PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 -2015 Môn: VẬT LÝ 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Cận thị học đường là tình trạng học sinh bị cận thị do nguyên nhân đọc sách báo, xem tivi, sử dụng máy vi tính gần mắt lâu và thường xuyên, nhất là trong điều kiện ánh sáng không phù hợp. Em hãy cho biết: a. Người bị tật cận chỉ nhìn rõ được những vật ở đâu và không nhìn rõ được những vật ở đâu? b. Một học sinh bị cận thị có điểm cực viễn CV nằm cách mắt 50 cm. Để khắc phục tật cận thị, học sinh này phải đeo loại thấu kính gì? Có tiêu cự là bao nhiêu? Cho rằng kính được đeo sát mắt. c. Hãy nêu hai biện pháp mà em biết để hạn chế việc xuất hiện và tăng nặng tật cận thị nơi mỗi học sinh. Câu 2: (1 điểm) Nêu hai ví dụ về nguồn phát ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ. Câu 3: (1,5 điểm) Thế nào là ánh sáng đơn sắc, ánh sáng phức tạp? Ánh sáng trắng của Mặt trời là ánh sáng đơn sắc hay ánh sáng phức tạp. Vì sao? Câu 4: (1,5 điểm) Kính lúp là gì? Hãy nêu công dụng của kính lúp? - Có 2 loại kính lúp, trên vành kính có ghi 3X, 5X. Em hãy cho biết dùng kính nào quan sát được ảnh của một vật lớn hơn? Tính tiêu cự của kính đó. Câu 5: (2 điểm) Người ta cần truyền tải từ nhà máy điện một công suất 106 W bằng đường dây dẫn có điện trở tổng cộng R =5Ω, hai đầu dây dẫn có hiệu điện thế xoay chiều là U = 5000V. a. Tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. b. Nếu tăng hiệu điện thế hai đầu đường dây từ giá trị U lên đến U’= 50000V, người ta dùng một máy biến thế đặt ở đầu đường dây. Cho biết số vòng dây cuộn thứ cấp của máy biến thế này là 20000 vòng. Hãy tìm số vòng dây cuộn sơ cấp? Câu 6: (2 điểm) Một vật AB cao 3cm đặt trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng 9cm. Tiêu cự của thấu kính là 12cm. a. Dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính. (Không cần đúng tỉ lệ) b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 -2015 Môn: VẬT LÝ 9 Câu 1 (2 đ) Người cận thị nhìn rõ được những vật ở gần ,không nhìn rõ được những vật ở xa. (0,5đ) Để khắc phục học sinh phải đeo TKPK – có tiêu cự 0F= OCV =50 cm (0,5đ-0,5đ) Biện pháp: đúng (0,5đ) Không đọc sách nơi thiếu ánh sáng, không sử dụng máy vi tính quá 2h.. Câu 2 ( 1đ) Nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt trời, đèn dây tóc (0,5đ) Cách tạo ra ánh sáng đỏ: Dùng đèn LED, dùng tấm lọc màu đỏ chắn trước ánh sáng trắng. (0,5đ) Câu 3 (1,5đ) Chùm ánh sáng đơn sắc đi qua lăng kính không bị đổi màu. (0,5đ) Chùm ánh sáng phức tạp đi qua lăng kính bị phân tích thành nhiều chùm sáng đơn sắc có màu khác nhau. (0,5đ) Ánh sáng Mặt trời là ánh sáng phức tạp vì ánh sáng Mặt trời qua lăng kính đã được phân tích thành các ánh sáng màu ( thành 7 màu từ đỏ đến tím) (0,5đ) Câu 4 ( 1,5đ) Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (0,25đ) dùng để quan sát các vật nhỏ hay các chi tiết nhỏ trên một vật. (0,25đ) Dùng kính lúp có số bội giác 5X để quan sát thì thấy ảnh lớn hơn (0,5đ) Tiêu cự : G = (cm) (0,5đ) Câu 5 (2 đ) Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây. Php=P 2 = (W) (0,5đ-0,5đ) Số vòng dây cuộn sơ cấp. (vòng) (0,5đ- 0,5đ) Câu 6 ( 2 đ ) Dựng ảnh đúng ( 1 đ) ( nếu thiếu hơn 1 mũi tên mô tả chiều truyền ánh sáng trừ 0,5đ. Nếu có hơn 1 đoạn thẳng vẽ sai qui ước liền hay đứt nét trừ 0,5đ) Xét 2 tam giác đồng dạng: ABO và A’B’O (1) (0,25 đ) Xét hai tam giác đồng dạng : IOF’ và B’A’F’ (2) (0,25 đ) Mà OI = AB A’F’ = OF’ + OA’ Từ ( 1) và (2) è (0,25đ) è (cm) (0,25đ) Hết
Tài liệu đính kèm: