Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý lớp: 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý lớp: 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý lớp: 8 thời gian: 45 phút năm học: 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN
Họ và tên: .....................
Lớp: ................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: VẬT LÝ LỚP: 8
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2015 - 2016
ĐỀ CHẴN
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Khoanh tròn vào đáp án đúng.
1. Cho một cục đường phèn. Có cách nào làm cho cục đường phèn tan vào nước nhanh nhất?
A. Đập nhỏ cục đường phèn. 
B. Cho cục đường phèn vào nước sôi.
C. Lấy muỗng khấy đường mạnh trong nước.
D. Đập nhỏ cục đường phèn, cho đường phèn vào nước sôi và lấy muỗng khấy mạnh.
2. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt :
A. Chỉ của chất khí. B. Chỉ của chất lỏng.
C. Chỉ của chất khí và chất lỏng. D. Của cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
3. Bộ phận nào sau đây hoạt động không dựa trên hiện tượng đối lưu?
A. Ông khói nhà máy. B. Ông bô xe gắn máy.
C. Bóng đèn ở chiếc đèn dầu. D. Cả ba bộ phận trên.
4. Nói chì có nhiệt dung riêng là 130J/kg.K có nghĩa là :
A. Khi 1kg chì giảm nhiệt độ đi 10C thì nó tỏa ra một nhiệt lượng là 130J
B. Để nhiệt độ của 1kg chì tăng thêm 1K thì cần truyền cho nó một nhiệt lượng là 130J.
C. Khi 1kg chì tăng nhiệt độ thêm 1K thì nó nhận 1 một nhiệt lượng là 130J.
D. Cả A, B, C đều đúng.
5. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng do một vật có khối lượng m thu vào? 
A. Q = m.c.êt với êt là độ giảm nhiệt độ. 
B. Q = m.c.êt với êt là độ tăng nhiệt độ.
C. Q = m.c.(t1 – t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùng.
D. Q = m.q với q là năng suất tỏa nhiệt.
6. Một người kéo một gầu nước có trọng lượng 15N từ giếng sâu 8m hết 1 phút. Công suất của người đó là: 
A. 15 W B. 2,5 W C. 8 W D. 2 W
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM)
Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm biến đổi nhiệt năng và cho ví dụ minh hoạ cho mỗi cách? (2 đ)
2. Tại sao về mùa đông, nếu mặc nhiều áo mỏng ta có cảm giác ấm hơn so với mặc một chiếc áo dày? (1đ)
3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 260g đựng 2,25lít nước ở 280C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K, của nước là C2 = 4200J/kg.K. (3 đ)
4. Cần đổ bao nhiêu lít nước sôi vào bao nhiêu lít nước lạnh ở 200C để có 10 lít nước ấm ở 400C? (1 đ)
TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN
Họ và tên: .....................
Lớp: ................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II 
MÔN: VẬT LÝ LỚP: 8
Thời gian: 45 phút
Năm học: 2015 - 2016
ĐỀ LẺ
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Hiện tượng khuyếch tán xảy ra trong:
A. Chất khí. B. Chất lỏng 
C. Chất rắn D. Cả A, B, C đều đúng.
2. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là:
A. Nhiệt lượng	 B. Nhiệt kế	C. Nhiệt năng	 D. Nhiệt độ
3. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là: 
A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg.K. 
B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nhôm tăng lên 10C là 880J. 	
C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg. 	
D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J
4. Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 lên nhiệt độ t2?
A. Q = mc(t2 – t1) B. Q = mc(t1 – t2)
C. Q = m/c(t2 – t1) C. Một công thức khác.
5. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. nhiệt năng của miếng sắt giảm. 
C. nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. nhiệt năng của nước giảm.	
6. Một người kéo một gầu nước có trọng lượng 10N từ giếng sâu 7,5m hết 0,5 phút. Công suất của người đó là:
A. 15 W B. 2,5 W C. 4 W D. 5 W
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM)
1. Hãy nêu các hình thức truyền nhiệt mà em biết? Trong các hình thức đó hình thức truyền nhiệt nào không xảy ra được trong chân không? (2 đ)
2. Tại sao khi rót nước sôi vào vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?(1 đ)
3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng 1,75lít nước ở 240C.Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K, của nước là C2 = 4200J/kg.K. (3 đ)
4. Cần đổ bao nhiêu lít nước sôi vào bao nhiêu lít nước lạnh ở 200C để có 8 lít nước ấm ở 600C? (1 đ)
ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM CHẤM
Đề thi học kì II môn vật lí 8
A. Đề chẵn
I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
B
D
B
D
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM)
1. 
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.(1 đ)
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. (0,5 đ)
- Nêu 2 VD: ...................(0,5đ)
2. Nếu mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.(1đ)
3. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: Q1 = .......... = 0,26.880.72 = 16473,6J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: Q2 = .......... = 2,25.4200.72 = 680400J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là: Q = Q1 +Q2 = ............... = 696873,6J (1đ)
4. Lí luận để ra các pt
m1 + m2 = 10 (0,25đ) 
m1 . c.(100 – 40) = m2.c. (40-20) (0,25đ)
Giải hệ pt ra kết quả m1 = 2,5kg m2 = 7,5kg (0,25đ) 
Kết luận V1 = 2,5l V = 7,5l (0,25đ) 
ĐỀ LẺ
I. TRẮC NGHIỆM: 3điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
A
D
A
B
B
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN. (7 ĐIỂM)
Các hình thức truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. (1đ).
 Trong các hình thức đó thì dẫn nhiệt và đối lưu không xảy ra được trong chân không?(2 đ)
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong cốc nước nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó lớp thủy tinh ở thành ngoài cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra nên cốc dễ bị vỡ. (0,5đ) 
Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì đặt vào trong cốc một chiếc thìa bằng kim loại rồi rót nước từ từ vào thìa đó.(0,5 đ)
3. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: 
 Q1 = .......... = 0,24.880.76 = 16051,2J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: 
 Q2 = .......... = 1,75.4200.76 = 558600J (1đ)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là: 
 Q = Q1 +Q2 = ............... = 574651,2J (1đ)
4. Lí luận để ra các pt 
m1 + m2 = 8 (0,25đ) 
m1 . c.(100 – 60) = m2.c. (60-20) (0,25đ)
Giải hệ pt ra kết quả m1 = 4kg m2 = 4 kg (0,25đ) 
Kết luận V1 = 4l V2 = 4l (0,25đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_DA_vl8_hkII_2016.doc