PHÒNG GD ĐT NHA TRANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm) Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Về bài thơ Quê hương (Tế Hanh), thực hiện những yêu cầu sau: Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả con thuyền lúc ra khơi và con thuyên trên bến. (1 điểm) Phát hiện và chỉ ra cái hay của biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ miêu tả con thuyền trên bến (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian phát đề) (Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào giấy làm bại) Câu 1: Thông qua cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Nhớ rừng, Thế Lữ gửi gắm: A. Khát vọng thoát ly thực tại C. Tâm sự yêu nước thầm kín B. Nỗi tiếc nuối quá khứ huy hoàng D. Nỗi nhớ quê nhà tha thiết Câu 2: Hình ảnh, chi tiết xuất hiện trong bài thơ Quê hương (Tế Hanh): Câu 3: Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ Khi con tu hú đã đánh thức trong tâm hồn tác giả Tố Hữu: A. Cảm xúc về gia đình C. Cảm xúc về tình yêu B. Cảm xúc về thiên nhiên D. Cảm xúc về tuổi thơ Câu 4: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng-Hồ Chí Minh): A. Uất ức vì bị giam cầm trong tù B. Bất mãn vì hoàn cảnh khắc nghiệt ở chốn lao từ C. Buồn tủi khi xa gia đình, quê hương D. Rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên Câu 5: Bức chân dung tinh thần của Bác Hồ qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó: A. Mong muốn được làm bạn với thiên nhiên B. Trăn trở, lo âu về vận mệnh đất nước C. Niềm vui hòa hợp với thiên nhiên và cuộc đời cách mạng D. Hiên ngang, bất khuất trước khó khăn, thử thách Câu 6: Điểm giống nhau của văn bản Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (Bình Ngô đại Cáo – Nguyễn Trãi) A. Khát vọng về nền thái bình, thịnh trị B. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng trước kẻ thù xâm lước C. Niềm tự hào về độc lập, truyền thống của dân tộc D. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc Câu 7: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Tẩu lộ (Đi đường): A. Rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên C. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại B. Khát vọng tự do cháy bỏng D. Lòng kiên định với lý tưởng cách mạng Câu 8: Qua văn bản Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp nêu lên mục đích chân chính của việc học là A. Học để chứng tỏ sự tài giỏi của bản thân B. Học để làm rạng danh dòng tộc C. Học để mưu cầu danh lợi D. Học để làm người có đạo đức, có tri thức Câu 9: Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. (Hồ Chí Minh) Gọi tên hành động nói trong câu văn trên: A. Hành động trình bày C. Hành đông bộc lộ cảm xúc B. Hành động điều khiển D. Hành động hứa hẹn Câu 10: Từ Triệu, Đinh Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Trật tự từ của mỗi câu trên có tác dụng A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật D. Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói Câu 11: Câu có ý nghĩa phủ định: A. Ai chẳng làm việc chăm chỉ C. Không ai không đọc cuốn sách đó B. Chẳng ai tin câu chuyện hoang đường này D. Ai chẳng muốn đi thăm quan Câu 12: -Anh làm gì đấy? Mở của A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật
Tài liệu đính kèm: