MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 6 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng MĐT Cộng TN TL TN TL Thấp Cao 1. Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập. - Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I. - Nhận biết các sự kiện tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. - Cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian dài nhất. - Những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ 6 1,5 15% 1 0,25 2,5% 1 3 30% 8 4,75 37.5% 2. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X. Nhận biết các sự kiện tiêu biểu. Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng. Đầu thế kỉ X Nhà Nam hán mấy lần tấn công sang nước ta. Lý giải được chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 4 1 10% ½ 3 30% 1 0,25 2,5% 1/2 1 10% 6 5,25 52,5% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tổng số tỉ lệ: 10 2,5 25% ½ 3 30% 2 0,5 5% 1 3 30% 1/2 1 10% 14 10 100% PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II THÀNH PHỐ CẨM PHẢ NĂM HỌC 2015 -2016 TRƯỜNG THCS DƯƠNG HUY MÔN: LỊCH SỬ 8 Thời gian: 45 phút Phần A: Trắc nghiệm khách quan: ( 3,0 điểm). I : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( 1,5 điểm). Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành: A/ Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. B/ Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. C/ Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm. D/ Một quận là Châu Giao. Câu 2: Năm 34, Tô Định được cử sang làm thái thú ở quận: A/ Quận Giao Chỉ. B/ Quận Cửu Chân. C/ Quận Nhật Nam. D/ Quận Hợp Phố. Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm: A/ Mùa xuân năm 43. B/ Mùa xuân năm 42. C/ Mùa xuân năm 41. D/ Mùa xuân năm 40. Câu 4. Trong những cuộc khởi nghĩa sau đây cuộc khởi nghĩa nào tồn tại trong thời gian dài nhất? A/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B/ Khởi nghĩa Bà Triệu. C/ Khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân. D/ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Câu 5. Khúc Thừa Dụ được nhà Đường công nhận làm Tiết độ xứ An Nam đô hộ vào năm nào? A/ Năm 905. B/ Năm 906. C/ Năm 907. D/ Năm 908. Câu 6: Đầu thế kỉ X Nhà Nam hán mấy lần tấn công sang nước ta? A/ Một lần. B/ Hai lần. C/ Ba lần. D/ Bốn lần. II. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B sao cho đúng ( 1,5 điểm) Thời gian(cột A) Sự kiện( cột B) Trả lời 1. Năm 542 a. Lý Bí lên ngôi hoàng đế. 1. nối với.. 2. Năm 544 b. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. 2.nối với.. 3. Năm 603 c. Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. 3.nối với.. 4. Năm 917 d. Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Tống Bình. 4.nối với.. 5.Năm 930 e. Khúc Hạo mất Khúc Thừa Mỹ lên thay. 5.nối với.. 6. Năm 931 f . Quân Nam Hán sang nước ta. 6.nối với.. Phần B: Tự luận ( 7 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? Câu 2 ( 4,0 điểm) Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng? Vì sao nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GD&ĐT ĐÁP ÁN ĐỀ Trường THCS Dương Huy MÔN: LỊCH SỬ 6 0,75 ĐÁP ÁN ĐIỂM A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 3 I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm) 1. B; 2. A; 3. D; 4. C; 5. B; 6. B Mỗi câu đúng/0,25đ II. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện cột B 1 nối với b; 2 nối với a; 3 nối với c; 4 nối với e; 5 nối với f; 6 nối với d Mỗi câu đúng/0,25đ B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 7 Câu 1: những thành tựu về văn hóa, kinh tế của Chăm Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X: * Kinh tế: - Trồng trọt: Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. - Khai thác rừng, đánh cá. - Trao đổi buôn bán với nước ngoài. * Văn hoá: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ ấn Độ. - Tôn giáo: Theo đạo bà La Môn và đạo phật. - Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau. - Kiến trúc: +Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa Mĩ Sơn. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2: * Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng a/Diễn biến: - Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. - Nquyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên. - Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại. b- Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi. 0,75 0,75 0,75 0,75 *Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc: Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian dài nữa nhưg ko dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ 3. Với chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến Trung Quốc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc 1
Tài liệu đính kèm: