PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 Họ và tên: ................................................... Môn: Vật lí lớp 6 SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Trong suốt thời gian sôi của chất lỏng, nhiệt độ của chất lỏng .. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt ...... Câu 2: (2 điểm) Sự bay hơi là gì? Sự nóng chảy là gì? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 3: (2 điểm) Một người thợ đúc một cái tượng bằng đồng. Những công việc cơ bản mà người thợ phải thực hiện theo trình tự nào (về mặt vật lí). Câu 4: (1 điểm) Khi lát ván làm sàn nhà, tại chỗ sát với chân tường người ta không lắp những tấm ván khít chặt vào tường mà để lại một khe hở nhỏ nhất định ? Làm như vậy để làm gì ? Câu 5: (3 điểm) Nhiệt độ ( 0C ) 120 100 80 60 40 0 5 10 15 20 Thời gian ( phút ) Hình trên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến đựng trong một ống nghiệm được đun nóng liên tục. Mô tả hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm trong các khoảng thời gian: - Từ phút 0 đến phút thứ 5. - Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15. - Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: ( 2 điểm) không thay đổi (1 đ) khác nhau; giống nhau (1 đ) Câu 2: ( 2 điểm) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. (0,5đ) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. (0,5 đ) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.(1 đ) Câu 3: ( 2 điểm) Những công việc người thợ phải làm: Nấu chảy kim loại – Rót kim loại đang ở thể lỏng vào khuôn – làm nguội để kim loại đông đặc. Câu 4: ( 1 điểm) Tạo khe hở sát tường để khi dãn nở nó không gây ra lực lớn. Nếu đặt các tấm ván sát nhau và sát với tường thì khi dãn nở nó bị ngăn cản nên gây ra lực lớn có thể làm sàn gỗ bị cong, vênh. Câu 5: ( 3 điểm) Từ phút 0 đến phút thứ 5: (1 đ) + Băng phiến tăng nhiệt độ từ 400C đến 800C. + Băng phiến ở thể rắn. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15: (1 đ) + Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang. + Băng phiến ở thể rắn và thể lỏng. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 20: (1 đ) + Băng phiến tăng nhiệt độ từ 800C đến 1200C. + Băng phiến ở thể lỏng. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng. Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: