:
	Nhà thơ Thanh Hải có niềm tự hào sâu sắc về đất nước bốn nghìn năm lịch sử:
	+ Đất nước được nhân hóa như một bà mẹ hiền thảo, tần tảo, vất vả quanh năm.
	+Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Đất nước như vì sao”. Nghệ thuật so sánh gợi ra hình ảnh một đất nước tráng lệ, lung linh.
+ Dù có nhiều gian lao, vất vả song đất nước đang hướng đến tương lai. Đó cũng là niềm khẳng định, niềm tin tưởng chắc chắn mà tác giả bộc lộ qua dòng thơ. “Cứ đi lên phía trước”
Câu 6(4 điểm): Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh (tả cánh đồng làng em vào buổi sáng đẹp trời).
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn ngọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽ( Giám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ có thể trừ điểm.
Tuần 7 
 Đề 7
Câu 1(1 điểm):
 a, Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: nhỏ bé, sáng sủa, cao thượng, đoàn kết, cẩn thận.
 b, Chọn một cặp từ trái nghĩa nêu trên để đặt câu (Hai từ trái nghĩa cùng xuất hiện trong một câu).
Câu 2(1.5 điểm):
 Ghi lại 3 câu tục ngữ, thành ngữ có cặp từ trái nghĩa và nêu nghĩa của chúng.
Câu 3(1.5 điểm): Có thể viết các câu như dưới đây được không? Vì sao?
 a, Nam có mười quyển sách vở.
 b, Mẹ mua cho con 3 sách mẹ nhé!
Câu 4(2 điểm): Trong bài Vàm Cỏ Đông (Tiếng Việt 3, tập 1) nhà thơ Hoài Vũ có viết:
 “Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
 Và ăm ắp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
 Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Câu 5(4 điểm): Em yêu nhất cảnh vật nào trên quê hương mình? Hãy viết bài văn miêu tả ngắn (khoảng 20 dòng) nhằm bộc lộ tình cảm của em với cảnh đó.
Đáp án đề 7
Câu 1(1 điểm):
Tìm từ trái nghĩa: VD.
 	Nhỏ bé - to lớn
 	Sáng sủa - tối tăm
 	Cao thượng - thấp hèn
 	Đoàn kết- chia rẽ
 	Cẩn thận- cẩu thả
Đặt câu: ví dụ.
Cô ấy đang vui vẻ bỗng trở nên buồn bã.
Câu 2(1.5 điểm):
Ba câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa và nêu nghĩa của chúng. 
Ví dụ:
“Chân cứng đá mềm”: Ý nói sức lao động của con người chiến thắng mọi khó khăn.
 b.“Người đi kẻ lại”: Chỉ sự tấp nập.
c.”Sáng nắng chiều mưa”: Chỉ sự thất thường (của thời tiết hay tính cách của ai đó).
Câu 3(1.5 điểm):
 Không thể viết các câu như đã dẫn ra ở đề bài, bởi vì:
- Ở câu a, từ “sách vở” có nghĩa tổng hợp, nên không đứng sau từ “quyển”. Có thể sửa lại: Nam có 10 quyển sách.
- Ở câu b, từ “sách” không kết hợp trực tiếp với từ chỉ loại như: quyển, cuốn
( tạo thành: quyển sách, cuốn sách). Có thể sửa lại: Mẹ mua cho con ba quyển sách, mẹ nhé!
Câu 4(2 điểm): 
	Đoạn văn viết nêu được những ý cơ bản sau:
- Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho ruộng lúa, vường cây xanh tươi, đầy sức sống.Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
 - Nước sông đầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàng chia sẻ ( trang trải đêm ngày) cho những đứa con , cho cả mọi người.
	- Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Câu 5 (4điểm): 
	Bài viết có độ dài tối thiểu khoảng 20 dòng; viết đúng thể loại văn miêu tả. Nội dung bài cần chú ý:
- Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân em yêu thích nhất ( cây đa, mái đình, dòng sông, bến nước,)
- Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc cụ thể nêu thành những ý riêng).
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ chính xác, viết câu không sai ngữ pháp, chính tả; trình bày sạch sẽ.
Tuần 8 Đề 8
Câu 1(1.5 điểm): Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “chạy”, hãy đặt một câu: a, Dời chỗ bằng chân với tốc độ cao.
b, Tìm kiếm.
c, Trốn tránh.
d, Vận hành, hoạt động.
e, vận chuyển.
Câu 2(1.5 điểm): Xác định nghĩa của từ in đậm trong các cụm từ, câu dưới đây, rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: Nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a. Lá bàng đang đỏ ngọn cây.(Tố Hữu)
 	- Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng).
b.Quả cau nho nhỏ; Cái vỏ vân vân. (ca dao).
 	 - Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.
Câu 3(1 điểm): Tìm từ dùng sai trong từng câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
a. Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
b. Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố.
Câu 4(2 điểm):
	Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng Việt 2, tập một), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viết
 Gió đưa thoảng hương nhài
 Nắng ghé vào cửa lớp
 Xem chúng em học bài.”
Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh?
Câu 5 (4 điểm):
 Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp do con người tạo nên. Hãy tả một cảnh đẹp đó trên quê hương em hoặc nơi em đã từng đến.
 Đáp án đề 8
Câu 1( 1.5 điểm ): Đặt câu theo yêu cầu của đề bài :
a. Tôi chạy từ nhà đến trường.
b. Gia đình bác ấy chạy ăn từng bữa.
c. Hôm bọn giặc ở trên đồn đánh xuống, cả làng tôi dáo dát chạy.
d, Đồng hồ này chạy chậm hai phút.
e. Mưa ào xuống, tôI không kịp chạy các thứ phơi ở sân vào nhà.
Câu 2 (1.5 điểm):
a.- Trong câu: Là bàng đang đỏ ngọn cây. (Từ lá chỉ: “bộ phận của cây, mọc ở cành, thân; có hình dẹt, màu lục”). Nghĩa này là nghĩa gốc.
- Trong câu: Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Từ lá chỉ: “Những vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”).
b. - Trong câu: Quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân.(Từ quả chỉ: “Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt”). Đây là nghĩa gốc.
- Trong câu: Quả đất là ngôi nhà chung của chúng ta.(Từ quả chỉ: “Những vật có hình giống như quả cây”). Đây là nghĩa chuyển.
Câu 3 (1 điểm): 
a. (0.5 điểm): Từ dùng sai: Tố cáo
Sửa lại: Chúng ta cần phê phán những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
b.(0.5 điểm): Từ dùng sai: Bao phủ.
Sửa lại: Không khí nhộn nhịp tràn ngập thành phố.
Câu 4 (2 điểm):
	Đoạn văn cần nêu được biện pháp nghệ thuật nổi bật: nhân hóa
	- Nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong khổ: cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh ( làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhảy cũng muốn ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài).
Câu 5 (4 điểm): Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh (tả một cảnh đẹp do con người tạo ra. Ví dụ : ngôi chùa, ngọn tháp, khu đền ( lăng, đài tưởng niệm) cây cầu, công trình văn hóa hoặc thể thao,)
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn ngọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽ( Giám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ có thể trừ điểm.
 Tuần 9 
 Đề 9
Câu 1 (1 điểm): Cho câu sau:
 Con cả con hai cả hai con đều là con cả.
 1 2
 Trong câu trên “ con cả 1” mang nghĩa gì? “con cả 2” có thể mang hai nghĩa đồng âm nào?
Câu 2 (1 điểm): Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm:
a. Từ “lồng”.
b.Từ “cô”.
Câu 3 (1 điểm): Thêm các bộ phận trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động:
a. Gió thổi.
b. Lá rụng.
Câu 4 (1 điểm): Nhận xét chỗ sai của mỗi câu sai và viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt:
a. Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
b. Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Câu 5( 2 điểm ): “ Con đi trăm núi ngàn khe
 Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”.
 Theo em, trong câu thơ trên “trăm” có bằng 99+1 và “ngàn” có bằng 999+1 hay không? Vì sao?
Câu 6 ( 2 điểm ): Hãy tả một đêm trăng đẹp để lại trong em một ấn tượng sâu sắc.
Đáp án đề 9
Câu 1(1 điểm):
- “Con cả” 1: mang nghĩa con đầu.
- “Con cả” 2: mang 2 nghĩa:
 + Nghĩa 1: chỉ con đầu.
 + Nghĩa 2: Chỉ cũng đều là con.
Câu 2(1 điểm): Đặt câu- Ví dụ:
a. Từ “ lồng”:
- Con ngựa lồng lên.
- Tôi rất thích cái lồng chim này.
b. Từ “cô”:
- Nó chào cô lí nhí.
- Cần phải cô lại thành một bát.
Câu 3(1 điểm): Thêm vào mỗi câu ít nhất một trạng từ, một định ngữ, một bổ ngữ vào mỗi câu dưới đây để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động:
Ví dụ:
	a. Ngoài trời, gió lạnh thổi ào ào.
