Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 986Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 môn: Vật lí 6 thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÍ 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
------------------------------------------------------------------------------------------------------	 (Đề gồm 01 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm ) 
] Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 1 đến 6.
Câu 1. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí.	B. Rắn, khí, lỏng.
C. Rắn, lỏng, khí.	D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 2. Người ta ứng dụng tính chất của băng kép vào việc
A. đóng ngắt tự động mạch điện.	B. đo nhiệt độ của chất rắn bất kỳ. 
C. đo nhiệt độ của của chất lỏng.	D. đo trọng lượng của vật. 
Câu 3. Hai chiếc li xếp chồng lên nhau, lâu ngày sẽ bị dính chặt lại. Để tách chúng ra, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Đổ nước nóng vào li trong.	B. Hơ nóng li ngoài.
C. Bỏ cả hai li vào nước nóng.	D. Bỏ cả hai li vào nước lạnh.
Câu 4. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
	A. Đúc một cái chuông đồng.	B. Đốt một ngọn đèn dầu. 
	C. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.	D. Đốt một ngọn nến.
Câu 5. Việc sản xuất muối từ nước biển đã ứng dụng hiện tượng 
A. ngưng tụ.	B. bay hơi.	C. đông đặc.	D. nóng chảy.
Câu 6. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là 
 A. sự ngưng tụ.	B. sự bay hơi.	C. sự đông đặc.	D. sự nóng chảy.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm ) 
Câu 7. (2,0 điểm) 
a. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
b. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu 8. (2,5 điểm)
a. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào? 
b. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá?
Câu 9. (1,5 điểm)
Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây.
a. Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy?
b. Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút?
c. Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?
Câu 10. (1,0 điểm)
Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu?
---------Hết---------
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÍ 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
B
B
B
A
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu
ý
Nội dung
Thang điểm
7
a
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
0,5
0,5
b
- Để tránh trường hợp: Khi nhiệt độ nơi sản xuất chai nước ngọt thấp hơn nơi bảo quả nước ngọt làm thể tích nước ngọt trong chai nở ra có thể làm vỡ chai hoặc bật nắp, khó bảo quản được lâu.
1
8
a
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào:
+ Gió
+ Nhiệt độ
+ Diện tích mặt thoáng
0,5
0,5
0,5
b
- Để giảm diện tích mặt thoáng của lá nhờ đó hạn chế sự bay hơi nước qua lá, cây giữ nước được lâu (giúp dễ đâm chồi mới)
1
9
a
+ 00c
0,5
b
+ Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 ( 3 phút )
0,5
c
+ Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1
0,5
10
+ Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở. 
+ Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.
0,5
0,5
* Lưu ý: Học sinh có cách giải khác, nếu đúng vẫn cho theo thang điểm.
______ Hết ______

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKII_mon_VL6_1516.doc