 TN ĐN BN 
	b. Mùa thu, lá khô rụng đầy vườn.
 TN ĐN BN
Câu 4 ( 1 điểm):
	Nêu đúng chỗ sai và viết lại câu đúng ngữ pháp, cụ thể:
Câu a: Chưa có 2 bộ phận chính của câu( CN, VN) – chỉ có thẻ làm trạng ngữ của câu.
Có thể sửa: Bỏ từ khi và viết lại: Những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Hoặc, thêm CN, VN để thành câu: Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non, Cây cối trong vườn lại thêm sức sống mới.
Câu b: Thiếu vị ngữ, mới có chủ ngữ của câu.
Có thể sửa : Thêm vị ngữ cho câu; ví dụ:
Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng đều in đậm bao kỉ niệm thân thương.
Câu 5( 2 điểm
	Trong câu thơ này, trăm không phải là con số chính xác 99 +1 và ngàn không phải là 999+ 1. Trăm và ngàn ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, chỉ số nhiều. Dòng thơ Con đi trăm núi ngàn khe muốn nói: con đã đi qua rất nhiêu núi, nhiều khe, đã vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ trên những dặm đường kháng chiến.
Câu 6 (4 điểm): Học sinh viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đúng thể loại văn miêu tả, kiểu văn tả cảnh (tả một đêm trăng đẹp đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.).
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, thân bài. kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết khoảng 12 đến 15 câu trở lên.
- Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, câu văn ngắn ngọn, dùng từ chính xác, trình bày sạch sẽ( Giám khảo đọc kĩ đề bài, phát hiện khuyến khích bài viết có tính sáng tạo, biết lồng cảm xúc trong miêu tả).
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, vể diễn đạt và chữ có thể trừ điểm.
Tuần 10 
 Đề 10
Câu 1(1 điểm): Hãy chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của tiếng “thắng” trong các câu sau:
Thắng cảnh tuyệt vời.
Chiến thắng vĩ đại.
Thắng nghèo nàn lạc hậu.
Thắng bộ quần áo mối để đi chơi.
Câu 2(1 điểm): Đặt câu để phân biệt các từ động âm: kính, sáo.
Câu 3(1 điểm): Viết lai cho rõ nội dung từng câu dưới đây ( có thể thêm một vài từ):
Vôi của tôi tôi tôi.
Trứng của bác bác bác.
Câu 4(1 điểm): Hai câu dưới đây có phảI là câu sai không? Vì sao? Nừu là câu sai thì sửa lại thế nào cho đúng?
a.Thầy rất mong em thu xếp thời gian tới dự đầy đủ.
b.Cô ấy ngậm ngùi, cúi xuống để giấu giọt nước mắt đang rơI lã chã.
Câu 5 ( 4 điểm)
 “Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín
 Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
 Muôn triệu tin chờchim cũng nín
 Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
 Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
 Người đứng trên đài, lặng phút giây 
 Trong đàn con đó, vẫy hai tay
 Cao cao vầng tránNgười đôI mắt 
 Độc lập bây giờ mới thấy đây!” 
 (Theo chân Bác_Tố Hữu) 
 Dựa vào nội dung bài thơ và bằng chí tưởng tượng của mình, em hãy tả lại quang cảnh quảng trường Ba Đình, Hà Nội trong ngày Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên xuất hiện trước quần chúng nhân dân đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam (2-9-1845).
 Đáp án đề 10 
Câu 1(1 điểm): Nêu được sự khác nhau về nghĩa của tiếng “thắng”trong mỗi cụm từ ngữ:
a. Thắng cảnh tuyệt vời.(thắng có nghĩa là đẹp).
b. Chiến thắng vĩ đại.(thắng có nghĩa là giành được phần hơn)
c. Thắng nghèo nãn lạc hậu.(Thảng có nghĩa là vượt qua, khắc phục được khó khăn, gian khổ)
d. Thắng bộ quần áo mới để đI chơI.(Thắng có nghĩa là mặc, trưng diện)
Câu 2(1 điểm)
+ - Em tớ mới tám tuổi đã phải đeo kính.
ở trường các em phảI kính thầy yêu bạn.
+ - Con sáo này có bộ lông rất mượt.
- Đinh Thần là một nghệ sĩ sáo tài ba.
Câu 3(1điểm):
Từng câu này có thể được v

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_TIENG_VIETTH_KIM_DONG.doc